Bài viết của một học viên ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-8-2018] Trong kỳ nghỉ hè, một số học viên chúng tôi đã quyết định học một cách có hệ thống các bài giảng Pháp ở bên ngoài Trung Quốc của Sư phụ.

Một ngày tôi đọc được đoạn Pháp:

“Chỉ cần chư vị đắc Pháp, bệnh của chư vị có thể khỏi, nhưng mà lại không phải là vì trị bệnh. Họ không muốn chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp chúng ta mà tu luyện, không muốn làm một người tu luyện, họ chỉ muốn được chữa bệnh, nhưng mà Đại Pháp nghiêm túc như thế này cấp cho họ, có thể là vì trị bệnh sao? Không phải. Vậy thì họ cũng hiểu rằng: Ồ, tôi chỉ cần không nói trị bệnh, không tìm Thầy trị bệnh, đến lúc thì Thầy nhất định có thể trị khỏi bệnh cho mình. Chư vị xem xem, trong miệng của họ không nói, họ thậm chí cũng không nói với ai về bệnh nữa, nhưng mà đã qua một thời gian rất lâu trong tâm họ vẫn còn đang nghĩ, chỉ cần mình luyện công, đến lúc Thầy nhất định sẽ trị khỏi cho mình! Họ vẫn còn đang nghĩ. Chỉ sai kém một chút xíu như thế, đã là khác về căn bản; chỉ sai kém một chút xíu như thế, đó chính là bản chất thực sự của họ, họ vẫn còn đang nghĩ trị khỏi bệnh của họ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

Tôi tự nhủ: “Vấn đề này lúc đó rất phổ biến trong các học viên. Hiện giờ chúng ta còn tồn tại vấn đề này không?” Tôi bắt đầu xem xét kỹ việc tu luyện của mình và ngạc nhiên khi thấy đoạn Pháp trên điểm đúng nhiều chủng tâm mà tôi đang ôm giữ.

Vì chính sách đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nên tôi bị đuổi việc. Để kiếm sống, tôi và vợ, cũng là một học viên, đã mở một cửa hàng tiện ích. Thế nhưng lúc ấy, chúng tôi thường đi về vùng nông thôn để giảng chân tướng và cứu người, và việc duy trì một cửa hàng dường như là trở ngại cho những hoạt động như vậy. Các đồng tu chia sẻ với chúng tôi rằng, miễn là chúng tôi đặt việc cứu người lên hàng đầu, Sư phụ sẽ an bài mọi thứ cho chúng tôi và cửa hàng tiện ích chắc chắn sẽ có lãi.

Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi đã dành nửa ngày để làm việc Đại Pháp và nửa ngày mở cửa hàng. Lúc nào tôi cũng tự nói với mình: “Chúng tôi đặt Đại Pháp lên hàng đầu, thì Sư phụ chắc chắn sẽ giúp chúng tôi kiếm nhiều tiền hơn trong thời gian ngắn nhất và có thêm thời gian để cứu nhiều người hơn.”

Tuy nhiên, sau một thời gian, cửa hàng của chúng tôi hoạt động không tốt và chúng tôi buộc phải bán nó. Tôi rất hoang mang, nhưng tôi biết hẳn là mình có vấn đề không phù hợp với Pháp. Sau khi đọc đoạn Pháp này, cuối cùng tôi đã ngộ ra. Chúng tôi đã mở cửa hàng để kiếm sống đồng thời lại muốn tham gia các hoạt động Đại Pháp. Nhưng trong quá trình đó, tôi đã không thể buông bỏ chấp trước của mình về vấn đề kiếm sống. Trên bề mặt, dường như là tôi chỉ cần đặt Đại Pháp lên hàng đầu. Nhưng tôi hy vọng Sư phụ sẽ quản cửa hàng của chúng tôi. Tôi khác vị học viên mà nghĩ đến việc chữa bệnh sao? Tôi đã không làm được việc thực sự giao phó tất cả cho Sư phụ và không bận tâm đến lợi ích cá nhân.

Vấn đề trên còn biểu hiện dưới nhiều hình thức khác. Ví như, khi học Pháp có học viên thấy lo lắng khi học viên khác ngộ được Pháp còn mình thì không. Sau đó, có người khác nói với anh ấy rằng không nên truy cầu việc ngộ Pháp thế nào khi học Pháp. Như Sư phụ đã giảng:

“Hãy nhớ kỹ: cần ‘vô sở cầu nhi tự đắc” (Học PhápTinh Tấn Yếu Chỉ)

Khi nghe được chia sẻ như vậy, anh ấy tự nhắc mình không truy cầu mọi thứ trong khi vẫn nghĩ: “Miễn là mình không cầu thì Sư phụ sẽ cho mình thấy Pháp lý.” Nhưng sau thời gian rất lâu, anh ta vẫn không thấy được gì và bắt đầu hoài nghi Đại Pháp. Những người khác đều thấy rằng chấp trước của anh ta chưa bao giờ thực sự bị loại bỏ mà ẩn sâu hơn. Sao anh ấy có thể ngộ được Pháp khi đang cố gắng truy cầu?

Khi vượt quan nghiệp bệnh cũng xuất hiện vấn đề trên. Một đồng tu bị nghiệp bệnh biết rằng mình phải hướng nội. Như Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Liễu khước nhân tâm ác tự bại”

(Biệt aiHồng Ngâm II)

Diễn nghĩa:

“Dứt đi được tâm người thường thì tà ác sẽ tự thất bại”

Cho nên anh tự nhủ: “Mình phải hướng nội tìm nhân tâm và Sư phụ nhất định sẽ chính lại mọi thứ cho mình.” Rồi anh tìm ra một số chấp trước và nghĩ: “Mình đã làm phần của mình. Sư phụ chắc chắn sẽ chăm sóc mình.” Sau một thời gian, anh ấy thất vọng vì bệnh của mình không khỏi. Anh bắt đầu dao động và sinh nghi tâm đối với Đại Pháp. Vì vậy bệnh của anh lại trở nên trầm trọng hơn. Bất kể nghĩ hay nói gì, anh ấy cũng đã không bỏ cái tâm cầu Sư phụ chữa bệnh. Căn bản là anh ấy đã không buông bỏ chấp trước vào bệnh của mình. Anh hướng nội với hy vọng rằng Sư phụ sẽ xử lý vấn đề bệnh cho mình. Đó không phải là tu luyện chân chính. Sao Sư phụ có thể giải quyết nó cho anh ấy được?

Một vấn đề khác là làm thế nào để giúp đỡ các đồng tu đang bị nghiệp bệnh. Hầu hết chúng ta đều có ý định tốt giúp các đồng tu của chúng ta vượt qua nghiệp bệnh và nói với họ rằng họ nên hướng nội. Chúng ta cố gắng thay đổi người khác mà không muốn thay đổi mình.

Sau đó, khi các học viên ngày càng có nhiều kinh nghiệm chia sẻ với các học viên trong nghiệp bệnh, dường như hầu hết chúng ta đều nhận thức rằng nghiệp bệnh của các đồng tu là để chúng ta tu luyện. Tổng kết là, nếu tất cả chúng ta hướng nội và tu tốt, bệnh của các đồng tu sẽ lành. Vậy thì mục đích tu luyện của chúng ta là gì? Để giúp các đồng tu chữa bệnh của họ ư? Đó có phải là tu luyện chân chính và mong muốn thay đổi chính mình không?

Tôi cho rằng chúng ta không nên tập trung nỗ lực vào việc giải quyết vấn đề nghiệp bệnh của đồng tu mà phải đề cao chỉnh thể chúng ta, gồm cả đồng tu đang trong nghiệp bệnh. Chúng ta ở đây để tu luyện và đồng hóa với Pháp. Nếu tất cả chúng ta mang tâm thuần tịnh và đề cao như một chỉnh thể, nghiệp bệnh có tồn tại hay không cũng không có gì khác biệt. Trạng thái bất chính sẽ tự nhiên được chính lại.

Khi Chính Pháp sắp kết thúc, tôi phát hiện một số học viên vẫn chấp trước vào viên mãn, mặc dù nó không rõ ràng lắm. Các học viên hàng ngày đều bận rộn và cố gắng làm tốt ba việc, vì tất cả chúng ta đều nghe Sư phụ giảng rằng chỉ làm tốt ba việc, chúng ta mới có thể viên mãn, làm không tốt, liền không cách nào viên mãn. Một học viên liền nghĩ: “Được rồi. Mình sẽ chỉ làm ba việc. Đến lúc đó mình nhất định viên mãn.” Vì vậy, anh ấy dành tất cả thời gian và công sức của mình để làm ba việc và lịch sinh hoạt rất bận rộn. Khi nghe người khác nói về viên mãn, anh liền nói: “Sao phải lo lắng chuyện này? Đã làm tốt ba việc, thì sao Sư phụ không để anh viên mãn được?” Thực tế, anh ấy đã không buông bỏ chấp trước vào viên mãn và mục đích anh làm ba việc là vì viên mãn. Nói cách khác, chấp trước vào viên mãn đã khiến anh ấy làm ba việc. Đây không phải là chân tu, cũng không phải là ba việc mà Sư phụ muốn. Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Như vậy chấp trước vào viên mãn có phải là chấp trước hay không? Chẳng phải là nhân tâm đang chấp trước là gì? Phật hỏi có còn chấp trước viên mãn không? Thực ra người tu luyện nào thật sự tiếp cận đến viên mãn sẽ không có cái tâm ấy.” (Tống khứ chấp trước cuối cùngTinh tấn yếu chỉ II)

Tất cả chúng ta đều đã nghe Sư phụ dạy:

“…do đó Pháp Luân xoáy vào trong độ bản thân, xoáy ra ngoài độ nhân.” (Chuyển Pháp Luân)

Khi việc này biểu hiện ra trong tu luyện thời kỳ Chính Pháp của chúng ta, đó là tu luyện chính mình và đồng hóa với Pháp, thiện ý trợ giúp người khác, và cứu độ chúng sinh. Bản chất sinh mệnh thực sự của chúng ta là như vậy. Vì vậy, chúng ta làm hết thảy đều theo bản chất đó, bất kể chúng ta đang đối mặt với nghiệp bệnh, bị bắt cóc hãm hại, hay mâu thuẫn giữa các học viên. Chúng ta nên giữ mình vững vàng bất chấp phát sinh đủ loại biến hóa. Chúng ta sẽ chính lại những gì cần chính, đó sẽ là biểu hiện của uy lực thực sự của Đại Pháp, của mỗi lạp tử và tất cả lạp tử của Đại Pháp, và chân ngã của chính chúng ta.

Đây là thể ngộ cá nhân ở tầng thứ sở tại của tôi. Các đồng tu, xin hãy chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/10/372236.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/28/172631.html

Đăng ngày 06-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share