[MINH HUỆ] [Lưu ý: Minghui Net (phiên bản tiếng Trung của trang web Minh Huệ) vẫn đang trong quá trình phân loại thông tin thu thập được, bổ sung thông tin mới và hoàn thiện cuốn biên niên sử này. Người đọc cần trích dẫn tài liệu nên tải về và sử dụng phiên bản mới nhất.

Từ giai đoạn bắt đầu chuẩn bị giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng đến nay, thế giới này đã trải qua rất nhiều thay đổi và nhiều sự kiện đã diễn ra xoay quanh Pháp Luân Đại Pháp. Trong bối cảnh lịch sử hiện tại, các biên tập viên đã hết sức nỗ lực thu thập và biên soạn những sự kiện lịch sử sau đây làm nguồn dữ liệu thuận tiện để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về Pháp Luân Đại Pháp của độc giả. Các biên tập viên đã quyết định công bố phiên bản hiện tại của cuốn biên niên sử này, đồng thời xin được đề nghị các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới góp ý chỉnh sửa những thông tin thiếu chính xác và hoàn thiện cuốn tài liệu này.

* * * * * * * * *

Quá trình Minh Huệ Net biên soạn cuốn biên niên sử này: Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Đại Pháp Luân Đại Pháp hoặc Pháp Luân Công, một môn tu luyện Phật gia thượng thừa, được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra vào tháng 5 năm 1992. Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện cả tâm lẫn thân, lấy tiêu chuẩn của đặc tính tối cao của vũ trụ, “Chân – Thiện – Nhẫn” làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hóa của vũ trụ mà tu luyện. Hàng trăm triệu học viên đã chứng minh qua quá trình tu luyện của họ rằng Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp tu luyện tuyệt vời. Bên cạnh việc giúp người chân tu đạt đến tầng thứ cao, Pháp Luân Đại Pháp còn đóng một vai trò vô cùng tích cực trong việc ổn định xã hội, cải thiện sức khỏe và nâng cao chuẩn mực đạo đức của con người.

Đến giữa tháng 2 năm 2004, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, Chuyển Pháp Luân, đã được dịch ra 25 thứ tiếng và xuất bản ở nhiều khu vực trên thế giới. Cuốn sách Pháp Luân Công đã được dịch ra 30 ngôn ngữ và tiếp tục được dịch ra các ngôn ngữ khác. Tính đến năm 2004, Pháp Luân Đại Pháp đã được luyện tập ở hơn 60 quốc gia, và người dân từ nhiều nơi trên thế giới liên tục bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Đến giữa tháng 2 năm 2004, các chính quyền địa phương, các ủy viên của các hội đồng lập pháp và các tổ chức trên thế giới đã ban hành 1.223 giải thưởng và thư chúc mừng Pháp Luân Đại Pháp và nhà sáng lập pháp môn này. Trong đó có 1.051 giải thưởng và thư chúc mừng đến từ Hoa Kỳ, 135 đến từ Canada, 12 đến từ Úc, 9 đến từ Đài Loan, 6 đến từ Trung Quốc (trước khi cuộc đàn áp xảy ra), 6 đến từ Châu Âu, và New Zealand, Nhật Bản, Indonesia và Peru, mỗi nước 1 giải thưởng.

Bắt đầu từ năm 2000, Đại sư Lý Hồng Chí đã được đề cử giải Nobel Hòa bình trong bốn năm liên tiếp.

Trong quá trình thu thập thông tin quan trọng này, Trung tâm Thông tin Minh Huệ đã chia biên niên sử này thành bốn giai đoạn sau:

  1. Giai đoạn chuẩn bị hồng truyền Pháp Luân Công (từ ngày 13 tháng 5 năm 1991 đến tháng 5 năm 1992);
  2. Giai đoạn hồng truyền Pháp Luân Công (từ ngày 13 tháng 5 năm 1992 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994);
  3. Giai đoạn phổ truyền Pháp Luân Công ra khắp thế giới (từ năm 1995 đến ngày 20 tháng 7 năm 1999);
  4. Giai đoạn Chính Pháp phản bức hại và giảng chân tướng (từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đến nay).

Nội dung được chia thành các vấn đề chính sau đây:

  • Các công việc chuẩn bị trước khi Đại sư Lý Hồng Chí hồng truyền Pháp Luân Công;
  • Tổng quan về các khóa học Pháp Luân Công do Đại sư Lý Hồng Chí giảng dạy tại Trung Quốc Đại lục từ tháng 5 năm 1992 đến cuối năm 1994;
  • Tổng quan về các khóa học Pháp Luân Công do Đại sư Lý Hồng Chí giảng dạy ở Châu Âu năm 1995;
  • Ghi nhận và các giải thưởng của chính phủ các nước trong quá trình hồng truyền Pháp Luân Công;
  • Xuất bản và lưu hành các cuốn sách Pháp Luân Công trong thời gian hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp;
  • Các phương tiện truyền thông báo cáo về Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục khi hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp.

1. Chuẩn bị hồng truyền Pháp Luân Công (từ ngày 13 tháng 5 năm 1991 đến tháng 5 năm 1992)

– Ngày 13 tháng 5 năm 1951 (tức ngày mồng 8 tháng Tư Âm lịch), Đại sư Lý Hồng Chí được sinh ra trong một gia đình trí thức bình thường ở thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

– Khi Đại sư Lý Hồng Chí lên 4 tuổi, Pháp sư Toàn Giác, truyền nhân đời thứ mười của một môn Đại Pháp đơn truyền bên Phật gia, đã bắt đầu dạy Đại sư Lý Hồng Chí tu luyện. Môn tu luyện này lấy đặc tính tối cao của vũ trụ, “Chân -Thiện-Nhẫn”, làm chỉ đạo.

– Khi Đại sư Lý Hồng Chí 8 tuổi, Pháp sư Toàn Giác đã đưa các chữ “Chân – Thiện – Nhẫn” vào khóe mắt của Đại sư để Đại sư thời thời khắc khắc đều có thể nhìn thấy những chữ này mà người khác không thấy. Trong những năm tiếp theo, Pháp sư Toàn Giác giảng cho Đại sư Lý nội hàm của ba chữ này: “Chân” nghĩa là làm gì cũng chân chính, nói lời chân, không lừa dối, không nói dối, làm mà sai thì không che đậy, tương lai sẽ đạt được “phản bổn quy chân” (trở lại bản ngã của chính mình); “Thiện“ chính là có tâm từ bi, không bắt nạt người khác, cảm thông với kẻ yếu, trợ giúp kẻ yếu, lấy việc giúp người làm vui, làm nhiều việc tốt; “Nhẫn” chính là khi gặp khó nạn, khi chịu khuất nhục, thì vẫn khoan dung, tâm vững vàng, không oán không hận, không nhớ báo thù, có thể chịu khổ trong những cái khổ, có thể nhẫn được những việc mà người bình thường khó mà nhẫn được. Từ năm 8 tuổi, Đại sư Lý Hồng Chí đã đắc được Đại Pháp thượng thừa và có đại thần thông.

– Khi Đại sư Lý Hồng Chí 12 tuổi, sư phụ đầu tiên của Đại sư Lý rời đi. Lúc gần đi, sư phụ thứ nhất nói: “Sẽ còn có những sư phụ khác đến để dạy con.” Sư phụ thứ hai chủ yếu dạy Đại sư luyện công phu bên Đạo gia, gồm luyện quyền cước, đao thương kiếm, nội ngoại kiêm tu. Vài năm sau, vị sư phụ thứ hai cũng rời đi. Trước khi đi, sư phụ thứ hai nói với Đại sư: “Ta là Bát Cực Chân Nhân, vân du tứ hải. Sau khi ta đi, hãy nhớ kỹ một điều – phải luyện công tinh tấn.”

– Năm 1972, Đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu làm việc trong xã hội. Lúc này, sư phụ thứ ba, một vị sư phụ Đại Đạo mang Đạo hiệu là Chân Đạo Tử, đến từ Núi Trường Bạch để dạy Đại sư Lý. Vị sư phụ này đến gặp ông trong trang phục của người thường, chủ yếu dạy Đại sư Lý pháp tu nội công, và không tiết lộ về nơi ông sống.

– Năm 1974, vị sư phụ Đại Đạo lại rời đi. Sau đó, một nữ sư phụ phái Phật gia đến dạy cho Đại sư Lý Hồng Chí, chủ yếu truyền thụ pháp lý và công pháp Phật gia cho Đại sư. Lúc đó, công lực của Đại sư Lý đã đạt đến tầng thứ rất cao.

– Năm 1982, Đại sư Lý Hồng Chí từ bộ đội chuyển ngành đến công tác ở thành phố Trường Xuân. Luyện công còn khắc khổ hơn nữa. Trong mười mấy năm tiếp theo, hầu như mỗi lần đến một tầng thứ thì lại có một sư phụ mới đến truyền công, mỗi lần đến một tầng thứ thì đều phải trải qua một đợt khổ nạn. Rất nhiều ma nạn đều là người bình thường không thể tưởng tượng nổi. Trải qua mấy chục năm khắc khổ tu luyện, Đại sư Lý Hồng Chí đã luyện được tuyệt thế công phu. Không chỉ công lực đạt đến tầng thứ cực kỳ cao, mà quan trọng hơn là Đại sư Lý Hồng Chí còn nhìn thấy được chân lý của vũ trụ, nhìn thấy được trong vũ trụ từ lâu đã tồn tại rất nhiều điều vô cùng tốt đẹp, nhìn thấy được nguồn gốc của nhân loại, sự phát triển của nhân loại, cũng như tương lai của nhân loại.

– Trong khi tu luyện khắc khổ, Đại sư Lý Hồng Chí luôn có một thắc mắc trong tâm: “Những vị sư phụ này vì sao lại dạy ta công phu? Tại sao ta lại đến thế giới này?” Khi công lực và tầng thứ tu luyện đề cao, Đại sư đã ngày càng nhận thức sâu sắc về nhân loại và nhân sinh.

– Đại sư Lý Hồng Chí cảm thấy rằng con người vốn nên được sống tốt. Nhưng vì con người bị lạc vào cõi mê nên tâm hồn tha hóa, thân thể phải chịu khổ đau, bệnh tật. Cho dù mức sống và kinh tế của người dân đang được cải thiện nhanh chóng nhưng chuẩn mực đạo đức không theo kịp. Mỗi khi nghĩ đến điều này, Đại sư Lý lại thấy phiền não trong tâm. Con người cần phải có thân thể khỏe mạnh, tráng kiện, tư tưởng thăng hoa, như thế mới có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp và sống một cuộc sống hạnh phúc. Sau khi ý thức được trách nhiệm của mình, Đại sư quyết tâm nỗ lực giúp người dân cải thiện sức khỏe và khôi phục lại các giá trị đạo đức tốt đẹp. Để đạt mục tiêu này, Đại sư đã lấy chính những gì luyện được qua nhiều năm độc tu làm cơ sở, cải biên một bộ thích hợp để cho người thường tu luyện. Đại sư nhận ra rằng mục tiêu này mặc dù tốt nhưng đầy gian nan, đó là một con đường hết sức phức tạp và gian khổ. Nhưng khi đã hạ quyết tâm, Đại sư liền hành động không chút do dự.

– Bắt đầu từ năm 1984, Đại sư Lý Hồng Chí đã khảo sát và nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng các môn phái khí công ở trong và ngoài Trung Quốc. Đại sư còn tham dự một số lớp học khí công. Đại sư đã phân tích các đặc tính của con người thời hiện đại, vì Pháp Luân Đại Pháp sẽ được dạy trong xã hội người thường nên cần phải thích nghi với lối sống của con người hiện đại. Người bình thường đều cần làm việc nên thời gian luyện tập hàng ngày là có hạn. Các pháp môn tu luyện truyền thống quá phức tạp mà tăng trưởng công lực lại quá chậm. Đại sư Lý Hồng Chí đã xác định Pháp Luân Đại Pháp cần phải khắc phục được những nhược điểm này và giữ lại những ưu điểm của phương pháp tu luyện truyền thống. Đại sư thấy rằng bệnh tật của con người căn bản là từ cái tâm mà ra. Mọi người đều mong cầu sự tốt lành, nhưng do tâm bị mê lạc mà hết thảy cái xấu đều đã xuất hiện. Do đó, Đại sư đã quyết cải biên một pháp môn tu luyện phù hợp tối đa với con người hiện đại, đó là Pháp Luân Công (vì pháp môn tu luyện Pháp Luân Tu Phật Đại Pháp mà Đại sư Lý Hồng Chí trải qua là phương pháp tu luyện hết sức lớn và không thể truyền phổ cập).

– Bắt đầu từ năm 1984, Đại sư Lý Hồng Chí đã dốc toàn tâm cho việc sáng lập ra pháp môn tu luyện Pháp Luân Công. Pháp Luân của Phật gia, Âm Dương của Đạo gia, hết thảy trong thế giới mười phương đều có trong Pháp Luân Công. Trong quá trình sáng lập ra Pháp Luân Công, tất cả các sư phụ của Đại sư đã quay trở lại. Các sư phụ trong Phật gia, Đạo gia, Tiên Thiên Đại Đạo, và các môn tu luyện khác đều tham gia vào quá trình này. Mỗi từng động tác của các bài công pháp Pháp Luân Công đều do các vị sư phụ này chỉ đạo, trải qua nhiều lần cân nhắc, luyện đi luyện lại, sau đó thể nghiệm rồi mới định ra. Cho nên mới nói Pháp Luân Công không chỉ có những điều trong Phật gia mà còn quy tụ đủ loại thần thông trong vũ trụ, đều tạo nên tinh hoa của vũ trụ.

– Năm 1989, sau khi Pháp Luân Công đã định hình, Đại sư Lý Hồng Chí không vội vã truyền ra công chúng, mà thận trọng để đảm bảo không còn gì sơ sót, thật sự có trách nhiệm với xã hội, trước tiên, Ngài chỉ truyền dạy cho một số đệ tử luyện công này. Sau hơn hai năm quan sát, những đệ tử này đã tu lên đến tầng rất cao. Chẳng hạn, để đạt đến “Tam hoa tụ đỉnh”, người tu luyện ở các công pháp khác phải mất cả chục năm, thậm chí vài chục năm khổ tu mới có thể đạt tới, nhưng một số đệ tử của Đại sư Lý tu luyện Pháp Luân Công chỉ hai năm mà đã đạt đến tầng thứ này, đủ thấy tốc độ tăng công của Pháp Luân Công là hết sức nhanh.

2. Giai đoạn hồng truyền Pháp Luân Công (từ ngày 13 tháng 5 năm 1992 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994)

2.1 Tổng quan

Ngày 13 tháng 5 năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu tiên truyền Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Cùng năm đó, Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về Pháp Luân Công đã công nhận toàn diện các bài công pháp, pháp lý, và hiệu quả của Pháp Luân Công. Hiệp hội này công nhận Pháp Luân Công là một trong những môn khí công trực thuộc Hiệp hội, đồng thời còn ủng hộ và hỗ trợ việc quảng bá Pháp Luân Công.

Từ ngày 13 tháng 5 năm 1992 đến ngày 21 tháng 12 năm 1994, do Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công địa phương mời tham dự khắp Trung Quốc, Đại sư Lý Hồng Chí đã tổ chức 56 khóa học về các nguyên lý và dạy các bài công pháp. Mỗi khóa học kéo dài khoảng mười ngày, và hàng chục ngàn học viên đã tham dự. Đến bất cứ nơi đâu, Đại sư Lý cũng đều nhận được sự chào đón nồng nhiệt và sự ủng hộ mạnh mẽ của người tham dự khóa học.

Thực tế chứng minh Pháp Luân Công, với công hiệu chữa bệnh kỳ diệu, đã có những đóng góp vô giá đối với xã hội. Đại sư Lý Hồng Chí đã bôn ba không biết mệt mỏi hết nơi này đến nơi khác để thực thi sứ mệnh của mình. Mỗi người học Pháp Luân Công đều biết rằng Pháp Luân Công không hổ danh là pháp môn tu luyện tuyệt thế, khởi điểm ở trình độ rất cao và mang lại cho người học rất nhiều lợi ích. Pháp Luân Công cấp cho học viên giáo lý chính thống và những điều quý giá một cách vô điều kiện, mà xét trên phương diện này thì không có trường phái khí công nào có thể sánh với Pháp Luân Công.

Bản chất vô ngã của Pháp Luân Công trước hết được biểu hiện ở việc thu phí rất thấp. Vô luận là tổ chức khóa học ở đâu, Đại sư Lý Hồng Chí đều kiên quyết chỉ thu phí ở mức tối thiểu. Ngài thường giảng: “Đã là phổ độ chúng sinh thì không thể tăng thêm gánh nặng cho người luyện công.”

Pháp Luân Công hoàn toàn là vô ngã, chỉ có truyền và cấp cho con người những điều tốt. Nó có lực lượng siêu nhiên. Khi truyền công, Đại sư Lý Hồng Chí trước hết điều chỉnh thân thể của học viên đến trạng thái thích hợp để tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ngài đã loại bỏ tận gốc bệnh cho những học viên bị bệnh, rồi khai thông kinh mạch cho họ. Hơn nữa, Ngài còn hạ nhập một Pháp Luân vào bụng dưới của mỗi học viên. Pháp Luân này trợ giúp đệ tử luyện công. Pháp Luân thường chuyển không dừng, vì thế đạt được trạng thái “Pháp luyện người”, tức là dù người học không thể lúc nào cũng luyện công nhưng Pháp Luân có thể trợ giúp người luyện công không ngừng nghỉ.

Tu luyện Pháp Luân Công là an toàn vì nó loại bỏ những yếu tố của các môn khí công khác có thể khiến người tu đi lệch. Chẳng hạn như không sử dụng ý niệm hay động tác tự phát khi luyện công. Ngoài ra, mỗi đệ tử đều có pháp thân của Sư phụ Lý Hồng Chí bảo hộ, hoàn cảnh gia đình, thậm chí mỗi điểm luyện công, cũng được thanh lý, toàn bộ trường luyện công đều có “tấm chắn an toàn” bên trên, đảm bảo đệ tử chân tu không bị ngoại tà xâm nhiễu.

Đặc điểm của các khóa học của Đại sư Lý Hồng Chí như sau: Mỗi khóa học diễn ra từ bảy đến mười ngày. Mỗi ngày, Ngài giảng Pháp khoảng một tiếng rưỡi, sau đó, dành nửa giờ dạy các bài công pháp. Ngày cuối cùng, Ngài sẽ giải đáp thắc mắc của các học viên trong quá trình tu luyện. Học phí rất thấp, đơn vị đăng cai tổ chức đều là các Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công địa phương.

2.2 Các tuyên bố và giải thưởng của chính phủ trong thời gian hồng truyền Pháp Luân Công

– Tháng 9 năm 1992, Pháp Luân Công được xác định là một trường phái khí công, trực thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, và được phép truyền trên phạm vi cả nước.

– Từ ngày 12 đến ngày 21 tháng 12 năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí đã cùng các học viên tới tham gia Hội chợ Sức khỏe Đông phương năm 1992 tại Bắc Kinh, tổ chức tại Tòa nhà Thương mại Quốc gia ở Đại Bắc Diêu, Bắc Kinh. Tại hội chợ, hiệu quả chữa bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công đã thu hút sự chú ý của mọi người. Đại sư Lý Hồng Chí trở thành người được trao nhiều giải thưởng nhất tại hội chợ.

– Ngày 30 tháng 7 năm 1993, với sự chấp thuận của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc được thành lập.

– Ngày 31 tháng 8 năm 1993, Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”, Bộ Công an, viết thư tri ân gửi Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc để cảm ơn Đại sư Lý Hồng Chí đã trị bệnh miễn phí cho những người được trao giải trong Hội nghị Quốc gia lần thứ ba về “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”.

2001-5-29-ch-thanks-letter--ss.jpg

– Ngày 21 tháng 9 năm 1993, tờ Công an Nhân dân Nhật báo do Bộ Công an Trung Quốc xuất bản đã đăng một bài báo có tiêu đề “Pháp Luân Công trị bệnh miễn phí cho các cán bộ tiêu biểu của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”. Bài báo nói rằng tất cả các cán bộ tiêu biểu, đều do Bộ Công an bình chọn, “đã thấy khỏe lên rất nhiều sau khi được Đại sư Lý Hồng Chí chữa bệnh”.

– Từ ngày 11 đến ngày 20 tháng 12 năm 1993, Đại sư Lý Hồng Chí một lần nữa đưa một số học viên tới tham gia Hội chợ Sức khỏe Đông phương năm 1993 tại Bắc Kinh, được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Tam Nguyên Kiều ở Bắc Kinh. Đại sư Lý Hồng Chí đã tham gia sự kiện này với tư cách là một trong những thành viên của Ban tổ chức Hội chợ. Đại sư Lý Hồng Chí đã có ba bài giảng vào ngày 15, 17 và 20 tháng 12. Kết thúc hội chợ, Đại sư Lý đã được trao giải thưởng danh giá nhất của Hội chợ – “Giải thưởng Khoa học Liên ngành Tiên tiến”, “Giải thưởng Vàng đặc biệt” và được vinh danh là “Đại sư khí công được quần chúng hoan nghênh nhất”.

2004-8-4-award93_expo--ss.jpg

– Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Đại sư Lý Hồng Chí đã nhận được bằng khen của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”, thuộc Bộ Công an Trung Quốc.

2004-8-4-honorary-certificate--ss.jpg

– Ngày 14 và 15 tháng 5 năm 1994, Đại sư Lý Hồng Chí đã thực hiện hai bài giảng tại thính phòng của Đại học Công an Nhân dân ở Bắc Kinh. Đơn vị tài trợ sự kiện này là Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm” của Trung Quốc.

– Ngày 3 tháng 8 năm 1994, Chính quyền thành phố Houston của Hoa Kỳ đã ban hành tuyên bố vinh danh Đại sư Lý Hồng Chí là “Công dân danh dự của Houston” và là “Đại sứ Thiện chí”.

2.3 Xuất bản và lưu hành các sách Pháp Luân Công trong thời gian hồng truyền Pháp Luân Công

– Tháng 4 năm 1993, cuốn sách Pháp Luân Công của Đại sư Lý Hồng Chí được Nhà Xuất bản Quân sự và Văn hóa Hữu nghị Hoa Kỳ chính thức xuất bản và phát hành.

– Tháng 12 năm 1993, Pháp Luân Công Trung Quốc (bản hiệu chỉnh) được Nhà Xuất bản Quân sự và Văn hoá Hữu nghị xuất bản và phát hành. Không lâu sau khi Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được xuất bản, phiên bản tiếng Trung của cuốn Pháp Luân Công Trung Quốc (bản hiệu chỉnh) được đình chỉ tái bản. Tên sách Pháp Luân Công Trung Quốc được đổi thành Pháp Luân Công.

– Tháng 9 năm 1994, Đại sư Lý Hồng Chí đích thân dạy các bài tập Pháp Luân Công và cuốn băng ghi hình do Trung tâm Truyền hình Nghệ thuật Bắc Kinh thuộc Trung tâm Truyền hình Bắc Kinh xuất bản.

– Tháng 12 năm 1994, cuốn sách chính của Đại sư Lý Hồng Chí đã được xuất bản và phân phối bởi Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc, thuộc Cục Phát thanh và Truyền hình của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

2.4 Tổng quan về các khóa truyền thụ Pháp Luân Công của Đại sư Lý Hồng Chí

Tại Trung Quốc (từ ngày 13 tháng 5 năm 1992 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994)

(1) Từ ngày 13 tháng 5 đến ngày 22 tháng 5 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên được tổ chức tại Trường Trung học V, thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Đại sư Lý Hồng Chí truyền giảng Pháp Luân Công cho công chúng, với khoảng 180 người tham gia. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Khoa học Nghiên cứu Con người thành phố Trường Xuân.

(2) Từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công thứ hai tại Trường Xuân đã được tổ chức tại Trường Trung học V, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm với khoảng 250 người. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Nghiên cứu Con người thành phố Trường Xuân.

(3) Từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên ở Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng của Cục Vật liệu xây dựng Quốc gia đặt tại Trung tâm Kinh doanh Cam Gia Khẩu ở Bắc Kinh. Khoảng 240 người tham dự hội thảo. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(4) Từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 24 tháng 7 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng Pháo binh II của Quân đội, trên đường Nam Lễ Sỹ, Bắc Kinh với khoảng 600 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(5) Từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ ba tại thành phố Trường Xuân được tổ chức tại Câu lạc bộ Giải trí Trường Không, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Khoảng 550 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người thành phố Trường Xuân.

(6) Ngày 7 tháng 9 năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí thuyết giảng tại thành phố Trường Xuân. Từ ngày 8 tháng 9 đến ngày 17 tháng 9 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ tư tại Trường Xuân được tổ chức tại Thính phòng Tỉnh ủy, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm với khoảng 700 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người thành phố Trường Xuân.

(7) Từ ngày 18 tháng 9 đến 25 tháng 9 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ ba tại Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng Pháo binh II của Quân đội, Bắc Kinh với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(8) Tháng 10 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công tại Thái Nguyên được tổ chức tại Thính phòng Công đoàn của Nhà máy Khai khoáng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây với khoảng 120 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Liên đoàn Lao động của Nhà máy Khai thác Mỏ thành phố Thái Nguyên.

(9) Từ ngày 27 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ tư tại Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng Pháo binh II của Quân đội, Bắc Kinh với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công thuộc Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(10) Từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 25 tháng 11 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công tại Huyện Quan được tổ chức tại Thính phòng Nhà máy Quán Quan, huyện Quan, tỉnh Sơn Đông với khoảng 150 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Khí công huyện Quan.

(11) Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 9 tháng 12 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ năm tại Bắc Kinh được tổ chức tại Viện nghiên cứu III của Cục Hàng không Vũ trụ ở Vân Cương, Bắc Kinh với khoảng 400 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(12) Từ ngày 3 tháng 1 đến ngày 12 tháng 1 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ 6 tại Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng của Nhà máy Thiết bị Hạt nhân, Đại Bắc Diêu, Bắc Kinh với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(13) Từ ngày 7 tháng 2 đến 14 tháng 2 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ bảy ở Bắc Kinh đã được tổ chức tại Thính phòng Pháo binh Thế chiến II của Quân đội, Bắc Kinh với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(14) Từ ngày 15 tháng 2 đến 22 tháng 2 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ tám ở Bắc Kinh được tổ chức tại thính phòng của Viện nghiên cứu III của Cục Hàng không Vũ trụ, Vân Cương, Bắc Kinh với khoảng 400 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(15) Từ ngày 23 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ chín ở Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng Nhà máy Thiết bị Hạt nhân, Bắc Kinh với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(16) Từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 24 tháng 3 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên ở Vũ Hán được tổ chức tại Thính phòng của Viện Nghiên cứu 701 tại quận Vũ Xương, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với khoảng 300 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Khí công thành phố Vũ Hán.

(17) Từ ngày 29 tháng 3 đến ngày 7 tháng 4 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Vũ Hán được tổ chức tại Thính phòng của Đảng bộ thành phố Hán Khẩu, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Khí công thành phố Vũ Hán.

(18) Từ ngày 13 tháng 4 đến 22 tháng 4 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên tại Quảng Châu được tổ chức tại Liên minh Lao động Cao su Quảng Châu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông với khoảng 200 người. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường Quảng Đông Bảo Lâm Quảng Châu.

(19) Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 6 tháng 5 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ 10 tại Bắc Kinh được tổ chức tại thính phòng của Viện Nghiên cứu II của Cục Hàng không Vũ trụ ở Ngũ Khỏa Tùng, Bắc Kinh với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(20) Từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 17 tháng 5 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công đã được tổ chức tại Thính phòng của Trường Đảng Lâm Thanh, thành phố Lâm Thanh, tỉnh Sơn Đông với khoảng 500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người của thành phố Lâm Thanh.

(21) Từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 4 tháng 6 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên ở Quý Dương được tổ chức tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu với khoảng 400 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công tỉnh Quý Châu.

(22) Từ ngày 5 tháng 6 đến ngày 15 tháng 6 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Quý Dương đã được tổ chức tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu với khoảng 700 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công tỉnh Quý Châu.

(23) Từ ngày 19 tháng 6 đến ngày 26 tháng 6 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ năm tại Trường Xuân được tổ chức tại Thính phòng của Tỉnh ủy thành phố Trường Xuân với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội nghiên cứu con người thành phố Trường Xuân.

(24) Từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ sáu ở ​​Trường Xuân được tổ chức tại Thính phòng Minh Phóng Cung của Đại học Cát Lâm, thành phố Trường Xuân với khoảng 1.200 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Nghiên cứu Con người thành phố Trường Xuân.

(25) Từ ngày 14 đến ngày 23 tháng 7 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công đã được tổ chức tại Thính phòng Bưu điện và Viễn thông Tề Tề Cáp Nhĩ, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang với khoảng 500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ.

(26) Từ 25 tháng 7 đến 3 tháng 8 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ 11 tại Bắc Kinh được tổ chức tại Đại học Công an Bắc Kinh với khoảng 2.200 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(27) Từ ngày 4 tháng 8 đến 11 tháng 8 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ mười hai ở Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng của Viện Nghiên cứu II của Cục Hàng không Vũ trụ ở Ngũ Khỏa Tùng, Bắc Kinh với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(28) Từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 21 tháng 8 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ ba tại Quý Dương đã được tổ chức tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu với khoảng 1.700 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công tỉnh Quý Châu.

(29) Từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ 13 ở Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng của Nhà máy sản xuất Trường Tân Điếm 27, Bắc Kinh với khoảng 560 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

(30) Từ ngày 12 tháng 9 đến 22 tháng 9 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Thính phòng của Chính quyền quận Giang Bắc, thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên với khoảng 480 người. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường Khí công Y tế, thành phố Trùng Khánh.

(31) Từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ ba tại Vũ Hán được tổ chức tại Thính phòng Đại học Tài chính và Kinh tế Trung Nam, quận Vũ Xuyên, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Vũ Hán.

(32) Từ ngày 3 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ tư tại Vũ Hán được tổ chức tại Thính phòng của Đảng bộ Hán Khẩu, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với khoảng 1.200 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Vũ Hán.

(33) Từ ngày 11 tháng 10 đến ngày 18 tháng 10 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ năm ở Vũ Hán được tổ chức tại Thính phòng Công ty Gang thép Vũ Hán, quận Thanh Sơn, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Vũ Hán.

(34) Từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Quảng Châu được tổ chức tại Thính phòng của Liên minh Lao động thành phố Quảng Châu với khoảng 700 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường học Bảo Lâm, thành phố Quảng Châu.

(35) Từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy với khoảng 510 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Khí công tỉnh An Huy.

(36) Từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 15 tháng 1 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ ba tại Quảng Châu được tổ chức tại thành phố Quảng Châu, với khoảng 800 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường Khí công, Bảo Lâm, Quảng Châu.

(37) Từ ngày 17 tháng 1 đến ngày 26 tháng 1 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức ở Thiên Tân tại Thính phòng Nhân dân, tọa lạc trên đường Kiến Thiết, quận Hòa Bình, thành phố Thiên Tân với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Phòng Phát triển Khí công của Công ty Tư vấn Khoa học và Công nghệ Thiên Tân.

(38) Từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 5 tháng 2 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên tại Tế Nam được tổ chức tại Trường Cao đẳng Thanh niên Sơn Đông, đường 27 Nguyên Thạch, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông với khoảng 500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trung tâm Dịch vụ Văn hoá Khoa học và Công nghệ Thanh niên, tỉnh Sơn Đông.

(39) Từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 18 tháng 2 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Nhà khách của Tỉnh uỷ Khẩn Lợi, huyện Khẩn Lợi, tỉnh Sơn Đông với khoảng 400 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ban Quản lý Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hoàng Hà Khẩu, thuộc tỉnh ủy Khẩn Lợi, tỉnh Sơn Đông.

(40) Từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Thính phòng của Tổng Liên đoàn Lao động của Công ty Gang thép Lăng Nguyên, huyện Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh với khoảng 800 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Liên đoàn Lao động của Tổng công ty Gang thép Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh.

(41) Từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 12 tháng 3 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Cung điện Thanh Niên ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc với khoảng 800 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người Viễn Long, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc.

(42) Từ ngày 14 tháng 3 đến 22 tháng 3 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Thính phòng Bát Nhất, quận Hòa Bình, thành phố Thiên Tân với khoảng 1.200 người tham dự. Các đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người thành phố Thiên Tân và Phòng Phát triển Khí công thuộc Công ty Tư vấn Khoa học và Công nghệ Thiên Tân.

(43) Từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 4 tháng 4 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên tại Đại Liên được tổ chức tại Thính phòng Nam Viện của Đại học Ngoại ngữ Đại Liên, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh với khoảng 600 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh.

(44) Từ ngày 5 tháng 4 đến ngày 12 tháng 4 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh với khoảng 500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Cẩm Châu ở tỉnh Liêu Ninh.

(45) Từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 24 tháng 4 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công tỉnh An Huy.

(46) Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 8 tháng 5 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ bảy tại Trường Xuân được tổ chức tại Thính phòng Minh Phóng Cung của Đại học Cát Lâm, thành phố Trường Xuân với khoảng 1.000 người tham dự khóa ban ngày và khoảng 1.000 người tham dự khóa buổi tối. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Trường Xuân.

(47) Từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 27 tháng 5 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Thính phòng của Nhà máy III của Công ty Thép Trùng Khánh, thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên với khoảng 700 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường Khí công Trị liệu thành phố Trùng Khánh.

(48) Từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên với khoảng 500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công tỉnh Tứ Xuyên.

(49) Từ ngày 11 tháng 6 đến ngày 18 tháng 6 năm 1994, một khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Sân vận động Phong Vũ của thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Khí công thành phố Trịnh Châu.

(50) Từ ngày 21 tháng 6 đến ngày 28 tháng 6 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Tế Nam được tổ chức tại sân vận động Hoàng Đình ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông với khoảng 4.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trung tâm Dịch vụ Văn hoá Trung tâm Khoa học và Công nghệ Thanh niên tỉnh Sơn Đông.

(51) Từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 9 tháng 7 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Đại Liên được tổ chức tại Sân vận động của Nhà máy Đầu máy Đại Liên, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Đại Liên.

(52) Từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 18 tháng 7 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại sân vận động của Trung tâm Huấn luyện Bóng chuyền Nữ Quốc gia, thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam với khoảng 500 người tham dự. Đại sư Lý Hồng Chí chỉ giảng Pháp mà không dạy các bài công pháp. Đơn vị đăng cai tổ chức: Tỉnh Hồ Nam, Hội Nghiên cứu Khí công khu vực Chiết Giang.

(53) Từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 27 tháng 7 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ tư tại Quảng Châu được tổ chức tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường Khí công Bảo Lâm Quảng Châu.

(54) Từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 12 tháng 8 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại sân vận động Khúc Côn Cầu ở Phi Trì tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Cáp Nhĩ Tân.

(55) Từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 27 tháng 8 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại sân vận động khu Duyên Biên ở thành phố Duyên Cát, tỉnh Cát Lâm với khoảng 4.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Duyên Cát.

(Ngày 18 tháng 9 năm 1994, Đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp cho các phụ đạo viên của thành phố Trường Xuân và cũng trả lời các câu hỏi của họ. Buổi giảng Pháp kéo dài trong năm tiếng rưỡi.)

(56) Từ ngày 21 tháng 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ năm tại Quảng Châu được tổ chức tại sân vận động Quảng Châu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông với khoảng 6.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người thành phố Quảng Châu.

(Ngày 31 tháng 12 năm 1994, Đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp tại Đại Liên với khoảng 6.600 người.)

2.5 Đại sư Lý Hồng Chí truyền thụ công pháp ở nước ngoài (tháng 3 năm 1995 đến tháng 4 năm 1995)

– Ngày 13 tháng 3 năm 1995, Đại sư Lý Hồng Chí đến Paris, Pháp để truyền thụ công pháp. Ông đã gặp Đại sứ Trung Quốc tại Pháp và các quan chức khác của Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris. Đại sư Lý được mời thuyết giảng tại Ban Văn hóa của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp. Sự kiện này đánh dấu việc hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ra nước ngoài.

– Từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 19 tháng 3 năm 1995, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên ở nước ngoài được tổ chức tại Paris, Pháp vào các buổi tối.

– Từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 20 tháng 4 năm 1995, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai ở nước ngoài được tổ chức tại Gothenburg, Thụy Điển. Đây là lần cuối cùng Đại sư Lý Hồng Chí thực hiện khóa học Pháp Luân Đại Pháp dài ngày, vừa giảng Pháp vừa truyền công. Ngoài ra, Đại sư Lý đã thuyết giảng ba bài giảng Pháp ở Gothenburg, một bài giảng Pháp ở Stockholm, và một bài giảng Pháp tại Uddevalla. Mỗi bài thuyết giảng kéo dài khoảng nửa ngày.

2.6 Các phương tiện truyền thông nói về Pháp Luân Công trong thời gian hồng truyền Đại Pháp

– Tháng 6 năm 1993, Tạp chí Khí công Trung Quốc đăng một bài báo chuyên đề giới thiệu Pháp Luân Công và Đại sư Lý Hồng Chí.

– Năm 1994, các ấn bản tháng 4, tháng 5 và tháng 8 của Tạp chí Cửa sổ Văn nghệ xuất bản một bài báo chuyên đề gồm ba phần về Pháp Luân Công và Đại sư Lý Hồng Chí.


Bản tiếng Hán: https://minghui.org/mh/articles/2004/8/25/82537.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/emh/articles/2004/10/8/53286.html

Đăng ngày 25-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share