Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-08-2009] Sau khi đọc bài chia sẻ kinh nghiệm “Hãy hạ thấp mình xuống” trong chủ đề số 392 của thời báo Minh Huệ hàng tuần, rất nhiều ý nghĩ xuất hiện trong đầu tôi. Như thể là bài chia sẻ này đang nói về tôi. Đúng thế, tôi đã và đang đi trên con đường tu luyện với chấp trước bướng bỉnh này bám bên mình, cái mà làm tôi nghĩ mình giỏi hơn những người khác. Ngay cả khi tôi thân thiện với người khác, dù là người tu luyện hay không là người tu luyện, yếu tố ẩn giấu và chai lỳ này tồn tại trong mỗi một ý nghĩ của tôi và chi phối tất cả sự bốc đồng của tôi.

Cái quan niệm này tự nó bộc lộ thông qua việc coi mình là trung tâm của tôi, tin rằng tôi luôn đúng trong tất cả mọi tình huống, kiên trì trong cách làm việc của mình, và thiếu tôn trọng người khác. Đó chưa phải là tất cả. Quan niệm này là gốc rễ gẫy ra việc không ưa người khác, chú ý đến những khuyết điểm của người khác và cho rằng mình giỏi hơn những người khác. Quan niệm đó còn dẫn đến hệ quả khác là thích chỉ trích người khác, tuy nhiên lại không bao giờ nhìn vào trong bản thân mình. Mặc dù đôi khi tôi khen ngợi người khác, tôi vẫn xem mình giỏi hơn bất kỳ ai. Và đừng quên rằng thỉnh thoảng tôi đã trở nên mất lý trí như thế nào và để quan niệm này lèo lái những việc mình làm.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng những người lớn lên ở Trung Quốc thì bị nhiễm văn hóa Đảng, cái văn hóa mà có thể biến họ trở nên tệ hơn. Mặc dù ngay cả khi người đó hoàn toàn vô căn cứ, nhưng anh ta vẫn tranh cãi với người khác. Nó giống như Sư Phụ miêu tả trong Pháp khi người lái xe đâm vào một học viên lớn tuổi, liền nhảy ra khỏi xe và trách mắng bà ấy đi đường mà không nhìn. Bất cứ khi nào người bị chi phối bởi những quan niệm này gặp phải vấn đề, họ sẽ ngay lập tức đổ lỗi cho người khác, ngay cả nếu họ có lỗi. Đúng vậy, vài người trong số họ có thể nhận ra là họ có lỗi. Nhưng có quá nhiều người cho rằng họ luôn luôn đúng và không thừa nhận bất kỳ khuyết điểm nào.

Sau khi tập luyện Pháp Luân Công, tôi đã nhận ra một số chấp trước, và tôi đã thay đổi rất nhiều, nhưng chấp trước này lại được ẩn giấu sâu. Nhiều lúc nó tự thể hiện ra khi tôi từ chối hợp tác với các học viên khác. Cụ thể, khi một học viên là một thầy giáo được học sinh và phụ huynh tin tưởng và kính trọng, tôi vẫn cứng đầu từ chối hợp tác.

Mỗi học viên đều có chấp trước riêng của mình. Một số học viên khó thể hiểu được tại sao có một số vẫn chấp trước mạnh mẽ vào tự ngã hoặc là tự hào và kiêu căng.

Khi những học viên có chính niệm mạnh giảng chân tướng và cố gắng thuyết phục mọi người thoái Đảng cộng sản Trung Quốc, họ không thể hiểu tại sao một số học viên vẫn sợ hãi cuộc bức hại, giấu mình ở nhà, và không làm những gì có thể để cứu độ chúng sinh. Những học viên không có chấp trước về danh và lợi cảm thấy lạ khi có những học viên vẫn đánh bạc và cố gắng làm giàu. Thực tế, đây là những chấp trước mà cần phải vứt bỏ.

Điều mà tôi đang cố muốn nói với những suy nghĩ lan man ở trên là những học viên mà có chấp trước giống tôi sẽ tự tạo khoảng cách với những đồng tu và làm cản trở nỗ lực cứu độ chúng sinh của Sư Phụ.

Vậy chúng ta nên làm gì? Một học viên viết một bài chia sẻ về người Mỹ giáo dục con trẻ từ khi chúng còn ở mẫu giáo, dạy chúng làm thế nào để hòa nhập với xã hội và hòa hợp với những người khác. Tôi phải bắt đầu từ trình độ của một trẻ em mẫu giáo, tìm ra những mặt tốt của các đồng tu, và khuyến khích người khác nhiều hơn. Đồng thời, tôi phải chỉ ra những nhược điểm của họ một cách từ bi, để chúng ta có thể hòa hợp và như kim cương bất hoại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/1/205498.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/19/110143.html
Đăng ngày: 22-08-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share