[MINH HUỆ 05-08-09] Là người tu luyện, chúng ta không nên chần chừ trì hoãn việc buông bỏ các chấp trước. Có thể chúng ta sẽ mất đi thời gian quý giá cứu độ chúng sinh. Kéo dài công việc, chần chừ là một vấn đề tồi tệ. Có nhiều lý do một người tu luyện bị ảnh hưởng bởi vật chất “trì trệ”. Tôi xin chỉ ra một vài lý do cho tình huống này:

1. Chúng ta không tinh tấn học Pháp. Vì thế, chủ ý thức của chúng ta không đủ mạnh, và tâm chúng ta không đủ tĩnh để đề cao lên.

2. Chúng ta không muốn chủ động đồng hóa với Pháp, mà lại chờ để được Pháp đồng hóa chúng ta. Biểu hiện ở đây là một người biết chắc mình phải làm gì, và biết rõ sự cấp bách, nhưng vẫn không lo lắng và tỏ ra bàng quan. Một khi mọi việc trở nên cấp bách, chủ ý thức được thức tỉnh trước tình huống tồi tệ, và hấp tấp hành động. Tuy nhiên, đã bị mất quá nhiều thời gian, nên người đó không thể thực hiện công việc một cách thấu đáo chu tất. Chính vì thế, bạn không thể đạt được kết quả tốt nhất. Thêm vào đó, cơ hội tốt nhất đã mất, lại càng nhiều khó khăn thêm vào vấn đề.

3. Chúng ta không đủ từ bi. Đó là lý do tại sao một người nghĩ rằng buông bỏ chấp trước thật là khó. Quá trình hình thành suy nghĩ về một việc gì đó nhưng không bao giờ hành động, là quá lâu. Nếu một quá trình không được thay đổi, thì một công việc lẽ ra có thể được hoàn thành trong 10 phút sẽ không thể được làm xong trong vài tháng. Tất cả những chấp trước mà chúng ta có là trở ngại để chúng ta vượt qua bằng cách tu luyện tinh tấn, và đó cũng là những gánh nặng cản trở chúng ta cứu độ chúng sinh. Nếu chúng ta thực sự coi việc cứu độ chúng sinh là quan trọng, và nếu chúng ta từ bi khi chúng ta thấy một người đang gặp nguy hiểm vì không biết sự thật, thì không khó để buông bỏ những chấp trước này.

4. Khi buông bỏ những chấp trước, lại chần chừ. Việc này cũng liên quan tới các chấp trước khác như hối hận và thiếu kiên nhẫn. Một học viên viết rằng trạng thái của người ấy không đúng, nhưng lại không quyết tâm thay đổi. Chính vì thế, một khi một người đột nhiên thức tỉnh và nhận ra mình đã tụt hậu như thế nào trên con đường tu luyện, một học viên biết lo lắng sẽ cảm thấy hối hận và mất kiên nhẫn. Bị ảnh hưởng bởi những chấp trước như vậy, người đó sẽ nghĩ đến việc đi đường tắt, điều này khiến cho cựu thế lực dễ dàng lợi dụng.

5. Nhập vào vòng luẩn quẩn tu luyện tinh tấn, rồi lại buông lơi, lại tinh tấn trở lại, rồi lại buông lơi. Nếu một người coi buông lơi như là động lực để tiến lên, và là một cách đề cao bản thân trong tu luyện, thì sẽ dễ dàng rơi vào một trạng thái giống như vừa hút thuốc vừa tu luyện cùng một lúc – không biết rằng mình đang hủy hoại và thanh lọc bản thân mình cùng một lúc.

6. Đặt ra mục tiêu quá thấp. Một học viên quá tự phụ và tự tin có thể nghĩ rằng mình sẽ có những hành động đúng khi cần thiết. Thực ra, thay vì coi việc cứu độ chúng sinh làm việc quan trọng nhất, người đó coi việc đề cao bản thân là quan trọng hơn. Nếu coi trọng việc cứu độ một số lượng lớn chúng sinh, thì người đó sẽ không quá tự tin, và sẽ hành động ngay lập tức để cứu độ chúng sinh.

7. Không thể phân biệt được những việc quan trọng hay không. Thay vì đánh giá mọi việc từ một góc nhìn rộng, lại nghĩ rằng những gì mình đang làm là quan trọng. Điều này cũng giống như bị mù và người học viên đó không thể hiểu làm thế nào để đạt được các tiêu chuẩn cho những việc lớn hơn.

Tôi đã muốn chia sẻ những kinh nghiệm này từ lâu, nhưng tôi chần chừ cho tới tận bây giờ. Thực ra, sau khi tôi tĩnh tâm lại, chỉ mất một giờ đồng hồ để viết bài này.
Xin vui lòng chỉ ra những gì còn thiếu sót.
______________________________________________________________________________
Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/5/205904.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/17/110098.html
Đăng ngày 24-08-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share