[MINH HUỆ 6-1-2019] Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“Các đệ tử Đại Pháp, mỗi người đều muốn thành đệ tử chân tu, đều muốn thành một đệ tử Đại Pháp kiên định, đi trên con đường của Thần, tu luyện đầy đủ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC 2018)

Tôi muốn chia sẻ một câu chuyện đã giúp tôi hiểu rõ ràng sâu sắc thế nào là “tu luyện đầy đủ”.

Tâm kiên định của một học viên

Một học viên trẻ tuổi nọ vào buổi sáng thức dậy phát hiện thấy mình bị liệt nửa người – không thể cử động phần bên trái của cơ thể được nữa. Tuy nhiên, là một đệ tử Đại Pháp, anh không hề hoảng sợ, trái lại anh còn cố gắng luyện bài công pháp thứ ba, mặc dù anh cũng không thể nâng được cánh tay trái, vẫn kiên định đứng luyện đến 81 lần, và anh đã hồi phục khỏi chứng liệt nửa người.

Tôi đã chấn động khi nghe câu chuyện này. Dù không được chứng kiến phép màu này, nhưng tôi vẫn có thể mường tượng những gì đã diễn ra. Rất nhiều Thần đều đang chứng kiến. Họ đã nhìn thấy một học viên bị liệt nửa người nhưng vẫn luyện công với tâm thật kiên định. Họ đều cảm động. Cả cựu thế lực cũng nể phục chính niệm mạnh mẽ của học viên này. Sao anh ta có thể không vượt qua khảo nghiệm này được? Tôi không ngừng nghĩ: “Đây thực sự là một học viên kiên định. Nếu chúng ta đều có thể giống anh ấy, không gì có thể cản chúng ta được, tất cả tà ác đều sẽ bị giải thể”.

Người thường thường nói “được huấn luyện đầy đủ,” chỉ một người được qua huấn luyện cực khổ. Đệ tử Đại Pháp chúng ta nói “tu luyện đầy đủ.” Nghĩa bề mặt chỉ một học viên tu luyện tinh tấn. Nhưng tinh tấn như thế nào? Tôi luôn hy vọng mình giữ được thái độ tinh tấn tu luyện và đề cao tâm tính như thuở đầu. Tuy nhiên, tôi cho rằng trong đó còn có nội hàm nữa, điều mà một học viên phải làm được.

Chính là giống như vị học viên trẻ tuổi kia. Niệm đầu của anh đều chiểu theo Pháp. Anh ta biết anh ta chắc chắn sẽ hồi phục nếu vẫn kiên trì luyện công, không cần bác sĩ can thiệp.

“Tốt xấu xuất tự một niệm”

Sau đó, tôi đọc được một câu chuyện giúp tôi hiểu hơn về thế nào là “tu luyện đầy đủ”.

Một số học viên đang hỗ trợ một đồng tu di chuyển các khung cửa sổ bằng thép. Sáu khung cửa nặng xấp xỉ một tấn được đưa lên xe tải. Khi xe tải đảo chiều thì một đồng tu bị xô ngã, các khung cửa đều đổ lên người anh ấy. Một đồng tu khác cố cản không cho khung cửa rơi xuống và bị thương nghiêm trọng. Các đồng tu nói với người học viên bị đè dưới đống khung cửa rằng đừng suy nghĩ như người thường, hãy dùng chính niệm của thần.

Anh ấy đã được kéo ra nhưng sau đó bị hôn mê cả đêm. Sáng hôm sau tỉnh dậy, anh luyện công rồi học Pháp như thường lệ, mặc dù chân bị gãy. Sau 40 ngày, anh đã hồi phục. Trong suốt 40 ngày này, anh nhìn thấy rõ ràng một vòng nghiệp lực tím đen trên chân di chuyển từ đầu gối xuống gót chân, từng chút từng chút một, cho đến khi đến các ngón chân thì nó đi ra ngoài, anh đã hồi phục hoàn toàn.

Đây là một trải nghiệm kỳ diệu. Có nhiều việc có thể xảy ra khi một người phải đối diện với tình huống như vậy. Điều tối quan trọng là họ phải phân biệt được họ đang đối đãi như thần hay là người thường. Tốt hay xấu là xuất tự một niệm.

Thể ngộ về việc đọc các bài chia sẻ tâm đắc thể hội

Các học viên đọc nhiều bài chia sẻ tâm đắc thể hội trên trang Minh Huệ, thể ngộ của họ tuỳ thuộc vào trạng thái tinh tấn của mỗi người.

Đừng quên rằng mỗi học viên đều khác nhau. Những gì xảy ra với người khác có thể không xảy ra với chúng ta. Do đó, chúng ta cần nhận thức những bài chia sẻ đó dựa trên Pháp, và đề cao tâm tính dựa trên Pháp.

Thể ngộ của tôi về “tu luyện đầy đủ” không chỉ dựa trên những khổ nạn mà chúng ta trải qua, mà còn ở việc chúng ta tu luyện như thế nào.

Có một câu chuyện về một đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Lúc ấy anh đang đi khất thực. Mọi người nhận ra vẻ ngoài của anh trông khác hẳn những người ở vùng đó. Họ nghĩ anh hẳn là người siêu thường, và được biết anh chính là một trong những đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Phong thái của anh cho họ thấy anh kỳ thực là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, nên họ đã quyết định trở thành học trò của anh.

Điều này cho chúng ta thấy rằng đệ tử Đại Pháp cần triển hiện ra sự tốt đẹp của Đại Pháp, cần thể hiện phong thái của một đệ tử chân tu, và tinh tấn làm ba việc.

Một số người giảng chân tướng trong hơn 10 năm không ngừng nghỉ. Một số đã luyện công hơn 20 năm, và không hề có biểu hiện già đi. Một số người vẫn giữ vững chính niệm khi đối diện với cuộc đàn áp. Những người khác chiểu theo yêu cầu của Pháp và đã có công năng, trong khi nhiều người khác có thể từ bỏ các chấp trước. Họ vẫn giữ một tâm trí thanh tỉnh, và có trí huệ phi thường.

Đại Pháp rất thâm sâu huyền bí, còn tôi thì chỉ hiểu được một chút ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ là một học viên, chúng ta hẳn là có tố chất, dù mỗi người là khác nhau. Do đó điều mỗi người thành tựu là khác nhau. Làm một vị Thần, người đó phải đạt tiêu chuẩn viên mãn. Tuy nhiên, là người tu luyện trong thế gian, chúng ta không thể làm được tốt và toàn diện như vậy, những vẫn phải cố gắng hết sức.

Có những tố chất cho tu luyện này cũng không phải là mục tiêu của chúng ta, mục tiêu cuối cùng của chúng ta là viên mãn đắc Đạo, trở thành Thần. Nhưng có những tố chất này đối với một học viên cũng là rất cần thiết. Nhờ đó mà chúng ta có thể vượt qua được những chướng ngại trong tu luyện, không ngừng đề cao, đạt tới mục tiêu cuối cùng của tu luyện.

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, có điểm nào không đúng với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/6/379988.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/14/175826.html

Đăng ngày 01-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share