Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-12-2018] Cách đây hai năm, các đồng tu trong nhóm học Pháp ở địa phương tôi đã giao lưu và thảo luận về tính nghiêm túc của việc học Pháp. Chúng tôi đều nhận thức rằng chúng tôi nên học thuộc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, như thế có thể thực sự khởi tác dụng tĩnh tâm học Pháp, có thể học thấu Pháp, và có thể hòa tan trong Pháp.

Hiện tại, hàng ngày tôi học thuộc Pháp từ 6:30 đến 7:30 sáng. Buổi tối, sau khi học Pháp nhóm trở về, tôi tiếp tục học thuộc Pháp cho tới giờ phát chính niệm lúc 12 giờ đêm. Hơn hai năm qua, tôi đã học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân được hơn mười lần. Nhờ học thuộc Pháp, tôi có thể thấy được nội hàm thâm sâu hơn, không ngừng có nhận thức mới và lĩnh ngộ mới về Pháp. Đặc biệt là tâm tính tôi có sự thay đổi rõ rệt. Khi gặp mâu thuẫn với đồng tu, tôi có thể tĩnh hạ tâm xuống, nhớ tới yêu cầu của Pháp, không còn bị kích động và rối loạn như trước kia, có thể nhảy thoát ra khỏi mâu thuẫn mà nhìn nhận vấn đề.

Hướng nội khi đối mặt với mâu thuẫn

Nhóm học Pháp của chúng tôi có một đồng tu lớn tuổi. Chúng tôi đã cùng phối hợp với nhau rất tốt trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong mỗi lần giao lưu chia sẻ, nếu không đồng ý với ai đó, thì ông ấy sẽ chỉ trích họ một trận tựa như lãnh đạo vậy.

Một lần, tôi vừa nói một câu, ông ấy liền chỉ trích tôi. Sau đó, tôi hỏi một đồng tu khác: “Bạn thấy tôi có thiếu sót ở phương diện đó không?” Cô ấy khuyên tôi bỏ qua bởi vì ông ấy luôn như vậy. Tuy nhiên, tôi biết rằng sự việc đó nhất định là nhắm vào chấp trước của tôi, nếu không thì tôi đã không nghe thấy những lời chỉ trích ấy.

Tôi hướng nội và nhận ra tôi có tâm tranh đấu, tâm oán hận, tâm tật đố, và nhiều tâm bất chính khác nữa. Truy tìm căn nguyên, tôi phát hiện rằng chúng đều là các quan niệm biến dị do hậu thiên hình thành, và là văn hóa đảng do tà linh cộng sản nhồi nhét trong nhiều năm. Tôi lập tức thanh trừ chúng.

Một lần khác, tôi và vị đồng tu lớn tuổi lại bất đồng ý kiến trong một vấn đề. Sau khi tôi nói ra nhận thức của mình, ông ấy phản bác lại và nói: “Có người luôn học theo Minh Huệ mà không học theo Pháp”. Tôi biết ông ấy đang nói đến tôi. Mặc dù không nói thêm lời nào nữa, nhưng trong tâm tôi cảm thấy tức giận và ủy khuất. Khi đó, một đoạn Pháp của Sư phụ xuất hiện trong đầu tôi:

“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ được rằng, mâu thuẫn đột nhiên xảy ra chính là để tôi đề cao tâm tính. Đó quả thực là một hảo sự. Tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn đồng tu!

Một ngày khác, tôi vô tình biết được vị đồng tu lớn tuổi kia đã nói lời xấu về tôi tại nhóm học Pháp của ông ấy. Lúc ấy, tuy ngoài miệng tôi không nói gì, nhưng trong lòng thì nhân tâm lại nổi lên, thậm chí tôi còn muốn tìm ông ấy để nói chuyện.

Sau đó, đột nhiên tôi nhận ra rằng tôi đang cố chứng thực bản thân. Tôi liền nói với chính mình rằng tôi cần loại bỏ chấp trước này, và tôi cần hành xử chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp.

Sau một thời gian, tại buổi giao lưu của nhóm học Pháp chúng tôi, vị đồng tu lớn tuổi nói rằng ông ấy thường áp đặt ý kiến của mình lên người khác, ông ấy đã cố gắng tu bản thân ở phương diện này, nhưng đôi khi vẫn chưa ức chế được. Ông ấy chỉ vào tôi và nói: “Tôi chưa làm được như cô ấy”.

Tôi nói: “Nếu chúng ta nghe thấy điều gì, thì không phải vô duyên vô cớ mà nghe thấy, nhất định là có tâm nào đó cần phải tu bỏ. Đó chính là cơ hội để mọi người cùng đề cao”. Ông ấy gật đầu và nói rằng ông ấy cũng cần phải hướng nội.

Sau khi tôi thay đổi chính mình và phóng hạ nhân tâm, vị đồng tu lớn tuổi cũng thay đổi. Lời nói của ông ấy đã mềm mỏng hơn và có thiện ý hơn trước kia. Hiện tại chúng tôi phối hợp với nhau rất tốt.

Cải thiện mối quan hệ trong gia đình

Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chồng và con trai tôi chứng kiến sự kỳ diệu của Đại Pháp và cũng bước vào tu luyện. Con dâu của tôi, sau khi hiểu chân tướng Pháp Luân Đại Pháp và làm tam thoái, cũng đã bước vào tu luyện.

Từ khi bắt đầu tu luyện đến nay, chồng tôi chỉ học Pháp chứ không luyện công, cũng không phát chính niệm. Tôi đã nhiều lần nhắc anh ấy phải luyện công, nhưng anh ấy không nghe.

Một ngày, tôi hỏi anh ấy: “Hôm nay anh đã học Pháp chưa?” Anh ấy trả lời: “Em cứ làm việc của em đi, anh không cần em quản việc của anh, anh tự biết cần làm như thế nào”. Tôi lại nói: “Anh chỉ học Pháp mà không luyện công; sao có thể gọi là người tu luyện được?” Anh ấy đã tức giận và ngừng học Pháp trong mấy ngày liền.

Tôi hướng nội: Tại sao tình trạng này kéo dài như vậy? Tại sao anh ấy không tiếp thu lời nhắc nhở của tôi? Tại sao lần nào anh ấy cũng tức giận? Tôi không ngừng thúc giục anh ấy học Pháp và luyện công; đây có phải là tình hay không? Tôi sợ anh ấy bị lạc lối, không theo kịp tiến trình Chính Pháp, không làm tốt ba việc, và không thể quay trở về. Tôi có tâm lo lắng đối với các vấn đề của chồng, đó chính là tình!

Sư phụ giảng:

“Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra tôi đã không đối đãi với anh ấy bằng tâm thái của một người tu luyện. Tôi có yêu cầu quá cao đối với chồng và đã không từ bi khi nói chuyện với anh ấy. Tôi quyết định sẽ nói những lời thiện ý với chồng, và chỉ khuyên nhủ anh ấy trong những tình huống mà anh có thể tiếp thu. Sau hôm đó, tôi không thúc giục anh ấy nữa, tôi cũng cố gắng lý giải anh ấy nhiều hơn. Dần dần, chồng tôi đã thay đổi. Một lần, tôi lại hỏi anh ấy: “Anh đã học Pháp chưa?” Chồng tôi trả lời: “Anh học rồi. Em đang trợ Sư Chính Pháp. Còn anh sẽ giúp em”. Tôi liền sửa lại: “Anh cũng đang trợ Sư Chính Pháp và thực hiện thệ ước của bản thân mình”.

Trải nghiệm trên đúng như Sư phụ giảng: “tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Con trai và con dâu tôi làm việc tại một thành phố khác. Cứ hai tháng các cháu về thăm nhà một lần. Tôi biết rằng con trai và con dâu rất ít khi luyện công. Một lần, tôi nhắc nhở các cháu về việc luyện công, con trai tôi đã nói: “Mẹ, chúng con không cần mẹ quản, cũng không cần mẹ bận tâm, mẹ tu tốt chính mình là được rồi”.

Nghe con trai nói “mẹ tu tốt chính mình là được rồi”, tôi đột nhiên ngộ ra rằng Sư phụ đã dùng lời của con trai để điểm hóa cho tôi: Con trai và con dâu đã có Sư phụ quản. Sư phụ đã giúp tôi phóng hạ nhân tâm và đề cao tâm tính.

Từ đó về sau, tôi luôn nhắc nhở bản thân rằng tôi cần dùng tiêu chuẩn của người tu luyện để yêu cầu chính mình, tôi nên chia sẻ một cách thẳng thắn và chân thành với các con như những đồng tu, chứ không yêu cầu các cháu phải làm thế này hay thế kia nữa. Mỗi lần hai vợ chồng con trai trở về thăm nhà là một lần cơ hội cho gia đình chúng tôi cùng nhau chia sẻ và đề cao.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/23/378803.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/11/175789.html

Đăng ngày 06-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share