Bài viết của Minh Thời

[MINH HUỆ 29-12-2014] Hai câu chuyện bên dưới được lấy từ sách cổ Trung Hoa là Vi chính thiện báo sự loại (为政善报事类). Cuốn sách là một tập hợp những câu chuyện do Diệp Lưu biên soạn. Cuốn sách gồm 10 phần và là một tập hợp của 112 câu chuyện.

Quan thanh liêm ở nhờ trong nhà kho, đến dã thú cũng không quấy rối

Tôn Khiêm là thái thú quận Linh Lăng trong thời Thiên Giám của triều đại Nam Lương (502-557 SCN).

Ông là người có phẩm hạnh cao. Ông ngay thẳng, trung thực và thanh liêm. Nhà nhà đều biết không ông nhận hối lộ hay quà cáp. Và vì không có nhà riêng, ông đã dời ra khỏi phủ và ở trong một nhà kho còn trống đến khi hết nhiệm kỳ.

Khu vực Linh Lăng đầy mãnh thú trước khi ông được bổ nhiệm đến cai quản. Khi ông nhậm chức, dã thú bỗng tuyệt tích. Tuy nhiên, ngay vào đêm ông hết nhiệm kỳ rời đi, dã thú lại xuất hiện hại người.

Tôn Khiêm cuối cùng được thăng đến chức vị cao quý là “Quang lộc đại phu,” (bậc cao nhất trong các quan văn, tương đương với chức cố vấn bây giờ) và sống đến 92 tuổi.

Từ đó có thể thấy, các quan thanh liêm như vậy sẽ được Trời bảo hộ, ngay cả dã thú cũng không nhẫn tâm gây thêm rắc rối cho họ.

Làm quan nhân từ, châu chấu không dám gây hại

Lỗ Cung làm huyện lệnh ở Trung Mưu triều nhà Hán thời Túc Tông (202 TCN – 220 SCN). Ông dùng thiện đức để giáo hoá bách tính. Vì vậy, bách tính tin tưởng ông.

Năm Kiến Sơ thứ bảy, cây trồng cả nước bị nạn châu chấu tàn phá, ngoại trừ huyện Trung Mưu.

Viên An, trưởng quan ở tỉnh Hà Nam, đã nghi ngờ những câu chuyện mà ông nghe được về huyện Trung Mưu. Vì thế, ông đã quyết định phái sứ giả đi điều tra.

Khi đến nơi, sứ giả thấy những con gà hoang đi dạo xung quanh dưới bóng cây dâu tằm mà không sợ người. Sứ giả hỏi một cậu bé đứng gần những con gà: “Sao cháu không bắt con gà hoang đi?” Cậu bé trả lời: “Vì chúng vừa mới ấp ra những con gà khác.”

Sứ giả cảm thán: “Huyện Trung Mưu không bị nạn châu chấu phá hoại là một việc kỳ dị. Đến cả trẻ con vùng này lại nhân từ như vậy cũng lại là một việc kỳ dị.”

Những nông dân huyện Trung Mưu đã có một mùa thu hoạch bội thu vào năm đó. Viên An đã tâu lên Hoàng Đế thành tích cai trị của Lỗ Cung.

Chứng tỏ được lòng nhân từ là quan trọng với Hán triều, Lỗ Cung đã được thăng đến chức “Tư đồ” và sống đến 81 tuổi.

Những bài học từ lịch sử

Khi quan lại giáo hóa dân chúng, ngay cả trẻ em cũng nhân đức, thì chẳng phải người người cũng đều nhân đức? Làm sao lại không bình an và sung túc được?

Ngày nay, ở Đại lục đừng nói chim nhỏ có thể thảnh thơi đi bên cạnh người, chỉ cần có người gần đó, chúng sẽ kinh hãi, bay mất, rất là sợ người, cứ như “chim kinh sợ cung” vậy. Khi người ta bị vô thần luận đột phá giới hạn của đạo đức, điều gì cũng dám làm, cái gì cũng dám ăn (ví như: bắt chim ăn). Cảnh tượng con người hài hoà với tự nhiên đã không còn tồn tại nữa. Người ta không còn cái tâm nhân từ, giảo hoạt, gian trá với người khác, sao có thể hi vọng người khác có từ tâm, không gian trá với mình được? Cho nên nạn hàng giả, trí trá tràn lan, ô nhiễm khắp nơi, xã hội làm sao có thể an định, đất đai sao có thể phì nhiêu được?


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/29/302069.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/16/147993.html

Đăng ngày 08-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share