Bài của một đệ tử ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-08-2009] Nhiều lúc, khi thấy các bạn đồng tu không siêng năng hay có nhiều chấp trước, tôi trở nên mất kiên nhẫn, và đôi khi tôi thậm chí còn tức giận với họ. Tôi cảm thấy rằng họ không tu luyện tốt. Tôi trở nên mất kiên nhẫn và bắt đầu than phiền hay khiển trách họ. Thỉnh thoảng tôi bắt đầu tranh luận với họ và cảm thấy bực bội. Khi tôi chỉ ra khuyết điểm của một bạn đồng tu cho người đó, anh ấy trả lời mỉa mai và nói những điều khó chịu với tôi. Giữa chúng tôi có một khoảng cách, và kết quả là, tôi còn không muốn nhìn thấy bạn đồng tu này. Thỉnh thoảng khi tôi đọc một đoạn của Pháp, tôi cảm thấy rằng nó có liên quan đến anh ấy và rằng anh ấy nên nhìn vào bên trong. Bất cứ điều gì tôi nhìn thấy ở đệ tử đồng tu luôn luôn là những khuyết điểm. Trong lúc nhóm chia sẻ kinh nghiệm, tôi thường nói với anh ấy tôi bền bỉ học Pháp và luyện công như thế nào. Tôi làm như vậy với một ý nghĩ rằng chúng tôi là một chỉnh thể và không ai có thể bỏ lại đằng sau, vì thế chúng tôi có thể giúp đỡ và dẫn đường lẫn nhau.
Tôi thường cố gắng tìm bên trong đối với vấn đề này, nhưng tôi tin đơn giản rằng điều này là do tôi không đủ từ bi. Vài ngày trước, khi tôi có một cuộc tranh luận nhỏ với chồng tôi, anh ấy nói:” Em đã không tu luyện. Em tu luyện không hiệu quả.” Tôi đã thực sự sửng sốt. Rõ ràng rằng Sư Phụ đang dùng chồng tôi để cho tôi nhìn thấy điều gì đó, vì thế tôi quyết định trừ bỏ các chấp trước và nhìn vào bên trong từ một góc độ mới. Khi tôi không nhìn vào bên trong, tôi đã không nhận thấy những vấn dề của mình. Khi tôi nhìn vào bên trong, tôi đã bất ngờ. Tôi có tất cả những chấp trước mà tôi đã nhìn thấy ở những đệ tử khác.
Tôi tìm thấy chấp trước về hiển thị và tin rằng mình tốt hơn những người khác. Tôi đã cố gắng giúp họ làm tốt. Cố ý hay vô ý, tôi đã phô trương và cố gắng chứng thực bản thân. Tôi muốn vượt trội hơn những người khác trong mọi việc mà tôi làm, đó là thể hiện của tâm tranh đấu. Khi tôi thấy các bạn đồng tu có tình trạng tài chính tốt hơn, không phải lo lắng cho nhu cầu hàng ngày của họ, tôi cảm thấy khâm phục họ. Kỳ thực chính là những tâm chấp trước này đã gây ra vấn đề, đặc biệt là chấp trước tật đố và hiển thị. Sư phụ đã giảng Pháp đặc biệt về điều này. Tôi đã tu luyện trong 11 năm, nhưng tôi đã không làm theo những lời dạy của Sư Phụ. Tôi đã không tu bỏ tất cả những chấp trước này, thay vào đó, tôi chấp trước vào những chấp trước của các bạn đồng tu. Với tất cả những chấp trước này, tôi đã làm những việc tạo ra khoảng cách giữa bản thân và các bạn đồng tu, vậy mà tôi vẫn tin rằng tôi tinh tấn và tu luyện tốt. Không có sự điểm hóa của Sư Phụ giúp tôi nhìn ra những điều này, tôi hẳn đã tu luyện vô ích.
Tôi trở nên hiểu ra rằng ba việc chúng ta đang làm không phải cho mục đích viên mãn cá nhân. Thay vào dó, chúng ta nên nhìn vào bên trong từ góc độ của Pháp. Chúng ta là những đệ tử đồng tu, và chúng ta đều là đệ tử của Sư Phụ. Chỉ là các con đường tu của chúng ta là khác nhau. Tại sao chúng ta luôn nhìn vào những thiếu sót của người khác, khiển trách, than phiền và coi thường họ? Sư Phụ giảng trong” Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007″:
“Thái độ mỗi người tu luyện đối với người khác cũng là biểu hiện tu luyện của bản thân, vậy nên mỗi cá nhân đều cần phải minh bạch về phương diện này.”
Thực sự việc chúng ta nhìn thấy những thiếu sót của người khác không phải là ngẫu nhiên. Sư phụ dùng những chấp trước người thường mà chúng ta vẫn có để cho chúng ta cơ hội thăng tiến bản thân. Trên con đường tu luyện, vào bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có những khảo nghiệm và khổ nạn. Sư Phụ giảng:
“Nói là ‘còn lại không đáng mấy’, nhưng nó còn rất lớn, chư vị vẫn không qua được; vậy làm thế nào đây? [Chỗ ấy] sẽ được phân thành vô số rất nhiều các phần, đặt tại các tầng tu luyện của chư vị; lợi dụng chúng để đề cao tâm tính của chư vị, chuyển hoá nghiệp lực của chư vị, tăng công của chư vị.” (Chuyển Pháp Luân)
Chấp trước nào của chúng ta cần phải từ bỏ? Điểm nào chúng ta cần thăng tiến? Tất cả điều này là an bài có hệ thống. Nếu chúng ta muốn thăng tiến, sẽ có khảo nghiệm, và chúng sẽ tới từ cả những bạn đồng tu lẫn người thường. Việc chúng ta nhìn nhận điều đó và làm những điều chúng ta cần phải làm là tùy vào chính chúng ta.
Nếu chúng ta thực sự có trách nhiệm với Pháp và với các bạn đồng tu, trách nhiệm cho bản thân và cho chúng sinh, chúng ta sẽ chỉ ra những thiếu sót của người khác với sự từ bi. Trong lúc ấy, chúng ta cũng nên tìm ra những thiếu sót của bản thân và trừ bỏ chúng.
Đệ tử Đại Pháp là phải ủng hộ và quan tâm lẫn nhau, hiểu biết và nhắc nhở lẫn nhau, khoan dung và rộng lượng. Chúng ta nên theo kịp yêu cầu của Pháp và làm tốt ba việc. Bằng cách này, khi chúng ta có một trái tim thuần khiết, chúng ta sẽ làm ba việc một cách an toàn và trôi chảy, và cứu độ thêm nhiều chúng sinh. Chúng ta sẽ tĩnh tâm trong học Pháp và luyện công. Cùng lúc đó, chúng ta đang loại trừ những khoảng cách sắp đặt bởi cựu thế lực, và tạo thành một chỉnh thể hòa hợp và kiên cố.
Sư Phụ dùng cả trái tim để cho mỗi đệ tử của Ngài có cơ hội thăng tiến. Ngài dùng môi trường tu luyện để giúp các đệ tử sáng tỏ và tu bỏ những chấp trước và quan niệm người thường, và phá vỡ những vỏ bọc người thường của chúng ta để đồng hóa với đặc tính của vũ trụ. Sau khi Ngài tịnh hóa thân thể chúng ta, đề cao cảnh giới của chúng ta để đạt tới trạng thái thuần tịnh, Ngài sẽ đưa chúng ta về nhà khi viên mãn.
Tạ ơn Sư Phụ đã cho con những cơ hội này để hiểu Pháp ở một tầng cấp sâu hơn. Bước tiếp theo, con sẽ tu luyện bản thân và thăng tiến.
Các bạn đồng tu, xin từ bi chỉ ra những điều chưa đúng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/13/206435.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/25/110294.html
Đăng ngày 28-08-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.