Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-01-2019] “Tu luyện” là một khái niệm thần thánh mà thần bí trong hàng vạn năm qua. Từ góc độ tư duy của người thường thì tu luyện có nghĩa là xuất gia, sống nơi rừng sâu núi thẳm, đoạn tuyệt với nhân thế, thấy được nhiều cảnh tượng mê hoặc cõi hồng trần, trường sinh bất lão và trở thành thần.

Trong Phật giáo, tu luyện có nghĩa là xuống tóc, khoác áo cà sa và tuân theo giới luật.

Nhưng bản chất của tu luyện thực sự là gì? Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng về điều này trong một câu đơn giản:

“‘Tu luyện’ là gì? Thực ra không có bao nhiêu người thật sự minh bạch hàm nghĩa chân chính của nó. Tu luyện ấy, chính là ‘thành tựu sinh mệnh’.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Sư phụ đã giao phó cho những học viên Pháp Luân Đại Pháp một sứ mệnh vĩ đại. Họ bước đi chân chính để có thể để lại một phương cách tu luyện cho những sinh mệnh trong vũ trụ tương lai. Mỗi từng ý niệm và hành vi của họ đều sẽ là hình mẫu cho những sinh mệnh vị lai.

Theo tiến trình Chính Pháp, các học viên có thể cảm nhận được những thay đổi trong chính bản thân họ. Họ có thể ngộ sâu sắc hơn về sự cấp bách cứu người và bản chất của tu luyện.

Vì Chính Pháp đang gần kết thúc, những lạn quỷ đang sắp đặt một cuộc chiến khốc liệt. Một vài học viên lâu năm đang gặp phải rất nhiều can nhiễu của lạn quỷ trong giai đoạn này, và những ai không học Pháp tốt đang trải qua nhiều khó nạn hơn.

Tôi chứng kiến một số học viên lâu năm đã buông lơi trong việc học Pháp. Họ cảm thấy họ có thể nghỉ ngơi một chút vì họ nghĩ rằng những khảo nghiệm và ma nạn đã qua và họ đã làm xong. Nhưng Sư phụ liên tục nhắc nhở chúng ta rằng thời kỳ cuối là trọng yếu và rằng bất kỳ chấp trước hay nhân tâm nào cũng sẽ dẫn đến rơi rớt trong trạng thái tu luyện và thất bại trong việc hoàn thành thệ ước của học viên đó.

Sư phụ giảng:

“kiên trì đến cuối cùng ấy mới là vàng ròng, ai có thể kiên trì tới cuối cùng thì ấy mới là viên mãn.” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Diên Cát – Chuyển Pháp Luân Pháp giải)

Bản thân là một học viên lâu năm, tôi hoàn toàn hiểu rõ rằng chúng ta cần phải hoàn thành thệ ước, tu luyện tinh tấn, phối hợp và theo sự dẫn dắt của Sư phụ. Tôi xin chia sẻ một số sự việc đã xảy ra thời gian gần đây và những phương diện ngăn cản một vài học viên đề cao cảnh giới trong tu luyện.

Phương diện thứ nhất: Học theo người khác thay vì chiểu theo Pháp

Một học viên từ thành phố khác chia sẻ với chúng tôi về một đồng tu đã đọc Pháp nhiều lần và ghi nhớ rất tốt đến nỗi khi cô ấy không chủ động nhẩm Pháp, thanh âm của Sư phụ giảng Pháp sẽ luôn vang vọng trong tâm cô ấy.

Tôi nghĩ rằng thật là kỳ diệu và có ý ngưỡng mộ cô ấy. Tôi kể cho một vài học viên nghe, và chúng tôi thống nhất sẽ đến thăm cô ấy vào ngày hôm sau.

Sáng hôm sau trong lúc luyện công, tôi cảm nhận có điều gì đó sai với chuyến đi này. Trong lúc luyện tĩnh công, tôi nghe một giọng nói: “Học người mà không học Pháp!”

Tôi choáng váng và ngay lập tức nhận ra lỗi sai của mình. Tôi xin lỗi Sư phụ và nói rằng tôi đã sai và sẽ chính lại bản thân dựa trên Pháp.

Khi tôi chia sẻ thể ngộ này với những học viên khác, tất cả họ đều hiểu và xác định không để can nhiễu này ảnh hưởng đến nỗ lực cứu người của chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều học được một bài học quý giá.

Phương diện thứ hai: Trong tâm ôm giữ quan niệm mà không chứa Pháp

Tôi đã gặp nhiều học viên là điều phối hạng mục. Tôi nhận thấy rằng họ đang ôm giữ quá nhiều thứ. Khi chúng tôi giao lưu, phần lớn họ đều nói về nghiệp bệnh và những khổ nạn mà các đồng tu đang trải qua. Tâm họ ngập tràn những thứ bất hảo và họ không thể giữ được chính niệm.

Qua thiên mục của tôi, tôi có thể thấy năng lượng chung quanh họ rất thấp khi họ chú tâm vào những điều xấu này. Tôi tin rằng một người điều phối mà có cột công trụ thấp như thế thì sẽ gặp không ít khó khăn khi làm việc với một nhóm các học viên.

Tôi tin rằng chúng ta nên để tâm trí lấp đầy bằng những bài giảng bất kể chúng ta đang ở đâu. Khi chúng ta chia sẻ với nhau, chúng ta nên nói nhiều hơn về những gì chúng ta học được từ việc học Pháp và chúng ta đã đề cao ở đâu. Những chia sẻ tích cực có thể tịnh hóa thân thể của chúng ta cũng như trường không gian chung quanh chúng ta.

Phương diện thứ ba: Hữu cầu và vô cầu

Sư phụ giảng,

Vô Vi

Tam giáo tu luyện giảng vô vi

Dụng tâm bất đương tức hữu vi

Chuyên hành thiện sự hài thị vi

Chấp trước tâm khứ chân vô vi

Diễn nghĩa:

Vô vi

Tu luyện của tam giáo đều dạy vô vi

Dùng tâm không cẩn thận thời là hữu vi

Chuyên làm về việc thiện vẫn là [hữu] vi

(Hồng Ngâm)

Cách đây không lâu tôi và một học viên lâu năm cùng chia sẻ thể ngộ về “hướng nội.” Đó là một buổi chia sẻ rất tốt, nhưng tôi cảm thấy anh ấy chú trọng quá nhiều vào việc phát triển kỹ thuật hướng nội. Anh ấy cũng đề cập đến một học viên khác rất giỏi hướng nội.

Khi anh ấy đang nói về học viên hướng nội rất giỏi ấy, thiên mục của tôi không hữu ý mà thấy học viên đó. Từ giác độ của tôi, tôi có thể thấy chân thể của anh ấy có nhiều chỗ sơ hở.

Sau đó, tôi nghĩ về cảnh tượng này lần nữa và đạt đến thể ngộ rằng cả hai học viên đó đang truy cầu ý nghĩa thâm sâu hơn của bài giảng Pháp ở cảnh giới của con người thế gian. Khi họ quá chú trọng vào những truy cầu của họ, họ có khuynh hướng phóng đại nhân tâm và dễ rơi vào trạng thái “dùi sừng bò.”

Nếu một học viên quá chú trọng vào mỗi từng sự việc nhỏ nhặt, tự nó sẽ vô tình trở thành chấp trước ngăn cản cá nhân ấy đề cao cảnh giới và thanh lọc chân thể.

Phương diện thứ tư: Chấp trước vào tình con cháu

Gần đây tôi gặp một học viên lớn tuổi ở một thành phố khác và có thể cảm nhận được trường năng lượng của bà ấy rất yếu ớt. Sau một số chia sẻ, tôi nhận ra rằng bà đang có chấp trước mạnh mẽ vào cháu trai nội nhưng lại nói rằng: “Chăm sóc cháu nội cũng là cách để chứng thực Pháp.”

Bà dành nhiều thời gian quý báu cho con cái bởi vì bà muốn chứng minh rằng là học viên thì có thể chăm sóc con cái tốt hơn người bình thường. Tuy nhiên, bà chỉ còn lại ít thời gian để cứu người.

Sau một số chia sẻ, bà đã nhận ra chấp trước vào con cháu là điều không đúng. Tôi có thể thấy một cột khí đen vô hình theo sau bà đã biến mất, và trường năng lượng của bà đã trở nên sáng sủa hơn.

Phương diện thứ năm: Không đảm bảo tu luyện hàng ngày

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp đảm bảo được tu luyện hàng ngày là điều tất yếu;” (Lời nhắc nhở)

“Chỉ có tu thật tốt chính mình, thì mới có thể hoàn thành tốt sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp.” (Lời chúc gửi Pháp hội Nam Mỹ [2016])

Pháp có triển hiện khác nhau ở mỗi tầng thiên thể tồn tại khác nhau. Với một học viên, chắc hẳn có rất sự khác biệt rất lớn từ khi bắt đầu tu luyện đến giai đoạn thời gian sắp kết thúc.

Nếu như khởi đầu giống như việc nhập học vào trường tiểu học, hiện nay chúng ta nên đến đại học rồi. Tuy nhiên, một vài học viên lâu năm vẫn còn đang chia sẻ về việc làm thế nào để vượt qua tâm an dật khi thức dậy luyện công vào buổi sáng và làm cách nào để loại bỏ chấp trước vào việc xem TV. Đây là những vấn đề của tầng học sinh tiểu học, những vấn đề nên được thanh lý từ lâu lắm rồi.

Vậy vì sao những học viên đó vẫn còn nghiệp bệnh trong giai đoạn thời gian Chính Pháp này? Vì sao một số học viên thậm chí đã mất đi sinh mệnh do nghiệp bệnh?

Theo tôi thấy, những yếu tố chủ yếu góp phần làm cho học viên đó không có được thân thể thuần tịnh cao độ là do họ không thể coi nhẹ chấp trước vào danh, lợi và tình trong cuộc sống, đã rơi rớt thành một người tu luyện nửa mùa; và thất bại trong việc hiểu được bản chất của tu luyện và sự nghiêm túc của tu luyện.

Khi chúng tôi giao lưu về việc đề cao cảnh giới trong tu luyện, một vài học viên nghĩ rằng tự đó chính là một chấp trước. Tôi cho rằng những học viên lâu năm nên hướng nội để nhận ra rằng họ đã siêu xuất ra xa khỏi tầng diện của người thường để trở thành thần như thế nào và họ đã chặt chẽ đi theo tiến trình Chính Pháp ra sao.

Chúng ta nên nhìn xem phương diện Thiện của chúng ta có được đề cao hay không và xem rằng liệu chúng ta đã đạt đến tiêu chuẩn của Pháp hay chưa.

Sư phụ giảng,

“Từ bi thị Thần vĩnh hằng đích trạng thái” (Vi hà cự tuyệt – Hồng ngâm III)

Về chuyển biến bản thể, Sư phụ giảng:

“toàn bộ thân thể là trong suốt, giống như pha lê trong suốt, nhìn vào không thấy gì cả; sẽ thể hiện ra trạng thái như thế; nói thẳng ra, nó đã là Phật thể rồi. Bởi vì thân thể cấu thành từ vật chất cao năng lượng ấy đã khác với thân thể bản thể của chúng ta.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta nên quan sát xem mình có thể nhập tĩnh trong lúc đả tọa hay không.

Sư phụ giảng:

“có thể tĩnh lại được chính là công; định lực thâm sâu ngần nào [cũng] là thể hiện của tầng.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Nếu chúng ta nhìn vào quá trình tu luyện của chúng ta và để cho bản thân được dẫn dắt bởi những phương diện nêu trên, chúng ta có thể nhận ra những chỗ sơ hở và do đó sẽ đề cao và đạt đến tiêu chuẩn mà Sư phụ thiết lập cho chúng ta.

Kết luận

Tôi tin rằng chúng ta về căn bản đều có thể ngộ được nguồn gốc phi thường của học viên Đại Pháp và sứ mệnh của chúng ta trong thế gian con người chỉ khi chúng ta siêu xuất khỏi thế giới con người và từ trong Pháp mà nhận thức Pháp. Chúng ta đến đây là để đắc Pháp. Chúng ta trân quý Sư phụ và Pháp. Chúng ta tín Sư tín Pháp.

Chúng ta hãy cùng nhau trân quý Pháp này bằng sinh mệnh của chúng ta và chứng thực Pháp bằng hành động của chúng ta. Chúng ta hãy cùng hoàn thành thệ ước và trở thành những đệ tử xuất sắc của Sư phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/28/380935.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/21/175906.html

Đăng ngày 07-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share