Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-9-2018] Học Pháp là một việc thần thánh, cần phải nhập não nhập tâm, nhưng tôi rất hiếm khi làm được điều đó.

Gần đây, tôi có tham gia học Pháp nhóm mỗi tuần một lần cùng với một đồng tu tên Mai (hóa danh), ngoài 80 tuổi. Trước kia khi còn trẻ, bà là một quan chức chính quyền và đã bị nghiệp bệnh một thời gian dài.

Một đồng tu khác bảo tôi rằng cô ấy cùng với em dâu đã tới học Pháp cùng bà Mai, nhưng bà Mai thường đọc sai và khi ai đó chỉ ra thì lại không vui. Vì vậy, dần dần các học viên khác từ chối tham gia học Pháp nhóm cùng họ.

Tôi nghĩ: để tôi nghe được những lời này cũng không phải là ngẫu nhiên. Tôi cũng có tâm không muốn người khác chỉ ra những sai sót của mình, nhưng tôi lại là người thẳng thắn, mau miệng nói ra những điều mình nghĩ mà không chú ý nhiều tới cảm thụ của người khác. Có thể điều này là cơ hội tốt để tôi loại bỏ đi chủng tâm này.

Tôi mang theo tâm tu bản thân này mà đến học Pháp nhóm. Bà Mai đeo một cái kính lúp trên trán và đọc từng chữ từng chữ một, nhưng bà vẫn đọc sai rất nhiều. Hai học viên khác không nói gì với bà Mai. Tôi biết rằng không chỉ ra lỗi sai của người khác thì cũng là không đúng, vì vậy tôi đã sửa lại cho bà Mai.

Sau vài lần nhắc bà Mai về việc đọc sai chữ, bà Mai nói: “Vì cô cứ chăm chăm chỉ ra lỗi sai của tôi nên tôi không biết mình đang đọc đến đâu nữa rồi.”

Sau đó, tôi phải kìm nén bản thân không lên tiếng nhắc bà ấy mỗi khi bà đọc sai. Nhiều lần sau đó trong tâm tôi rất khó chịu, cũng không muốn tham gia nhóm nữa. Sau đó, tôi nhớ rằng tôi cũng có những lúc đọc sai và không muốn người khác chỉ ra. Chẳng phải đến lúc tôi phải phóng hạ cái tâm thấy khó chịu này sao? Tôi không nên cảm thấy không thoải mái. Vì vậy, khi bà Mai đọc sai thì tôi cũng không nói gì cả và im lặng.

Không lâu đó, mắt của tôi bị mờ và nhìn không rõ chữ, khi đọc Pháp thì hay đọc sai, đồng tu chỉ ra những lỗi sai cho tôi. Tôi tự nhủ rằng nếu tôi còn đọc sai nữa thì tôi sẽ tự vả vào miệng mình.

“Tại sao tôi lại đọc sai? Tại sao mắt tôi lại nhìn chữ không rõ? Việc tu luyện của tôi thế nào? Tôi đã làm sai ở đâu? Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” này rất thần thánh, làm sao tôi có thể đọc sai chứ, đây chẳng phải là phá hoại Pháp sao?” Tôi hướng nội và nghĩ: đồng tu đọc sai thì tôi nên chỉ ra, nhưng đồng tu liền không vui, phải làm sao đây?

Trong khi tôi đang nghĩ về việc này, thì bà Mai đã đọc sai một từ. Một đồng tu khác đã chỉ ra cho bà ấy, nhưng bà ấy vẫn tiếp tục lặp lại lỗi sai đó.Tuy nhiên, bà Mai không hề nổi giận khi bị chỉ ra lỗi sai. Chúng tôi đọc luân phiên. Khi đến lượt bà Mai đọc lần nữa, bà ấy đã đọc trọn vẹn toàn bộ đoạn Pháp mà không hề sai một chữ nào.

Tôi vô cùng phấn chấn, nói: “Chị đã đọc cả đoạn mà không sai một chữ nào.”

Bà ấy đáp: “Cảm ơn cô khích lệ tôi.”

Tôi nói: “Không phải em khích lệ chị đâu. Thực sự là ban nãy em học Pháp thì không có nhập tâm, em đang nghĩ vì sao gần đây mắt em nhìn chữ không rõ, Pháp thần thánh như vậy mà em cứ đọc sai.”

Bà Mai nói: “Trước kia tôi không hướng nội, học Pháp không nhập tâm. Khi tôi đọc sai, nếu cô không chỉ ra cho tôi thì tôi cũng không nhận ra. Vì vậy, hy vọng lần sau nếu tôi còn đọc sai thì cô hãy chỉ ra cho tôi.”

Nghe vậy, chúng tôi đều cảm thấy rất vui mừng. Bà Mai đã có biến hóa thật to lớn!

Sư phụ giảng:

”Khi chư vị cảm thấy người khác làm không tốt, khi trong tâm chư vị không vượt qua được, thì chư vị hãy nghĩ thử xem, vì sao trong tâm tôi lại không vượt qua được? Họ có thực sự có vấn đề không? Hay là trong tâm bản thân tôi có vấn đề? Phải nghĩ cho kỹ. Giả như thực sự mình không có vấn đề gì, xác thực họ làm có vấn đề, vậy thì chư vị hãy thiện ý mà nói với họ, vậy sẽ không có mâu thuẫn, đảm bảo là như vậy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

Qua sự biến hóa lần này của đồng tu, tôi chân chính nhận thức được rằng sai là ở mình, chính là bản thân tôi không có thiện tâm, không thể hiểu cho những khó khăn của đồng tu. Cố chấp vào chấp trước của đồng tu, mang theo tư tâm đề cao bản thân để loại bỏ chấp trước, càng nghiêm trọng hơn là vờ xem mình là một “người tốt bụng”, không có trách nhiệm với Pháp, khiến cho mắt nhìn không rõ. Sau khi nhận thức ra, thị lực của tôi cũng đã tốt hơn rất nhiều.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/17/373950.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/26/172602.html

Đăng ngày 06-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share