Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 14-09-2013] Tôi đã quan sát thấy một số vấn đề chung trong cảm thụ của các học viên ở cả trong và ngoài Trung Quốc. Một số học viên có suy nghĩ rằng Chính Pháp sẽ kết thúc sớm – đây là một chủng biểu hiện của tâm ỷ lại.
Tâm ỷ lại có thể dẫn đến bị “chuyển hóa”
Tôi nhận thấy có học viên bị “chuyển hóa” thông qua các hình thức tra tấn, tẩy não của Trung Cộng có suy nghĩ: “Tại sao tiến trình Chính Pháp vẫn chưa kết thúc? Tôi đã phải phó xuất rất nhiều, nếm rất nhiều khổ cực và chịu quá nhiều tội khổ. Sư phụ nói nhiều lần giảng thời gian Chính Pháp là hữu hạn. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy là nó sẽ kết thúc sớm cả.”
Tôi nhận thấy chủng tâm này là một loại tâm vô cùng xấu xa, hi vọng Sư phụ sẽ chịu đựng bức hại cho họ, còn bản thân họ chỉ ngồi đợi để hưởng thụ thành quả [sự thành công của Chính Pháp]. Có những học viên không bị “chuyển hóa” cũng có cách suy nghĩ này, nhưng ở các mức độ và giới hạn khác nhau.
Chúng ta đều biết, Sư phụ vì chúng sinh đã phải chịu đựng quá nhiều, chúng ta cũng không bao giờ có thể biết được mức độ mà Sư phụ đã phải chịu đựng vì chúng ta. Sự từ bi vĩ đại của Sư phụ không có ngôn từ nào có thể biểu đạt được.
Nếu chúng ta trong khi thực tu có thể thời thời khắc khắc đều ý thức được sự gian nan và nghiêm túc của tu luyện Chính Pháp, duy trì được ý chí kiên cường và tín tâm kiên định, dĩ Pháp vi Sư đi cho chính con đường tu luyện, thì các chướng ngại đối với chỉnh thể sẽ ít đi rất nhiều..
Biểu hiện của tâm ỷ lại
Sự bế tắc trong các hạng mục chứng thực Pháp thường xảy ra khi các học viên ỷ lại vào nhau, thay vì mỗi người phải tự bước đi trên con đường của mình. Chính điều này đã cản trở việc đề cao tâm tính và tiến trình tu luyện của cả chỉnh thể.
Một trong những nguyên nhân nảy sinh tâm ỷ lại là do nhận thức thiếu đầy đủ về Pháp.
Ở một cảnh giới nhất định, tâm ỷ lại vào các đồng tu khác bắt nguồn từ chấp trước tương tự như việc nảy sinh cảm giác phiền não khi ý kiến riêng của mình không được chấp nhận. Thậm chí khi chúng ta gặp bế tắc trong ý tưởng của mình hoặc dường như không xác định được mình cần phải làm gì, tâm ỷ lại cũng có thể xuất hiện.
Tôi cảm thấy rằng chúng ta mắc tâm ỷ lại là bởi chúng ta không hoàn toàn tin tưởng vào Sư phụ, và không tin rằng chúng ta có thể thanh trừ tà ác.
Không chấp trước vào tự ngã
Khi đối mặt với những khó khăn, tôi hạ quyết tâm tìm ra biện pháp giải quyết một cách tích cực. Tôi cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Tôi biết rằng trước tiên mình phải tu luyện thật tốt thì mới có đủ trí huệ để phân biệt chính – tà, và cũng phải luôn nhớ rằng mình ở đây là để cứu người.
Tôi không suy nghĩ nhiều lắm về những khả năng riêng của mình. Tôi đơn giản chỉ dĩ Pháp vi Sư. Khi suy nghĩ xem dùng biện pháp nào, tôi chiểu theo Pháp để đo lường xem việc gì nên làm việc gì không nên làm. Khi phát hiện ra vấn đề, tôi tự quy chính lại bản thân và tiếp tục cố gắng. Sư phụ từ bi đã bảo hộ tôi suốt chặng đường, và cuộc sống của tôi trở nên thuận lợi hơn khi làm mọi việc dựa trên Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/4/依赖心-279042.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/14/141991.html
Đăng ngày 20-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.