Bài viết của một học viên Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 1-1-2017] Tôi năm nay 78 tuổi, đắc Pháp năm 1997. Mỗi lần nghe ca khúc “Quảng trường Thiên An Môn, hãy nói cho tôi biết,” tôi lại không thể cầm được nước mắt. Bài hát đã đưa tôi trở lại những ký ức của 16 năm trước khi các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp ở quảng trường Thiên An Môn.

Chín giờ sáng ngày 29 tháng 12 năm 2000, tôi cùng các đồng tu tới quảng trường Thiên An Môn. Chúng tôi gặp các học viên khác ở đó, chúng tôi trải tấm biểu ngữ dài 100 mét có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Hãy trả lại thanh danh cho Sư phụ của chúng tôi” rồi cùng nhau giương lên.

Cảnh sát đấm và đá chúng tôi. Chân của một học viên nam bị đánh gãy, còn một học viên nữ bị đánh tới mức chảy máu miệng và máu mũi. Nhưng không ai trong chúng tôi sợ hãi. Chúng tôi tiếp tục giương tấm biểu ngữ.

Cuối cùng, cảnh sát cắt nát tấm biểu ngữ. Họ đẩy một vài người chúng tôi vào xe cảnh sát và đưa chúng tôi tới Đồn cảnh sát Thiên An Môn.

Nhiều học viên đã ở đó rồi, riêng địa phương chúng tôi đã có mấy chục người. Chúng tôi gật đầu và khích lệ lẫn nhau. Nhiều học viên phải chịu đau đớn sau khi bị cảnh sát đánh đập nhưng không ai lo lắng về sự an toàn của bản thân mình. Tất cả mọi người chỉ muốn đồng thanh nói một câu: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Nhiều học viên giương những tấm biểu ngữ mà họ mang theo và hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Một số học viên dán những tờ giấy nhỏ lên ngực có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”

Một nữ học viên nói lớn: “Tất cả chúng tôi đều là người tốt! Chúng tôi không nên bị giam ở đây!”

Tiếng nói vang xa và một học viên bắt đầu đề xuất mọi người cùng đọc Luận Ngữ và tất cả mọi người đã cùng nhau đọc thật to.

Buổi tối, chúng tôi bị giải tới những đồn cảnh sát và trại tạm giam khác nhau. Hơn 10 học viên và tôi bị tống vào một chiếc xe cảnh sát. Tôi lấy tấm biểu ngữ tôi giấu trong tay áo, mở cửa sổ xe, giương tấm biểu ngữ và hô to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Hãy trả lại thanh danh cho Sư phụ của chúng tôi!”

Một cảnh sát nói: “Hãy im đi!” nhưng một người khác lại nói: “Kệ họ đi.”

Khi tôi bị áp giải tới Đồn cảnh sát Thạch Cảnh Sơn, cảnh sát đã tước đoạt tấm biểu ngữ của tôi. Tôi bị giam ở đó trong hai ngày sau đó bị áp giải về thị trấn nơi tôi sinh sống, ở đó tôi tiếp tục bị bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/1/340147.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/1/17/161160.html

Đăng ngày 2-3-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share