Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-08-2009] Là một giáo viên trong nhiều năm, tôi bị dính vào một quan niệm mà ảnh hưởng tới việc chứng thực Pháp của tôi.

Trong sự nghiệp dạy học của tôi, tôi dạy và sinh viên lắng nghe. Tôi luôn cố gắng hết sức để trả lời các câu hỏi của sinh viên. Đôi lúc, khi tôi sai, tôi cố gắng tìm một cái cớ để làm cho cái sai trông có vẻ đúng để giữ thể diện. Dần dần tôi hình thành một quan điểm, “Tôi đúng. Các vị phải theo tôi.” Quan điểm này theo thời gian đã trở thành một thói quen. Có ý thức hay không có ý thức, thứ này đã trở thành một quan niệm cắm rễ sâu cái mà chi phối cách hành xử của tôi. Bất kể điều gì, ý nghĩ đầu tiên của tôi bị can nhiễu bởi nhận thức sai lầm này. Khi bên cạnh người khác, tôi thích trở thành trung tâm của sự chú ý và nói với những người khác nên làm như thế nào. Nếu người khác không nghe theo tôi, tôi sẽ nói theo cách kiêu căng không ai chịu được. Đôi khi, ngay cả nếu tôi có giữ im lặng, tôi cũng không thể có được sự bình tĩnh. Khi tôi bị động chạm đến bởi những người khác, tôi không thể giữ được bình tĩnh và đôi khi phải đối mặt với những sự đấu tranh dữ dội trong tâm.

Một vài học viên chân thành chỉ ra chấp trước của tôi và tôi biết rằng họ nói đúng, nhưng tôi không không chú ý nhiều đến nó. Và tôi cũng không nhìn vào trong. Tôi chỉ kiềm chế bản thân không nói quá nhiều. Tôi không nhận ra vấn đề của tôi nghiêm trọng thế nào cho đến một ngày tôi cãi vã với người bạn cùng phòng vì một số vấn đề nhỏ.

Khi tôi đối diện với sinh viên, tôi luôn có một cảm giác vượt trội hơn và thường dùng cách nghĩ của tôi để đo lường người khác, và yêu cầu những người khác tuân theo những ước muốn của tôi. Cụ thể là sau khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi luôn luôn nghĩ rằng những ý nghĩ của tôi là từ Pháp. Tôi hình thành quan niệm rằng sự hiểu biết của tôi chắc phải đúng và người khác thì sai. Do vậy, những người khác phải theo tôi. Sư Phụ giảng,

Tôi nói rằng chư vị không thể đứng tại hoàn cảnh này mà nhận thức một trạng thái khác”(Chuyển Pháp Luân)

Hàng tỷ người trên thế giới này đến từ những vũ trụ khác nhau và mang theo bên họ những đặc tính khác nhau mà được nuôi dưỡng trong vũ trụ của họ. Làm sao mà họ có thể giống nhau? Tôi hiểu rằng tôi không thể đo lường những người khác với tiêu chuẩn của mình. Tôi có thể ngộ được một số thứ trong Phật Pháp vô biên. Làm sao tôi có thể dùng quan điểm riêng của mình để đo lường những tầng thứ khác nhau của những chúng sinh khác nhau ở những vị trí khác nhau?

Tôi tiếp tục hướng nội tìm và nhận ra rằng tâm tôi không có đủ từ bi, do vậy làm sao tôi có thể khoan dung với người khác. Đây là sự ích kỷ. Là một người tu luyện chúng ta phải tiêu diệt sự ích kỷ, và hoàn toàn giải thoát bản thân khỏi nhiều loại quan niệm mà chúng ta hình thành trong vũ trụ cũ. Chúng ta phải trở thành những lạp tử của Đại Pháp, trở thành những lạp tử của vũ trụ mới.

Sư Phụ dạy chúng ta nhiều lần,

Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm.” (Chuyển Pháp Luân)

Trong giai đoạn cuối cùng của chính Pháp, tôi nhận ra rằng hướng nội tìm là một vũ khí diệu kỳ mà Sư Phụ đã ban cho chúng ta. Chúng ta có thể vượt qua những khảo nghiệm khác nhau và viên mãn chỉ khi chúng ta học Pháp tốt và hướng nội tìm.

Hỡi các đồng tu, chúng ta hãy nghiêm túc với việc tu luyện. Chúng ta đang bước đi trên đoạn đường cuối để về nhà. Chúng ta không thể để bất kỳ chấp trước nào làm chậm sự tu luyện hay là để nó can nhiễu đến sứ mệnh cứu độ chúng sinh của chúng ta.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/13/206344.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/28/110367.html
Đăng ngày: 28-08-09, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share