Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 22-08-2013] Tu luyện Chính Pháp đã cận kề giai đoạn cuối, càng ngày càng đến không gian bề mặt rồi. Mặt tu tốt của đệ tử Đại Pháp không ngừng bị cách khai, những tâm không tốt còn sót lại đang không ngừng trừ bỏ, đã đến lúc vứt bỏ chấp trước căn bản của đệ tử Đại Pháp. Nhưng tôi vẫn phát hiện ở địa khu của mình có đồng tu trường kỳ nuôi dưỡng động vật, do vậy bị chấp vào cảm tình với động vật nuôi.

Đồng tu A sau khi ly hôn với chồng sinh sống một mình trong nước, con cái ở nước ngoài, cô ấy nuôi một con chó, cũng đã mấy năm rồi, vị đồng tu này với con chó kia thân thiết khăng khít như thể người nhà. Các đồng tu đến nhà cô ấy học Pháp, con chó ấy nằm ở bên; khi mở băng hình Sư phụ giảng Pháp, nó cũng ngoan ngoãn nằm nghe; đồng tu A khi in tư liệu chân tướng, chó cũng ở bên cạnh xem v.v. Mặc dù cũng có đồng tu đã trực tiếp chia sẻ rằng người tu luyện không sát sinh không nuôi dưỡng, nhưng cô A nói cô ấy cũng biết Pháp lý này, có điều không muốn bỏ đi con chó ấy. Cô ấy lo lắng nếu đưa người khác mà họ đối xử với nó không tốt, nhìn qua thì thấy cảm tình của cô ấy đối với chó đã đến mức độ nghiêm trọng phi thường rồi. Một thời gian trước đồng tu A xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh rất nghiêm trọng, nhưng cô ấy vẫn căn bản không ngộ ra là đến lúc nên vứt bỏ cái tâm chấp trước tối căn bản này.

Đồng tu B từ nhỏ đã thích vật nuôi, lúc còn nhỏ ở nhà còn nuôi một con mèo, khi con mèo này chết đi cô ấy khóc thương không ngừng. Năm ngoái, người con mang về một con mèo, cứ muốn mẹ nuôi thay mình, đồng tu B lúc đầu còn nói với người con hãy mang nó đi, không nuôi mèo, cảm thấy không thể ảnh hưởng đến làm ba việc, nhưng xem chút thì không để nó đi, liền nuôi hai ngày vậy, nhưng hễ nuôi là nuôi đến một năm trời, hàng ngày đều tắm rửa và cho nó ăn v.v… Dần dần cô ấy cũng có cảm tình với con mèo. Dần dần cô ấy tự cho rằng mỗi ngày cũng không dành được bao nhiêu thời gian cho mèo, tùy kỳ tự nhiên vậy. Mấy tháng trước, khó khăn lắm cô ấy mới đem cho người khác, nhưng chỉ một ngày là lại mang nó về, đúng như Sư phụ giảng:

“Mời Thần đến thì dễ mời Thần đi thì khó.” (Chuyển Pháp Luân)

Các đồng tu cũng có giao lưu với đồng tu B về việc này, thấy cô ấy hiểu rất rõ Pháp lý, cũng biết rằng đây chính là can nhiễu đến làm ba việc, nhưng lại không có chân chính ngộ ra từ bên trong, không từ bỏ được tâm chấp trước của mình một cách chân chính.

Sư phụ đã giảng:

“Nhưng trong vũ trụ này của chúng ta còn có một [Pháp] lý: chính là không cho phép động vật tu thành. Vì vậy mọi người xem những sách cổ thấy viết rằng mấy trăm năm cần giết chúng một lần, có đại kiếp tiểu kiếp. Đến một thời gian nhất định nếu động vật tăng công, thì phải tiêu diệt chúng, sét sẽ đánh chúng, v.v. Không cho phép chúng tu luyện. Bởi vì chúng không được trang bị bản tính con người, chúng không thể tu luyện như con người, không có đặc điểm con người; nếu tu thành thì đảm bảo chúng sẽ thành ma; nên không cho phép chúng tu thành; do đó trời giết chúng; chúng cũng biết điểm này.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ đã giảng một chuyện cổ thế này:

“Vào thời rất xa xưa, tại Ấn Độ có vị đệ tử tu luyện của Bà La Môn, tu rất tinh tấn, anh ta tự mình độc tu ở trong núi. Có một ngày, một người thợ săn đuổi theo một con hươu, đã bắn con hươu này bị thương. Con hươu này chạy đến chỗ anh ta, anh ta liền giấu con hươu đi, bảo hộ nó. Anh ta chỉ có một mình trong núi rất hiu quạnh, sau đó liền nuôi con hươu này. Con người – nếu tâm chấp trước mà không chú ý thì sẽ [thể hiện] rất mãnh liệt, chủng tâm thương xót của người thường, chấp trước của nhân tâm vào tình này, đều chú tâm vào con hươu nhỏ này, về sau anh ta đã rất chấp trước vào con hươu, cuối cùng con hươu này thực sự đã trở thành người bạn thân thiết nhất của anh ta, kết quả anh ta dành rất nhiều tinh lực cho con hươu này, lúc anh ta đả tọa tư tưởng cũng không tĩnh lại được, còn mải nghĩ cho con hươu ăn gì, buông lơi sự tinh tấn của mình.”

“Sau vài năm, có một ngày con hươu này đột nhiên chết đi, anh ta thống khổ phi thường. Anh ta cứ nghĩ đến con hươu ấy, anh ta càng không thể tinh tấn được. Lúc này tuổi của anh ta đã rất lớn rồi, chư vị không phải là người tu luyện thì sinh mệnh không thể kéo dài, anh ta không thể tu luyện, sinh mệnh anh ta liền kết thúc. Vào lúc anh ta kết thúc sinh mệnh, anh ta vẫn không nghĩ đến Phật Pháp của anh ta, anh ta vẫn còn đang nghĩ về con hươu này, do đó sau khi chết anh ta liền chuyển sinh thành con hươu. Con người vào lúc sắp chết chấp trước vào nghĩ về điều gì người ấy khả năng sẽ chuyển sinh thành thứ đó, vì vậy anh ta ngay lập tức chuyển sinh thành một con hươu. Điều này thật đáng buồn. Một người tu luyện, tu luyện rất không tệ, cuối cùng hủy trong chốc lát. Người tu luyện tốt nhất là đừng chấp trước vào động vật.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston năm 1996 phần hỏi đáp, tạm dịch).

Hy vọng những đồng tu vẫn còn nuôi động vật hãy tỉnh ra, tu luyện là nghiêm túc, điều tốt là dùng Đại Pháp để đối chiếu với bản thân, tốt hơn là nghĩ chút xem việc nuôi dưỡng động vật này có phù hợp với Pháp không, làm thế này có phải phù hợp với danh hiệu đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp không? Xin các đồng tu có liên quan hãy mau chóng buông bỏ tâm chấp trước vào tình đối với vật nuôi, nắm chắc cơ duyên tu luyện vạn năm khó gặp này, thực tu một cách thực chất, không được buông lơi, không được cấp thêm lên con đường tu luyện của mình chướng ngại bổ sung do con người thêm vào, đừng mang đến điều đáng tiếc cho con đường tu luyện của mình, đừng khiến việc tu luyện của mình bị hủy đi chốc lát, đừng để cựu thế lực có chỗ sơ hở để dùi vào rồi có cái cớ bức hại.

Con đường của chúng ta là lưu cấp cho con người tương lai, không đi cho chính cho tốt mỗi bước đi vậy có được không? Có thể xứng đáng với Sư phụ không? Các đồng tu, hãy nắm chắc thời gian tu tốt bản thân, chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh, chân chính hoàn thành thệ ước tiền sử của mình.

Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/22/执着小动物的同修该醒醒了-278467.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/15/142015.html

Đăng ngày 28-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share