Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-01-2019] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) vào năm 2006. Sư phụ Lý, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã tịnh hóa thân thể cho tôi. Nhờ vậy, tất cả bệnh tật của tôi, bao gồm các bệnh liên quan đến dạ dày và bệnh đau đầu đều biến mất. Thành thực mà nói, lúc ấy tôi vẫn chưa thực sự tu luyện, chỉ nhận thức một cách cảm tính rằng Chân-Thiện-Nhẫn là tốt.

Tôi nghĩ mình có văn hóa, lại còn trẻ, có lẽ mình nên làm một chút việc gì đó cho Đại Pháp. Vì vậy, nửa cuối năm 2010, tôi đã liên hệ với một số đồng tu. Tuy nhiên, tôi đã hiểu sai rằng làm các việc của Đại Pháp cũng có nghĩa là tu luyện.

Bị cảnh sát tra tấn

Năm 2012, khi ra ngoài giảng chân tướng cho người dân về Pháp Luân Công, tôi đã bị báo cảnh sát. Tôi bị bắt, bị đưa vào một trại lao động cưỡng bức, và “bị chuyển hóa” trái với lương tâm của mình. Lúc ấy, nội tâm tôi vô cùng thống khổ, mà không lời nào có thể diễn tả được. Vì vậy, trong một cuộc họp dành cho “những người bị chuyển hóa”, tôi đã giảng chân tướng về Đại Pháp cho những người có mặt ở đó, thế là rất nhiều học viên “bị chuyển hóa” trái với ý nguyện của mình đều lên tiếng nói rằng Đại Pháp là tốt.

Tôi đã bị khoảng năm lính canh dồn vào góc tường và tra tấn một cách tàn bạo. Một lính canh dùng dùi cui điện để sốc điện tôi, trong khi những người khác đá vào người tôi và giẫm lên hai bàn tay của tôi. Tôi không hé nửa lời, không thể làm liên lụy đến đồng tu khác, trong nội tâm tôi liền gọi hai tiếng “Sư phụ”. Sư phụ giảng: “Triêu văn Đạo, tịch khả tử.” (Hòa tan trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Ngay lập tức, tôi không còn cảm thấy đau đớn nữa. Tôi bị tra tấn nghiêm trọng đến nỗi chồng tôi muốn vào thăm tôi vào hai ngày sau đó nhưng đã bị cảnh sát cự tuyệt. Sau này, tôi mới ngộ ra rằng là Sư phụ đã chịu đựng đau đớn thay cho tôi.

Khi cảnh sát chuẩn bị tra tấn tôi lần nữa, tôi không thấy sợ hãi. Lúc ấy, trong tâm tôi chợt nhớ đến một đoạn Pháp của Sư phụ. Thật kỳ diệu, cảnh sát đã không tra tấn tôi nữa.

Ở trong hoàn cảnh tà ác kinh hoàng như vậy, tôi mới hiểu được uy lực của Đại Pháp. Tôi cũng ngộ ra rằng tôi đã bất tri bất giác tự chiêu mời khổ nạn không cần thiết này.

Đột phá quan niệm

Một học viên lớn tuổi ở tòa chung cư của tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2010. Ông thường học Pháp sáu tiếng một ngày và tham gia luyện công chung từ sáng sớm. Ban đầu tôi không ủng hộ lắm cho rằng ông làm như vậy là quá mức, và rằng mọi thứ sẽ ổn miễn là tôi luyện bất cứ khi nào tôi có thời gian.

Sau khi học Pháp nhiều hơn, tôi ngộ ra rằng mình cũng nên tham gia luyện công chung vào sáng sớm. Tuy nhiên, tâm lười biếng trong suốt nhiều năm của tôi đã dưỡng thành thói quen, khiến cho việc ngủ dậy vào lúc 3 giờ 40 sáng không hề dễ dàng.

Trong hai ngày đầu tiên, tôi không thể thức dậy và ra khỏi giường. Đến ngày thứ ba, tôi tỉnh dậy nhưng lại không muốn rời khỏi chăn ấm. Tôi nghĩ, nhất định là tâm an nhàn và lười biếng đang không muốn cho tôi dậy, vì vậy tôi đã phát chính niệm thanh trừ chúng. Thế nhưng, chỉ sau hai ngày, tôi đã phải dừng việc luyện công lại bởi vì chồng tôi không muốn tôi dậy sớm như vậy. Tuy nhiên, sau đó tôi đã tiếp tục luyện công chung trở lại và chồng tôi không còn phàn nàn nữa. Bây giờ, tôi thức dậy đều đặn vào lúc 3 giờ 40 phút và luyện đủ năm bài công pháp.

Tôi cũng không còn rụt rè như trước đây nữa. Tôi giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp mà không hề sợ hãi.

Học thuộc Pháp và hướng nội

Tôi rất ngưỡng mộ các đồng tu có thể học thuộc Pháp, và cũng quyết tâm học thuộc. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng, tôi luôn bị phân tán tư tưởng khi học thuộc, cứ học được hai câu là tôi lại bắt đầu sử dụng điện thoại.

May thay, một số đồng tu đã vô tư giúp đỡ tôi và học thuộc cùng tôi. Bây giờ, tôi đã có thể kiên trì học thuộc Pháp.

Thông qua học thuộc Pháp, tôi đã học được cách hướng nội. Mỗi khi gặp vấn đề, tôi đều hướng nội xem xét bản thân. Tôi cũng ngộ ra rằng đồng tu chính là những chiếc gương phản chiếu, khi nhìn thấy thiếu sót của họ, tôi cũng cần hướng nội để tìm ra thiếu sót của bản thân.

Một hôm, một đồng tu có mâu thuẫn với các đồng tu khác ở ngay trước mặt tôi. Tôi không cảm thấy thoải mái và đã rời đi mà không nói lời nào. Vài ngày sau, tôi gặp một đồng tu khác cũng ở tình huống tương tự. Tôi không vui, nhưng sau khi về nhà tôi cảm thấy có gì đó không đúng. Tại sao cả hai đồng tu đều hành xử như vậy ở trước mặt tôi? Tôi đã đi hỏi một đồng tu khác xem liệu tôi cũng có cách hành xử như vậy không. Đồng tu ấy nói rằng tôi cũng có vấn đề này. Tôi hiểu rằng tôi cần làm tốt hơn nữa việc đề cao tâm tính và tu khẩu. Tôi cũng nhận ra rằng, học thuộc Pháp và hướng nội là vô cùng quan trọng. Sau sự việc này, tâm tính của tôi đã thăng hoa lên rất nhiều.

Sư phụ giảng:

Nếu như ai ai cũng đều hướng vào nội tâm mà tu, thì hiển nhiên sẽ khác hẳn. Cũng không cần chư vị chống đối lại những điều bất bình nữa.“ (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

”[Nếu] chư vị muốn thông qua thủ pháp hay phương pháp nào đó mà [nhập] tĩnh, thì tôi nói rằng ấy đều là hướng ngoại mà cầu. Mà ‘luyện công thiên sai’, ‘lệch sang tà đạo’, chính là để nói về người hướng ngoại mà cầu.“ (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Học Pháp, học thuộc Pháp, và hướng nội là công cụ để chúng ta đề cao tâm tính, đột phá quan niệm, và dung nhập chỉnh thể. Ngoài ra, đọc các bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ cũng giúp tôi phát giác được các tâm chấp trước và sai lầm, thiếu sót của bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/1/379854.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/1/174840.html

Đăng ngày 04-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share