Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-01-2019]
Sư phụ Lý Hồng Chí giảng,
Kiên định
Giác ngộ giả xuất thế vi tôn
Tinh tu giả tâm đốc viên mãn
Cự nạn chi trung yếu kiên định
Tinh tấn chi ý bất khả chuyển
Tạm diễn nghĩa:
Kiên định
Người giác ngộ là lấy điều xuất thế làm tôn quý
Người tu chuyên tâm [tinh thuần] là đặt tâm vững chắc vào viên mãn
Trong nạn lớn cần kiên định
Ý chí tinh tấn không thể thay đổi
(Kiên định – Hồng Ngâm II)
Tôi ngộ ra lòng từ bi của Sư phụ và những gì Sư phụ đã gánh chịu cho chúng ta. Thời gian có thể làm bào mòn lòng nhiệt tình của một cá nhân nhưng không thể thay đổi được nguyện ý học Pháp và tu luyện. Trong quá trình tu luyện, chúng ta phải hoàn toàn tu khứ tất cả những ý niệm bất hảo, những hành vi xấu và những chấp trước.
Trong hoàn cảnh tu luyện của chúng ta hiện nay, chúng ta sẽ phải đối mặt với những cám dỗ như TV, máy tính và điện thoại thông minh. Nếu chúng ta không tự ước thúc bản thân khi dùng những thiết bị của người ngoài hành tinh này, chúng sẽ trở thành một hình thức can nhiễu.
Sư phụ giảng,
“Đó là kỹ thuật của người hành tinh khác, ma đang lợi dụng chúng, dụ dỗ chư vị, khiến chư vị buông bỏ tất cả những gì của chư vị, dành hết [vào nó]. Lãng phí sinh mệnh của chư vị, chư vị còn không buông nó ra nổi! Từ góc độ làm người mà nhìn chư vị đã là không đúng, huống là tu luyện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)
Khi tôi học Pháp, tôi tự nhủ rằng tôi phải tập trung vào những gì đang đọc và thanh lý bất kỳ can nhiễu đến từ những ý nghĩ lung tung hoặc từ những thiết bị của người ngoài hành tinh. Nếu bảo trì chủ ý thức mạnh, tôi sẽ không bị ảnh hưởng. Chúng ta phải đặt tâm vào việc tập trung học Pháp.
Sư phụ giảng:
“Nếu muốn học Pháp thật tốt, chỉ có là không ôm giữ bất kể mục đích nào mà học thì mới đúng.” (Học Pháp – Tinh tấn yếu chỉ)
Từ cơ điểm này, tôi ngộ rằng trong khi học Pháp, một cá nhân không nên có tâm truy cầu và nên học với tâm thanh tỉnh. Thông qua học Pháp tinh tấn, cá nhân ấy có thể nhận ra những ý niệm nào nên giữ lại và những ý niệm nào nên thanh lý. Chúng ta sau đó sẽ tự nhiên hiểu được những gì nên làm và không nên làm, và đối đãi như thế nào với xung đột.
Học Pháp thường xuyên và tu luyện tinh tấn, Sư phụ và các chính thần sẽ trợ chúng giúp ta thanh lý những chấp trước và đề cao về mọi phương diện.
Học thuộc Pháp
Sư phụ giảng,
“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm.” (Bài giảng thứ Chín, Chuyển Pháp Luân)
“Một cá nhân cũng giống như một đồ chứa, chứa vào cái gì thì thành cái đó, chư vị mang chứa Pháp vào, thì sẽ đồng hóa với Pháp; chư vị chứa đất vào, thì sẽ là đất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore [1998])
Theo thể ngộ của tôi, chép tay và học thuộc Pháp mang lại lợi ích to lớn và là phương cách ép nhập bài giảng vào trong tâm. Tiến trình học thuộc Pháp có thể thanh lý những ý niệm bất hảo và những can nhiễu từ bên ngoài. Nó có thể dẫn dắt những hành vi của chúng ta đáp ứng với những tiêu chuẩn của người tu luyện một cách tự nhiên.
Vì sao chúng ta có xu hướng thêm từ hoặc sót chữ khi học thuộc Pháp hoặc khi chép Pháp? Tôi nghĩ rằng đó là do chủ ý thức của chúng ta không đủ mạnh, hoặc những vật chất như nghiệp tư tưởng và chấp trước nhân tâm đang can nhiễu chúng ta.
Bất kể có những can nhiễu gì đi nữa, tôi sẽ không bao giờ từ bỏ việc học thuộc Pháp!
Tôi xin cảm ơn những đồng tu đã giúp đỡ tôi một cách vô ngã. Con xin tạ ơn Sư phụ về mọi thứ Ngài đã làm cho tất cả chúng con.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/27/380891.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/22/175916.html
Đăng ngày 07-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.