Bài viết của Tống Phượng

[MINH HUỆ 02-04-2015] Theo các ghi chép lịch sử, hoàng đế Thái Tổ của triều Bắc Tống đã chấp chính với rất nhiều đức độ và đã khai sáng nên vương triều Bắc Tống phồn vinh.

I. Xem xét lại bản thân, tự biết lỗi và có thể sửa sai

Theo Tống Sử, tháng 02 năm Kiến Long thứ hai (961 SCN), Tống Thái Tổ đã đến thăm vườn Ngọc Tân. Ông nói với quan thị thần (quan theo hầu vua): “Chìm đắm trong cái vui của yến hội là không phù hợp với pháp lệnh lễ nghĩa. Trẫm ở yến hội đã ngẫu nhiên uống say, qua rồi mới thấy hối hận.”

Tháng 09 năm Khai Bảo thứ tám (975 SCN), Thái Tổ đi săn ở các vùng ngoại ô kinh thành. Ngựa của ông bị trượt chân và ông bị ngã ngựa. Trong cơn tức giận, Thái Tổ đã rút đao ra và giết con ngựa.

Ngay lập tức ông cảm thấy hối hận và nói: “Ta là chủ của thiên hạ, lại dễ dãi bỏ việc đi săn, sao lại có thể trách tội con ngựa chứ?” Sau đó, ông đã từ bỏ việc đi săn.

Một thuộc hạ thấy Thái Tổ đau buồn cả ngày sau một phiên thiết triều và đã vấn an ông. Ông nói: “Ngươi tưởng làm Thiên tử dễ lắm ư? Hôm nay (buổi sáng) Trẫm trong lúc nhất thời vội vàng, đối với một việc đã ra một quyết định sai lầm. Đó là lý do tại sao bây giờ Trẫm không vui.”

Là một minh quân, Thái Tổ đã đối chiếu lại những quyết định của mình và thừa nhận lỗi lầm.

II. Cấm đánh bắt cá và săn bắn vào mùa xuân và mùa hè

Theo Tống Sử, tháng 02 năm Kiến Long thứ hai, Tống Thái Tổ đã hạ lệnh cấm đánh bắt cá và săn bắn chim vào những tháng mùa xuân và mùa hè để cho động vật có thể tái sinh sôi và phát triển, cấm chỉ bất kỳ hành vi săn bắt cá và săn bắn nào có thể gây hại đến thiên nhiên.

III. Thỉnh triều thần đề xuất ý kiến

Tháng 02 năm Kiến Long thứ ba (962 SCN), Tống Thái Tổ đã hạ chiếu kêu gọi tất cả quan lại thảo luận cởi mở về ưu và nhược điểm hiện tại của chính sách của triều đình, không được lo sợ xúc phạm kỵ huý. Giống như mọi minh quân khác, ông hoan nghênh những lời khuyên và cho phép các quan tự do thảo luận, không thiết lập cấm kỵ ngôn luận.

IV. Kính Trời cầu mưa – tu hành tự thân – Trời làm mưa lớn

Tháng 04 năm Khai Bảo thứ ba (970 SCN), hạn hán ảnh hưởng đến nhiều khu vực. Bởi tai họa này, Thái Tổ đã ra lệnh giảm các bữa ăn của mình xuống và tạm đình chỉ việc tấu nhạc phục vụ ông. Ông đã nhiều lần đến đền Thái Thanh và đền Tướng Quốc để cầu mưa. Ông cũng phái các sứ thần đi khắc phục hạn hán ở những khu vực ảnh hưởng và giảm án tù cho các tù nhân. Sau khi đưa ra những chỉ thị nhân từ, trời bắt đầu mưa ở khu vực kinh đô.

Tháng 04 năm Càn Đức thứ nhất (963 SCN), có một nạn hạn hán khác xảy ra. Thái Tổ đã đến mọi ngôi đền trong kinh đô để cầu mưa. Trời bắt đầu mưa vào mỗi tối. Trong nạn hạn hán vào tháng 04 năm Khai Bảo thứ ba (năm 970), lời cầu mưa của ông trong các ngôi đền lại linh nghiệm.

V. Phân phát quần áo cho người nghèo

Tháng 05 năm Càn Đức thứ năm (967 SCN), Thái Tổ đã phân phát quần áo cho người nghèo ở kinh đô.

VI. Kính Phật kính Thần

Vào tháng 07 năm Càn Đức thứ năm (967 SCN), Thái Tổ đã hạ lệnh cấm phá hủy những bức tượng Phật bằng đồng.

VII. Miễn thuế trà

Vào tháng 04 năm Càn Đức thứ nhất (963 SCN), Thái Tổ đã ra lệnh miễn thuế cho trà của Hồ Nam. Vào tháng 06, ông hủy bỏ một công trình xây dựng và phân phát quần áo và giày cho các nhân công.

VIII. Bình luận về Thái Tổ trong sử sách

Tống Sử đã tổng kết về lòng nhân đức của Thái Tổ bằng những ghi chép sau.

Thái Tổ tin vào Thiên mệnh. Một lần các đại thần đã thể hiện sự lo lắng cho an toàn của ông khi ông quyết định mặc đồ thường dân ra khỏi cung điện. Ông nói: “Ai làm vua là do Trời định. Hoàng đế Chu Thế Tông đã giết tất cả các tướng có mặt vuông và tai to (hình ảnh tiêu biểu của một vị vua). Ta lúc nào cũng ở bên ông ta, nhưng ông ta đã không giết ta.”

Thái Tổ cũng nói: “Hãy để họ làm bất cứ điều gì họ muốn [giết ta hay lật đổ ta.]. Nếu đây là Thiên mệnh thì không gì ngăn được.”

Tiễn Thục, vua của Ngô-Việt (thuộc tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ngày nay), đã đến gặp Tống Thái Tổ. Tất cả quan từ tể tướng trở xuống đều thỉnh cầu bắt giam Tiễn Thục và chiếm nước của ông ấy. Thái Tổ không nghe và cho phép Tiễn Thục trở về nước.

Nhưng Thái Tổ đã bỏ những lời tấu của quần thần trong một phong thư rồi dán lại, đưa nó cho Tiễn Thục, và bảo ông ấy hãy mở phong thư khi đi được nửa đường. Tiễn Thục đã mở phong thư như lời dặn và đọc tất cả mọi lời đề nghị bắt giam ông. Ông đã cảm động bởi chí khí của Thái Tổ, nhưng những lời tấu trong phong thư khiến ông hoảng sợ.

Thế rồi, phía nam sông Trường Giang trở nên yên bình. Cuối cùng Tiễn đã xin giao nộp vùng đất của mình cho triều Tống.

Lưu Sưởng, vua của Nam Hán (thuộc tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam ngày nay), đã giết nhiều đại thần bằng cách cho họ uống rượu độc. Sau khi quy phục triều Tống, ông ta đã tháp tùng Thái Tổ đến thăm Võ Trì. Thái Tổ đã trao cho Lưu Sưởng một ly rượu trên đường đi.

Lưu Sưởng hoài nghi là có độc đã từ chối trong nước mắt: “Thần biết tội của mình là không thể tha thứ. Nếu Hoàng đế có thể tha mạng, thần sẽ sẵn lòng từ bỏ mọi thứ. Thần không dám uống rượu này.” Thái Tổ cười nói: “Trẫm thành tâm đối đãi với ngươi. Tại sao ta lại hại ngươi chứ?” Thái Tổ đã nhấc ly rượu lên và uống hết.

Những câu chuyện trên trong Tống Sử miêu tả Tống Thái Tổ như một vị hào kiệt đáng tin và cởi mở.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/2/306924.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/14/149724.html

Đăng ngày 21-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share