Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-06-2017] Tôi tới Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 10 năm 1999 để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công). Ngay khi tôi tới Bắc Kinh, có người đã hỏi: “Bà là học viên Pháp Luân Công phải không?” Sau đó tôi bị đưa tới một đồn cảnh sát.

Có rất nhiều các học viên Đại Pháp bị giam ở đó, và một số người cùng quê với tôi. Chúng tôi đã bị thẩm vấn từng người một.

Bị cảnh sát thẩm vấn

Trong khi chúng tôi đang chờ để cảnh sát thẩm vấn, học viên chúng tôi thảo luận với nhau, và quyết định không nói với cảnh sát tên hay địa chỉ của mình, mà chỉ nói rằng: “Tôi là một học viên Pháp Luân Công.”

Một học viên đi ra sau khi bị thẩm vấn với những vết bầm tím trên cả mắt và mặt của anh ấy. Chúng tôi hỏi tại sao anh ấy lại bị đánh, nhưng anh ấy không nói gì.

Tôi bị một viên cảnh sát gần 20 tuổi thẩm vấn. Vào ngày thứ hai của cuộc thẩm vấn cậu ấy hỏi tôi: “Bà tới từ Trường Xuân phải không? Nếu đúng, chúng tôi sẽ để bà quay về. Chủ tịch thành phố Trường Xuân đã yêu cầu chính quyền trung ương để những người đến từ Trường Xuân quay về. Quá nhiều người từ Trường Xuân tới Bắc Kinh, và nhiều nhà máy ở đó đã phải ngừng hoạt động.”

Cậu ấy tiếp tục: “Nếu bà không nói với chúng tôi tên của bà và bà từ đâu tới, chúng tôi sẽ tống bà lên một chuyến tàu và gửi bà tới một nơi vô cùng hẻo lánh phía bắc. Chúng tôi đã gửi đi vài chuyến tàu chở đầy người như vậy rồi.” Tôi đáp lại người lính đó rằng: “Tôi là một học viên Pháp Luân Công.”

Cậu ấy có vẻ rất thông cảm với các học viên, và hỏi: “Bà có đói không? Bà có tiền không? Có một cái cửa hàng nhỏ trên phố. Tôi có thể đưa bà tới đó để mua đồ ăn, nhưng đừng có mà cố bỏ trốn đấy. Đừng để tôi gặp rắc rối.”

Tôi bảo đảm với cậu ấy rằng tôi sẽ không để cậu ấy phải khó xử. Cậu ấy cũng bảo tôi hãy mua đồ ăn cho các học viên khác.

Sau đó tôi đã bị đưa tới một trại giam, và bị tống vào một phòng giam cùng với vài tội phạm hình sự và các học viên Pháp Luân Công. Tất cả các học viên trong phòng giam đều tới từ Bắc Kinh, và một số người đã ở đó hơn hai tháng rồi.

Một học viên trong phòng giam bảo tôi: ‘Chị sẽ sớm ra khỏi đây thôi. Tất cả các học viên từ các thành phố khác đều đã được thả. Nhưng không ai biết họ đã bị đưa đi đâu.“

Không có chỗ cho chúng tôi ở Bắc Kinh

Các học viên liên tục bị thẩm vấn trong trại giam, và chúng tôi đều bị hỏi tên và địa chỉ. Trong đợt thẩm vấn cuối cùng, khi một viên sỹ quan đang xét hỏi tôi, tôi đột nhiên nhớ ra hai điều mà tôi đã làm trước khi tới Bắc Kinh.

Đầu tiên, tôi xin nghỉ việc và đã nộp một bản báo cáo về cách liên lạc với từng khách hàng mà tôi đang chăm sóc. Tôi không muốn bỏ đi mà không nói lời nào với các sếp của mình về những thông tin quan trọng hay gây ra bất kỳ tổn thất nào đối với lãnh đạo bởi sự ra đi của tôi.

Khi cuộc bức hại bắt đầu, tôi đã nói với mọi người rằng tôi đang tu luyện Pháp Luân Công, và rằng mọi vu cáo hay phỉ báng trên truyền hình về Pháp Luân Công đều là giả dối. Sự tin tưởng của các đồng nghiệp đối với tôi và thái độ tích cực của họ đối với Pháp Luân Công đã gia cường tín niệm để giúp tôi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Đại Pháp.

Tôi cũng chào tạm biệt gia đình và bảo họ hãy bảo vệ những cuốn sách Đại Pháp cho tốt. Họ bảo đảm với tôi là họ sẽ làm vậy!

Cảnh tưởng đó tái hiện trong tâm trí tôi vài giây trước khi tôi quyết định nói với cảnh sát tên và địa chỉ của mình. Một viên cảnh sát nói: “Việc bà nói với chúng tôi tên và địa chỉ của bà hay không thì cũng chẳng nghĩa lý gì, các người sẽ đều bị đưa ra khỏi Bắc Kinh. Chúng tôi không có chỗ để giữ tất cả các người lại.”

Khổ nạn của một học viên khi ở Bắc Kinh

Cảnh sát địa phương đã đưa tôi trở lại quê nhà, và tôi đã bị giam với nhiều học viên mà cùng đi tới Bắc Kinh. Một học viên đã tả lại chi tiết khổ nạn mà bà đã gặp phải khi ở Bắc Kinh.

“Tôi nhìn thấy rất nhiều xe buýt chất đầy người rời khỏi Quảng trường Thiên An Môn” bà nói. “Sau khi tôi đi được vài bước vào quảng trường, tôi cũng bị đẩy lên một chiếc xe buýt. Tiếp đến chiếc xe đi tới Làng Thể thao châu Á. Trước khi tôi có thể xuống khỏi xe, ai đó ở bên ngoài đã nói: ‘Chỗ này cũng đầy rồi.’ Chiếc xe buýt sau đó quay trở lại và đi tới Sân vận động Phong Đài. Ở đó cũng gần đầy, và có rất nhiều người đang ngồi trên mặt đất, bị trói lại với nhau thành từng hàng từng hàng.”

Bà ấy nói: “Các học viên bị buộc phải ngồi với hai chân dạng ra và hai tay ôm lấy đầu gối. Người ngồi đằng trước phải ép sát với người ngồi đằng sau. Nếu họ ngồi không đủ sát, cảnh sát sẽ đánh vào lưng họ. Bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ.”

Bà ấy tiếp tục: “Khi các học viên muốn dùng nhà vệ sinh, cảnh sát nói: ‘Sư phụ của các vị bảo các vị hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn, hãy nhịn đi.’ Nhiều người đã không thể nhịn được. Khi người già và trẻ em bị đói, cảnh sát cũng nói cái luận điệu như vậy: ‘Cố chịu đi. Bất kỳ ai nói tên hay địa chỉ cho chúng tôi thì có thể rời đi.’”

“Tại lối vào của sân vận động có rất nhiều nhân viên cảnh sát từ các vùng khác nhau, đứng chờ để đưa các học viên về nhà của họ. Nếu ai không nói tên và địa chỉ, họ không cho rời đi.”

Một số lượng lớn các học viên bị giam đã biến mất

Khoảng ngày 28 tháng 10 năm 1999, một số lượng lớn các học viên Đại Pháp ở Trung Quốc đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bởi vì họ từ chối nói tên và địa chỉ của mình, họ đã bị tống lên những chiếc xe buýt và tầu hỏa, rồi bị mang tới nhưng nơi mà không ai biết.

Những học viên bị giam đó giờ ở đâu? Họ đã bị đưa đi đâu sau khi bị chất lên tầu và xe buýt? Tình hình của họ hiện giờ như thế nào?

Chúng ta không được quên họ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/10/349397.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/10/164601.html

Đăng ngày 7-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share