Đệ tử Đại Pháp tại Toronto, Canada biên tập

[MINH HUỆ 8-5-2017] Từ năm 1992 tới năm 1994, Sư phụ từ bi vĩ đại của chúng ta đã tổ chức 13 khóa giảng Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh để truyền Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) và dạy năm bài công pháp cho 13.400 người. Sư phụ Lý cũng dẫn các đệ tử tham gia Triển lãm Sức khỏe Đông Phương năm 1992 và 1993 và tổ chức nhiều hội thảo.

Số lượng học viên ở Bắc Kinh đã tăng theo cấp số nhân và các điểm luyện công từ thành phố đến các khu làng xa xôi mọc lên như nấm sau mưa. Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp cũng tổ chức ba Pháp hội quốc tế quy mô lớn ở Bắc Kinh.

Chúng ta hãy hồi tưởng lại khoảng thời gian diễn ra Pháp hội giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp quốc tế quy mô lớn đầu tiên được tổ chức ở Bắc Kinh từ ngày 29 tháng 10 đến mùng 2 tháng 11 năm 1996.

Trước khi bắt đầu ra hải ngoại truyền Pháp vào năm 1995, Sư phụ đã đề nghị Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp và Tổng trạm phụ đạo của Bắc Kinh chia sẻ kinh nghiệm tu luyện với các học viên ở hải ngoại sang Bắc Kinh, bởi vì các học viên ở Trung Quốc là những người đầu tiên đắc Pháp. Trong nửa cuối năm 1995 và nửa đầu năm 1996, các học viên nước ngoài đến Bắc Kinh đã được chào đón bằng các hoạt động chia sẻ quy mô nhỏ.

Năm 1996, khi hơn 100 học viên nước ngoài đến từ 14 nước và khu vực gồm có Thụy Điển, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Thái Lan, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông tới Bắc Kinh, một Hội giao lưu quốc tế đã được sắp xếp tổ chức.

Trong ngày đầu tiên, các học viên nước ngoài bắt đầu chia sẻ từng nhóm nhỏ với các học viên đến từ Bắc Kinh tại khách sạn nơi họ lưu lại trong thời gian đó.

Các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm

Các học viên nước ngoài, phần lớn đến từ Đài Loan và Thụy Điển, ở trong các khách sạn khác nhau tại Đông Thành nằm ở phía đông của Bắc Kinh, hoặc Tây Thành ở phía tây, và quận Sùng Văn.

Các học viên đến từ Pháp và Thụy Điển vào ngày 29 tháng 10 năm 1996, đề nghị các học viên Đài Loan tổ chức buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cho các học viên đến từ 14 nước và khu vực trong phòng họp trên tầng 4 của nhà hàng Trung Hoa hải ngoại nằm trong khách sạn ở khu ngoại ô phía đông Bắc Kinh, nơi mà đoàn Đài Loan lưu trú.

Các học viên chia sẻ từ tận đáy lòng về thể ngộ và kinh nghiệm tu luyện cá nhân. Em gái và mẹ của Sư phụ cũng tham dự.

Trong số các diễn giả có các học giả và giáo sư những người đã chia sẻ những khía cạnh khác nhau về sự siêu thường của Pháp Luân Đại Pháp dựa trên nền tảng và phương diện của nghiên cứu khoa học và y khoa. Họ chia sẻ rằng nhờ tu luyện cả tâm lẫn thân, họ đã có được sự cải thiện về sức khỏe và đề cao tâm tính như thế nào.

Họ cũng nhấn mạnh rằng tu tâm và luyện công phải song hành để có thể tiêu nghiệp và loại trừ nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật. Nói tóm lại là cần phải vững vàng thực tu.

Những chia sẻ kinh nghiệm vô giá này đã đặt nền móng cho nhiều trí thức cao của Đài Loan bước vào tu luyện Pháp Luân Công trong những năm về sau.

Khoảng 400 học viên đã đến chùa Giới Đài ở ngoại ô phía tây của Bắc Kinh lúc 6 giờ sáng ngày 30 tháng 10 năm 1996 để luyện công. Sư phụ đã tới chùa Giới Đài và cho dọn dẹp sạch sẽ khu vực này. Các học viên có thiên mục mở đã kể lại khi họ bước vào ngôi chùa, họ có thể trông thấy Pháp thân của Sư phụ bước ra khỏi tượng Phật nở nụ cười chào đón các đệ tử của Ngài như thế nào. Thời tiết hơi lạnh giá, nhưng không khí rất trong lành và khung cảnh thì đẹp tuyệt vời. Sau hai giờ luyện công, mọi người đều cảm thấy ấm áp và được tiếp thêm năng lượng. Khắp nơi đều thấy các Pháp Luân đủ mọi màu sắc kích cỡ đang quay.

Sau khi luyện công, tất cả chia thành các nhóm nhỏ và ngồi vòng tròn trên bãi cỏ để chia sẻ kinh nghiệm.

Một nữ học viên 50 tuổi chia sẻ về việc bà đã khổ sở như thế nào với đủ loại bệnh tật trước khi tu luyện Pháp Luân Công, và mặc dù đi viện cả nửa năm, không ai có thể tìm ra bà có vấn đề gì. Vì vậy các bác sỹ nói rằng bà không thể phẫu thuật và cho bà về nhà. Bà đi khám bác sỹ Trung y, người đã chẩn đoán bà bị ung thư thận. Bà thấy vô vọng, tin rằng đời mình đã kết thúc. Sau đó, bà nghe nói Pháp Luân Công của Sư phụ Lý rất thần kỳ. Bởi vậy, với niềm hy vọng cuối cùng bà đã tham dự khóa giảng ở Bắc Kinh. Điều kỳ diệu đã xảy ra chỉ trong vài ngày ngắn ngủi. Tất cả triệu chứng bệnh tật của bà biến mất và điều kinh ngạc là bà hồi phục nhanh chóng. Nhìn nước da hồng hào và thân thể khỏe mạnh của bà, không thể tin rằng bà từng ở bên bờ vực cái chết.

Một nữ học viên khác ngoài 50 tuổi chia sẻ bà không được học hành vì chỉ đi học tiểu học một năm, nhưng bà đã nỗ lực học Pháp và học chữ. Vì vậy hàng ngày bà kiên trì quỳ gối đọc Chuyển Pháp Luân trong ba tiếng. Dần dần bà cũng đã học đọc từng chữ mà bà không biết. Bà cũng chép Pháp để học được nhiều Pháp hơn. Bà sinh ra đã bị chân vòng kiềng, khiến việc đi lại khó khăn. Với việc thực hành Pháp Luân Công, đôi chân bà dần dần thẳng ra lúc nào không biết. Bấy giờ bà có thể đi bộ dễ dàng thoải mái. Bà chỉ mới tu luyện hơn một năm một chút và vẫn đang hứng khởi vì sự thay đổi thể chất kỳ diệu này.

ba3d96d2830944fe0f5831e2adca6df8.jpg

Các học viên Trung Quốc và nước ngoài luyện công tập thể tại chùa Giới Đài ở Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 10 năm 1996.

Theo yêu cầu của Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 31 tháng 10, trạm phụ đạo Bắc Kinh đã sắp xếp một buổi chia sẻ kinh nghiệm với hơn 2.000 học viên được tổ chức ở trung tâm Hội nghị Hồng Tháp ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Không có đủ chỗ ngồi, vì vậy các học viên địa phương phải đứng dọc lối đi, nhưng không khí trong cả hội trường rất trang nghiêm, hòa ái và yên bình. Có khoảng 12 học viên chia sẻ.

Các học viên Bắc Kinh chia sẻ về học Pháp, hướng nội, tu tâm tính, luyện công tập thể và chứng thực Đại Pháp.

Một học viên Hoa Kỳ chia sẻ về trải nghiệm cá nhân khi đắc Pháp cũng như việc anh đã học Pháp và tu luyện tinh tấn ra sao.

Một học viên phương Tây đến từ Thụy Điển chia sẻ về việc sau khi nghe Sư phụ giảng Pháp ở Thụy Điển, nhiều người đã tiếp tục bước vào tu luyện Pháp Luân Công như thế nào.

Các học viên có thiên mục mở nhìn thấy những tòa nhà và cung điện lớn phía sau hội trường. Họ cũng thấy Pháp Luân quay như hoa tuyết rơi quanh hội trường.

Các nhân viên làm việc trong hội trường lúc đầu khá e ngại về nhóm đông người của chúng tôi. Họ đã gặp những nhóm người thường thuê địa điểm này và rời đi để lại những đống rác lớn gồm vỏ hoa quả, vỏ hạt dưa và tàn thuốc. Thế nhưng họ nhận thấy rằng các đệ tử Đại Pháp là một nhóm người trật tự chăm chú lắng nghe. Sau khi sự kiện kết thúc, tất cả rời đi để lại hội trường sạch sẽ gọn gàng. Họ không thể nén được những lời nhận xét ngưỡng mộ và ngạc nhiên: “Chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được. Có rất đông người thế nhưng hành xử vẫn thật tuyệt vời. Chúng tôi chưa từng gặp một nhóm người nào như vậy.”

Một hình thức giao lưu khác là tại nhà của các học viên ở Bắc Kinh với mong muốn kéo các học viên xích lại gần nhau hơn. Đoàn Đài Loan chia thành 10 nhóm, mỗi nhóm 3 người và được phân chia vào từng nhà cụ thể. Mỗi học viên đều có câu chuyện của riêng mình. Một số người chia sẻ về bệnh tật được chữa khỏi. Một số chia sẻ về đề cao tâm tính. Một số chia sẻ về sự thay đổi trong nhân sinh quan. Một số chia sẻ về sự mở mang tầm nhìn của họ.

Các học viên Bắc Kinh nói về việc họ thường tập hợp theo nhóm nhỏ để luyện công học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm như thế nào. Một số học viên lập bàn thờ cung kính treo ảnh Pháp tượng Sư phụ khoác tấm vải bố vàng và thắp hương thường ngày. Một số treo khung chữ để liên tục nhắc nhở họ tu luyện vững bước và tinh tấn. Nhiều học viên có thể luyện công hai giờ và học hai hoặc hơn hai bài giảng trong Chuyển Pháp Luân mỗi ngày. Tất cả cố gắng hết sức để hồng Pháp tại điểm luyện công hoặc tại nơi làm việc để mọi người có tiền duyên có thể bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Sư phụ giảng Pháp tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đầu tiên.

Ngày 2 tháng 11, một ngày trời trong xanh, mọi người tập hợp tại công viên Địa Đàn ở Bắc Kinh. Đình Phương Trạch trong công viên có hai nhà chính, với sân rộng ở giữa. Hơn 500 học viên, gồm cả học viên nước ngoài và phụ đạo viên và học viên lâu năm từ các quận huyện khác nhau ở Bắc Kinh, chia làm những nhóm sáu người và có thông dịch viên, đã ở trong sân chia sẻ kinh nghiệm và thể ngộ.

Các học viên Bắc Kinh chia sẻ về việc các học viên ở đó đã học Pháp nhiều hơn như thế nào sau khi Sư phụ nhắc đến việc học Pháp của các học viên Trường Xuân trong “Kiến nghị tại Hội nghị phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh.” Nhiều nhóm học Pháp nhỏ đã được lập ra ở khắp Bắc Kinh. Các học viên thường cùng nhau đọc đi đọc lại cuốn Chuyển Pháp Luân. Nhiều người cũng sao chép nội dung của cuốn sách và học từng từ trong sách. Tất cả đều chăm chỉ đối chiếu việc học và tu luyện đồng thời kiên trì luyện năm bài công pháp và cố gắng đề cao tâm tính mỗi ngày.

Bắc Kinh cũng thường tổ chức các Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm cho vài trăm đến vài nghìn người, hoan nghênh bất kỳ ai muốn tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều người tham dự Pháp hội đã xúc động trào nước mắt khi họ ngộ ra các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp.

Các học viên Bắc Kinh nỗ lực hết sức để chứng thực Pháp ở điểm luyện công và với người thân bạn bè, khẩu truyền khẩu tâm truyền tâm, đưa nhiều người có tiền duyên bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều điểm luyện công thường xuyên tổ chức các buổi luyện công tập thể quy mô lớn đến hàng trăm người.

Các học viên nước ngoài cũng tự do chia sẻ kinh nghiệm và thể ngộ trong tu luyện. Các học viên Thụy Điển chia sẻ những ký ức hạnh phúc về lớp học Đại Pháp bảy ngày tổ chức ở Thụy Điển năm 1995 khi Sư phụ đích thân giảng Pháp ở đó. Các học viên Pháp chia sẻ về việc nhiều người đã bước vào tu luyện như thế nào sau khi Sư phụ giảng Pháp ở Pháp.

Các học viên Trung Quốc và nước ngoài dành cả ngày chia sẻ dưới bầu trời xanh thẳm và ánh mặt trời tươi sáng, trao đổi kinh nghiệm cá nhân trong một bầu không khí hòa ái, yên bình và chân thành đến tận buổi chiều. Hoàng hôn rực rỡ còn Pháp Luân thì xoay vòng bay khắp nơi.

2472a54d9a9972d4c7943e6aaf2a8d85.jpgSư phụ giảng Pháp tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện quốc tế đầu tiên tổ chức tại Bắc Kinh

Chúng tôi bắt đầu tụ tập tại nhà ăn để ăn tối vào khoảng 6 giờ chiều. Chúng tôi vừa mới chỉ bắt đầu khi có ai đó lớn tiếng thông báo rằng: “Sư phụ đang ở đây!”

Sư phụ xuất hiện. Sau đó chúng tôi biết rằng Sư phụ vừa bay từ Mỹ về và từ sân bay đi thẳng đến đây.

Sư phụ vẫy tay chào mọi người một cách ấm áp và nói: “Hãy tiếp tục ăn tối xong đi. Nếu tôi ở đây, chư vị sẽ không ăn. Tôi sẽ quay lại và nói chuyện với chư vị sau.” Sau đó Sư phụ đi ra ngoài xem các tiểu đệ tử luyện công.

Vào lúc đó mọi người đều rất phấn khích và không ai có tâm trạng ăn uống. Chúng tôi bảo nhà bếp không mang thêm thức ăn nào nữa. Chúng tôi nhanh chóng ăn hết những gì còn lại ở trên bàn, dọn dẹp phòng ăn, xếp ghế thành hàng và để cho các học viên ngoại quốc ngồi trong khi các học viên Bắc Kinh thì đứng ở lối đi hoặc ở phía sau.

Mọi người đứng dậy và nồng nhiệt vỗ tay khi Sư phụ bước vào tòa sảnh. Sau đó mọi người lặng yên lắng nghe Sư phụ giảng.

Sư phụ nói với chúng tôi và tất cả chúng tôi đều chăm chú lắng nghe và nén lại sự hào hứng.

Một nhân viên Hội nghiên cứu hai lần nhắc chúng tôi rằng Sư phụ chưa ăn tối và mong Ngài sẽ ăn trước, cả hai lần Sư phụ đều từ chối lời đề nghị và tiếp tục nói, Ngài nói rằng có thể sẽ không còn cơ hội khác nữa.

Sư phụ nói với chúng tôi rằng cuốn sách chính Chuyển Pháp Luân có

“nội hàm bác đại tinh thâm” (Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

Sư phụ giảng:

“Chư vị chỉ cần học thì thân thể chư vị sẽ biến đổi, chư vị chỉ cần xem [sách] thì tư tưởng chư vị sẽ thăng hoa, chư vị chỉ cần tu thì ở trong các cảnh giới khác nhau chư vị sẽ có thể đắc được những trạng thái trong các cảnh giới khác nhau, nếu có thể đọc đến cuối cùng, thế thì chư vị sẽ có thể [đạt] viên mãn theo sự chỉ đạo của cuốn sách này.” (“Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

“Chuyển Pháp Luân” đã viết tương đối cao tương đối cao rồi. Vậy trong giai đoạn về sau, tôi lại giảng một số thứ, tương lai cũng phải chỉnh lý thành văn bản {sách}. Nhưng tôi bảo mọi người rằng, [cuốn sách] thực sự khiến mọi người có thể tu luyện chính là “Chuyển Pháp Luân”, còn những [cuốn sách] khác cho dù xuất [bản] ra bao nhiêu sách đi nữa cũng đều là phụ trợ cho “Chuyển Pháp Luân”, cho nên mọi người tu luyện nhất định phải nắm vững cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” này mà tu.“ (“Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

Tất cả chúng tôi chăm chú lắng nghe và đều nhất trí từ nay trở đi sẽ tu luyện theo Chuyển Pháp Luân.

Sư phụ cũng giảng về không gian khác, dẫn dắt suy nghĩ của chúng tôi tới vô số thế giới vi quan và hồng quan, cho chúng tôi biết những điều căn bản về Phật và Đạo.

Sư phụ cũng giảng về núi Tu Di. Một số học viên đã học những thứ khác nhau trong Phật giáo, tin rằng bốn phía quanh núi Tu Di là bốn đại dương của trái đất và có lẽ Ấn Độ thì ở phía nam và Trung Quốc ở phía đông.

Sư phụ giảng:

“Núi Tu Di vượt ra ngoài hệ Ngân Hà, vượt ra ngoài phạm vi vũ trụ này, phạm vi cấu thành bởi rất nhiều rất nhiều thiên hà mà tôi vừa giảng.” (“Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

“Núi Tu Di vượt ra ngoài vũ trụ này, ở tại vị trí trung tâm của vũ trụ tầng thứ hai, ngọn núi lớn như thế. Kỳ thực núi Tu Di là một núi lớn [gồm] ba ngọn núi cạnh nhau, mà đối ứng ba ngọn núi này chính là Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Phật A Di Đà là vị Phật đệ nhất của cảnh giới này.” (“Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

Thật là kinh ngạc. Nó thật to lớn và xa tới chừng nào. Nó thực sự cho chúng tôi thấy rằng những điều mà Phật giáo thời kỳ mạt Pháp biết được thật quá nhỏ bé.

Khi một học viên hỏi Sư phụ là ai, Ngài nói với chúng tôi:

“Giảng đến chuyện của tôi, thì thực sự, thực sự quá dài. Tôi đã trải qua tầng tầng các thiên thể khác nhau của vũ trụ mà đi xuống, tầng tầng chuyển sinh, trong nhân thế phân [chia thân] thể mà chuyển sinh, trong mỗi đời đều có rất nhiều “tôi”, phức tạp đến mức không biết phải bắt đầu nói từ đâu. Tôi có thể nói cho mọi người một cách vô cùng đơn giản rằng, tôi thấy tôi ở ngoài tất cả vũ trụ [và] thiên thể, mà chúng Thần Phật và chúng sinh đều ở trong đó.” (“Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

Tất cả chúng tôi đều minh bạch trong tâm rằng Sư phụ vĩ đại ngần nào, cao thâm bí hiểm, đến mức mà Thần ở tầng thứ cực cao cũng không thể hình dung ra được và là điều hoàn toàn vượt khỏi thế giới con người.

Sư phụ nói với chúng tôi những điều mà cả trăm nghìn năm nay không ai từng được biết đến.

Sư phụ giảng:

“Phật trên Thiên thượng, ví dụ như Như Lai, Bồ Tát mà chư vị biết, kỳ thực [mỗi danh xưng ấy] đều không phải là một vị. Cứ khoảng [mỗi] mười năm hoặc không quá mười năm thì phải đổi một vị [mới]. Phật A Di Đà hiện tại cũng không phải là vị lúc đầu; Quan Âm Bồ Tát cũng không phải là vị lúc đầu. Vì sao vậy? Bởi vì nhân loại [và] Tam Giới quá phức tạp, mà họ lại cách Tam Giới quá gần, những thứ bất hảo bên dưới có thể trực tiếp can nhiễu đến họ.” (“Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

“Thiên thượng có một quy định rằng, tại một tầng thứ nhất định cho dù là Thần nào, đến một thời điểm nhất định thì đều phải thay đổi, mục đích là để bảo hộ họ, không để họ rớt xuống.” (“Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

Sư phụ cũng giảng về Phật Di Lặc

“Khi Phật Di Lặc thời kỳ này sắp kết thúc việc của Ông, đúng vào lúc tôi xuất sơn {ra công chúng}, nhưng tôi không phải là ở tầng thứ của họ.” (“Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

Sư phụ cũng giảng:

“Thần trong thiên thể đều biết tôi dùng Phật Pháp và hình tượng Phật để đến cứu độ chúng sinh các giới, họ cũng nhận định rằng Di Lặc đã đến rồi, Phật Di Lặc cũng đã cho tôi tất cả những thứ mà Ông được truyền thừa.” (“Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

Đó là cách chúng tôi đã hiểu tại sao Sư phụ lại ở đây để truyền Đại Pháp. Đó là để chính lại càn khôn và cứu độ chúng sinh.

Sư phụ cũng nói với chúng tôi nhiều điều mà chúng tôi đã không thể hình dung ra được và rất nhiều thiên cơ mà chúng tôi đáng lẽ đã không được biết.

Sư phụ giảng:

“Quá trình Đại Pháp lưu truyền đã trải qua nhiều sóng gió, là tương đối không dễ dàng. Đây là chính Pháp, tất nhiên sẽ gặp can nhiễu, bởi vì một khi “chính” xuất hiện, tất cả “bất chính” và “không đủ chính” đều sẽ bị động chạm đến. [Cái gì được] truyền ra rất thuận lợi thì nhất định là phù hợp với những thứ tà, cho nên không có phiền phức nào cả. Không có chính niệm chính hành trong ma nạn, thì họ không lưu lại tham chiếu và uy đức cho thế nhân được. Tương lai chúng ta gặp phải khó khăn gì mọi người cũng đều phải nhận thức cho đúng đắn.”(“Giảng Pháp tại Hội giao lưu quốc tế tại Bắc Kinh” trong Giảng Pháp tại các nơi I)

Sư phụ nhắc chúng tôi rằng trong tương lai chúng tôi có thể gặp phải khó khăn và khổ nạn, chúng tôi cần phải đối đãi với chúng bằng chính niệm và chính hành.

Sau đó khi tà Đảng Cộng sản phát động cuộc bức hại tàn bạo lên Pháp Luân Công, cuộc bức hại mà đã kéo dài 18 năm nay, đã minh chứng cho lời tiên đoán của Sư phụ, nhiều đệ tử Đại Pháp đã có thể đối diện và vượt qua thực tế khốc liệt bằng chính niệm và chính hành.

Khi ấy, chúng tôi thực sự xúc động sâu sắc khi có cơ hội hiếm hoi được nghe những Pháp lý thâm sâu trực tiếp từ Sư phụ và cảm thấy quả là vạn cổ cơ duyên, ngàn năm khó gặp.

Khi Sư phụ rời đi, các học viên tới bắt tay Ngài. Mắt họ đẫm lệ.

Sau đó vẫn tràn ngập trong tâm trạng hạnh phúc, chúng tôi ở lại và chia sẻ lại những điều nhớ được và thể ngộ về những gì vừa nghe.

Giờ đây khi nhớ lại không khí tôn nghiêm của buổi giao lưu tâm đắc mà Sư phụ đến giảng Pháp cho các học viên Trung Quốc và ngoại quốc có mặt ở đó, cảm giác như mọi thứ vừa xảy ra ngày hôm qua. Đó là ký ức đẹp đẽ và quý giá nhất.

Sư phụ từ bi vĩ đại của chúng ta đã dẫn dắt chúng ta 25 năm qua, đi qua muôn vàn gập ghềnh trắc trở để bước đi tốt trên đoạn đường cuối cùng của thời kỳ Chính Pháp.

Chúng ta cần nghiêm túc ghi nhớ trong tâm những lời giảng của Sư phụ, làm tốt ba việc, giảng chân tướng rộng hơn tới nhiều người, hoàn thành thệ ước và tu luyện vững bước tinh tấn cho đến khi viên mãn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/8/347289.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/6/7/164164.html

Đăng ngày 28-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share