Bài của một đệ tử tại Trung Quốc

[Minh Huệ] Câu chuyện này đã xảy ra từ lâu rồi: khi đã làm dơ bẩn mình, thì một học viên đã từng bước từng bước quay trở lại như thế nào, vãn hồi tổn thất ra sao, để rồi thực hiện cho thật tốt trên con đường về sau đó. Có học viên gợi ý tôi viết về quá trình bản thân tôi đã quay trở lại tu luyện trong Chính Pháp. Mong rằng qua đó có thể rút ra một bài học từ tấm gương xấu này và tiếp tục tiến những bước cuối cùng cho thật tốt trong tiến trình Chính Pháp hôm nay.

1. Sa lầy vào nơi hắc ám

Ấy là lúc tôi lên Bắc Kinh lần thứ ba để kháng nghị, rồi bị bắt cóc. Cảnh sát tà ác đã sử dụng những tội phạm để hành hạ các học viên Pháp Luân Công nhằm lấy được tên và địa chỉ. Khi ấy là mùa đông, chúng lột bỏ y phục của các học viên rồi dội nước lạnh vào… và trong sự thống khổ, tôi đã thoả hiệp với sự bức hại của tà ác, tôi đã nói ra tên và địa chỉ của mình.

Lúc ấy tinh thần của tôi rất xuống dốc. Tôi bị đưa trở về địa phương, rồi sau đó bị cách ly và giam vào ‘lớp học tẩy não’ của khu phố. Từ 20-7-1999 tôi đã tách khỏi Pháp và chịu ma nạn trong một thời gian lâu dài, vì vậy thân tâm rất kiệt sức. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi và đau khổ. Đúng lúc ấy ác ma đã bố trí một kẻ ‘tà ngộ’ (người trước đây là học viên nhưng sau đã bị tà ác thao túng quay lại phá hoại Đại Pháp) đến lung lạc tôi bằng những lời lẽ giả dối của anh ta. Thần trí bị mê muội trước những lời lẽ giả dối đáng cười ấy, tôi đã viết 2 bản cam kết (để đạt mục đích áp chế học viên từ bỏ đức tin chính tín của mình, ‘Phòng 610’ ép các học viên viết ba bản bản: tờ hối hận, tờ cam kết không tập Pháp Luân Công, tờ ghi tên và địa chỉ của những bạn bè thân quyến nào là học viên Pháp Luân Công).

Ngay vào đêm hôm tôi phạm sai lầm ấy, tôi mộng thấy có một bộ xương màu đen đến giường của tôi. Tôi không cách nào làm cho nó rời đi. Cực kỳ rùng rợn. Khi tỉnh dây tôi lập tức minh bạch ra ngay: hậu quả sau khi xa rời Đại Pháp thật vô cùng đáng sợ. Vì thế tôi lập tức hướng về Sư phụ phát ba điều nguyện: (1) đoạn tuyệt tôi hôm nay và quá khứ; (2) tôi không tham gia bất kỳ vai trò gì trong cuộc đàn áp Đại Pháp này; (3) không để những thứ bất hảo tôi viết ra cho bất cứ ai xem, và chúng cũng không gây tác dụng gì.

Tôi cũng dần dần hiểu ra, nhận thấy rằng cuộc đàn áp này thật là quá tà ác, và tôi muốn thoát khỏi nơi ấy. Nhưng không lâu sau tôi bị cảnh sát gửi đến lớp tẩy não của khu (quận).

2. Ra khỏi chốn mê

Sau đòn nặng nề ấy, tinh thần tôi rất xuống dốc. Tuy nhiên tôi nhận ngay ra vấn đề, rằng quan ải (khảo nghiệm) đầu tiên chính là thoát khỏi trạng thái đó và quay trở về Chính Pháp. Trong lớp tẩy não, các bạn đồng tu đã khích lệ tôi và giúp tôi trầm tĩnh trở lại. Tôi suy xét xem vấn đề là ở đâu; vì nếu không tìm ra chỗ lậu (thiếu sót, dò rỉ) thì rất có thể tôi sẽ thái phạm lỗi lầm cũ.

Đầu tiên, cần phải tĩnh tâm học Pháp. Khi học Pháp tôi hồi tưởng lại từng quan ải và từng biểu hiện của mình đã gặp trên con đường tu luyện, rồi tôi lấy Pháp để đánh giá lại mọi việc. Tôi phát hiện rằng từ khi chứng thực Pháp từ tháng 7-1999, đã có rất nhiều quan ải mà tôi đã không thực hiện tốt. Ví dụ tôi đã giao sách cho cảnh sát, viết bản cam kết không lên Bắc Kinh, v.v. Hồi tưởng về quá trình tu luyện, thì ngoài nửa năm là thực tu ra, thì tôi toàn chịu nhận những can nhiễu của nghiệp tư tưởng vốn xuất phát từ những thứ khí công tôi từng học trước đây mà vẫn chưa đột phá nổi qua chúng, ngoài ra tôi đã tránh né bằng cách rất tiêu cực là dừng luyện công, rồi thì ngay cả việc học Pháp cũng chịu rất nhiều can nhiễu, thậm chí đến mức nhận thức về Pháp của tôi vẫn dừng lại ở chỗ làm người tốt (tố hảo nhân), đứng ở giác độ của con người mà xét vấn đề, cũng như vẫn chưa vứt bỏ được rất nhiều chấp trước căn bản của con người, đã làm một số việc không nên làm trong quá trình chứng thực Pháp khi vấp phải một số khó khăn, rồi thậm chí đã tự làm ô uế. Tôi đã nhớ lại rằng Sư phụ đã điểm hoá nhiều lần, mục đích để tôi nhận ra rằng cần phải học Pháp hơn nữa, nhưng tôi đã không coi trọng đúng mức. Trước khi lên Bắc Kinh lần thứ ba tôi đã được điểm hoá rất rõ ràng (trong mộng): tôi tham dự một bài thi, các đề mục thi rất đơn giản, đều là những thứ đã viết rõ trong sách, nếu như tôi đọc sách một lần thì tôi đã có thể được điểm cao, nhưng tôi lại bận bịu làm những việc khác và tôi đã trả bài với rất nhiều tiếc nuối.

Từ khi rời nhà chứng thực Pháp, tôi đã không thể tĩnh tâm học Pháp. Trên thưc tế trong suốt một năm ấy tôi thậm chí không đọc nổi cuối Chuyển Pháp Luân mười lần. “Về tất cả các vấn đề xuất hiện trong cuộc ‘khảo thí’ tà ác có tính phá hoại này thì tôi đã giảng cho chư vị từ trước trong khi tôi giảng Pháp. [Những ai] không chân chính thực tu thì sẽ rất khó qua nổi. Bây giờ mọi người đã hiểu rõ hơn là tại sao tôi thường nhắc nhở hãy đọc sách cho nhiều! Pháp có thể phá bỏ hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá bỏ hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy những điều giả dối, Pháp có thể kiên định chính niệm”—«Bài trừ can nhiễu»

Khi tôi bắt đầu học Pháp trở lại, thì can nhiễu của nghiệp lực tư tưởng rất lớn, thậm còn cảm thấy như thời gian không còn kịp nữa, rằng không còn hy vọng nữa, v.v. Nhưng tôi vẫn kiên trì tin tưởng rằng Pháp có thể bồi bổ và quy chính cho tất cả, và bằng sự kiên định vào Pháp, tôi lại có thể thấy được nội hàm của Pháp, và tín niệm kiên định hơn nữa; cũng có những lúc tôi thấy rất chán nản, nhất là khi nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng khi xa rời Pháp. Qua các kinh văn của Sư phụ—«Dung hoà trong Pháp», «Đạo Pháp», «Bài trừ can nhiễu», «Bóp nghẹt tà ác», «Trừ bỏ chấp trước cuối cùng», «Tiến về viên mãn», «Tồn tại vì ai»—và bài của ban biên tập Minh Huệ «Trừ ác», tôi đã tiêu trừ nghiệp tư tưởng trong quá trình học Pháp một cách có hệ thống, biết rằng chúng (nghiệp tư tưởng) không phải là tôi, và cũng không cho phép chúng can nhiễu đến tôi. Tôi nhận thức được rằng hiểu ra sự nghiêm trọng của việc xa rời khỏi Pháp và tính chất cấp bách của vấn đề đã giúp tôi có thể hành xử tu luyện một cách nghiêm túc và nhận ra sai sót của mình, và không nên để nó trở thành chướng ngại cho việc quay trở lại tu luyện. Khi học Pháp tôi đã giải quyết được vấn đề e sợ can nhiễu ngăn cản tôi luyện công; vì bản thân can nhiễu ấy cản trở luyện công, nên trong luyện công tôi đã tiêu trừ được những thứ bất hảo ấy.

Sau khi đã nhận ra mấu chốt vấn đề, tôi ý thức rõ rằng mình cần phải quay trở lại Chính Pháp, theo kịp tiến trình Chính Pháp. Việc đầu tiên là viết bản ‘nghiêm chính thanh minh’ (bài viết phủ nhận những gì đã làm, đã nói trong khi chịu áp chế của tà ác) để cứu vãn ảnh hưởng tổn thất. Sư phụ từ bi đã an bài một sự việc để tất cả những người liên quan, kể cả người của tổ dân phố, cảnh sát và người ở trại giam, cả người ở bên toà án, thân nhân bè bạn, … và qua dịp ấy tôi đã đưa cho tất cả những vị ấy bản ‘Nghiêm chính thanh minh’ của mình. Ngoài ra tôi còn viết một bản nữa và đọc cho những vị được gọi là ‘nhân viên công tác’ tại lớp tẩy não cùng với các học viên Pháp Luân Công khác, trong đó tôi tuyên bố với tất cả rằng mình sẽ bắt đầu tu luyện trở lại.

Không lâu sau đó những khảo nghiệm lần lượt ập đến. Một hôm có cán bộ khu phố cùng cảnh sát đến cùng với máy quay phim, họ muốn dàn dựng một cảnh lớp tẩy não ‘mẫu mực’ nhằm đầu độc nhân thế. Tôi bèn đứng trước mọi người mà đọc to bản ‘Nghiêm chính thanh minh’ của mình. Họ vội đứng quây tôi lại, e rằng trong cảnh phim sẽ lọt hình tôi vào. Lát sau họ nhận ra rằng họ không thể tiếp tục cảnh phim được nữa, họ bèn cuốn gói rời đi. Thế là tôi bị cảnh sát bắt cóc và đưa đến trại cưỡng bức lao động cải tạo.

3. Ánh sáng lại hiển hiện

Trước khi nhập trại tôi từng nghe rằng trại cưỡng bức lao động cải tạo này tà ác dị thường. Cảnh sát ở đó nhốt các học viên Pháp Luân Công cùng với tội nhân nghiện hút, và bắt tội nhân ấy quản giáo các học viên Pháp Luân Công.

Mới đầu chúng đưa ra hai ‘người trợ giúp’ (tức là trước đây đã từng học Pháp Luân Công, sau đó thuận theo tà ác vì bị tẩy não và cực hình) đến nói chuyện với tôi. Tối rất mừng vì đã gặp người quen ở đó. Nhưng ngay lập tức tôi hiểu ra rằng đó chẳng qua là những con rối được phái đến để tẩy não tôi mà thôi. Trong quá khứ tôi đã từng nghĩ rằng hai vị kia tu luyện tốt hơn tôi. Khi tôi vừa buông lơi tư tưởng, thì chúng liền lách vào kẽ hở. Trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» Sư phụ đã dạy: “Kỳ thực bất kể chúng tôi [đối xử] với ai thế nào đi nữa, cũng chỉ có một Pháp này; chỉ cần tuân theo Pháp này mà làm, đó mới là tiêu chuẩn chân chính”. Trong khi chịu đựng khảo nghiệm, khi khảo nghiệm ấy trở nên rất nặng nề căng thẳng đến mức thật khó mà chịu nổi, thì một số học viên chúng ta liền nghĩ đến việc gặp gỡ bạn đồng tu, thậm chí có người còn mong chờ rằng họ hàng thân quyến có thể giải cứu mình thông ma ‘cửa hậu’ nào đó. Hết thảy những cách nghĩ như thế đều là nhìn nhận vấn đề bằng nhãn quan của người thường. Vào thời điểm then chốt chúng ta đã không biết viện đến Sư phụ, thì tà ác chắc chắn sẽ kiếm được cớ nào đó để gia tăng bức hại. Sư phụ đã từng giảng: “Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này” — «Chuyển Pháp Luân»

Tôi cảm thấy rất đáng tiếc cho những học viên tà ngộ ấy. Cảnh sát bảo rằng tôi nên ‘đàm thoại’ và ‘giao lưu’ với họ, rằng nếu như tôi cho rằng tôi có lý thì tôi cũng nên đến để thuyết phục họ. Một khi họ đã tước bỏ tự do cá nhân của tôi, thì làm gì còn gì để mà luận bàn nữa. Ngay từ trước khi những vị kia kịp mở miệng, tôi đã bảo họ rời đi, nói rằng tôi không nói chuyện hay chia sẻ kinh nghiệm gì với họ hết. Trước sự kiên định của tôi, những con rối vụng về ấy liền rút lui. Tuy nhiên cảnh sát vẫn bố trí tôi sẽ phải tham gia một lớp học tẩy não. Tôi phải làm gì đây? Có lẽ cách duy nhất là phải trải qua khảo nghiệm sinh tử. Tôi không thể lùi bước trước khảo nghiệm tà ác được. Tôi bắt đầu cuộc tuyệt thực.

Tuyệt thực rất thống khổ. Tuy nhiên ở trong nạn thì người tu luyện phải vứt bỏ quan niệm cũa người thường. “Người ở các không gian khác đều không tồn tại cái thân thể này; … Nhưng ở không gian này cho con người phải cái thân thể này; [chính là] nhục thân của chúng ta. Sau khi có cái thân thể này, thì lạnh chịu không được, nóng chịu không được, mệt chịu không được, đói chịu không được, thế nào cũng là khổ” (Chuyển Pháp Luân) Vì thế tôi bèn nghĩ: “Chư thần lẽ nào cũng giống như con người không chịu được đói?” Trong thời gian tuyệt thực tôi liên tục mặc niệm Kinh văn và nhớ lại Chuyển Pháp Luân, lúc học Pháp tôi không hề cảm thấy khổ nạn nào cả. Đến này tuyệt thực thứ ba tôi có phần cảm thấy mệt mỏi, nhưng chỉ chốc lát sau đó là qua hết ngay. Sang ngày thứ tư tôi cảm thấy hết sức nhẹ nhàng thoải mái, không hề thấy đói gì cả. Tôi cảm thấy hoàn toàn giải phóng khỏi mọi phiền phức. Những tội phạm nghiện hút đều vô cùng sửng sốt khi thấy rằng tôi vẫn chạy nhảy đi lại như bình thường mặc dù đã trải qua tuyệt thực một thời gian lâu đến thế.

Sau cuộc tuyệt thực tôi được thả khỏi lớp tẩy não và lập tức được chuyển sang một địa điểm khác.

Tuy nhiên đàn áp kia vẫn tiếp tục. Tất cả các học viên Đại Pháp nào bị bắt cóc đến trại cải tạo đều phải trải qua lớp tẩy não. Một số đã lạc đường lầm lỡ tạo thành vết nhơ trong đời mình. Tại lớp tẩy não, tà ác bắt các học viên đã bị lạc lối kia viết những bài phê phán theo kiểu Cách mạng Văn hoá, ký tên, lên truyền hình, mục đích là để lừa dối người khác, làm cho họ mất đi chính tín, lầm bước sang chốn đầm sâu nguy hiểm. Còn các đệ tử mà chúng không cưỡng chế được, thì bị cảnh sát bắt đi lao dịch.

Cảnh sát tà ác cũng đưa phóng viên truyền hình trung ương đến các trại lao động cải tạo để quay phim, dàn dựng những thứ như “gió xuân mưa nhẹ” rằng trại lao động cải tạo tốt đẹp biết mấy. Hết thẩy những thứ đó đều là tà ác. Là các phân tử trong Đại Pháp, là những người tu luyện Đại Pháp một cách đường đường chính chính, ta có thể làm ngơ khi tà ác hoành hành ngang ngược lừa dối con người thế giới được không? Thuận theo tà ác chính là nuôi dưỡng chúng. Vì thế tôi đã quyết định, nhất quyết rằng không thuận theo sự an bài của tà ác. Tôi lấy bản thân mình để phản đối lại hết thảy những chế độ nhà tù mà tà ác cưỡng chế lên các học viên bị bức hại.

Từ đó, trong trại cải tạo thường xuyên có cảnh thế này: hàng ngày cứ đến giờ tập thể dục, ăn cơm, sắp hàng, lao động, thì luôn có một người bị lôi từ trên gác xuống. Người này mùa đông mặc áo mỏng đứng trước gió, mùa hè ngang nhiên đứng ngoài trời nắng. Người ấy không bao giờ tuân theo cảnh sát hay những tội phạm nghiện ngập, không bao giờ tập thể dục hay lao động, không bao giờ chịu nghe theo hiệu lệnh hay ký tên. Người ấy đôi khi tập các bài tập Pháp Luân Công ngay ngoài sân trước mặt cảnh sát, và thường xuyên bị cảnh sát và tội phạm nghiện đánh đập.

Cảnh sát hỏi rằng tại sao tôi không tuân thủ chế độ của trại lao động cải tạo. Tôi bảo họ rằng tôi là người tu luyện đường đường chính chính, chứ đâu phải tội nhân; quy chế của trại cải tạo là dành cho tội nhân, chứ không liên quan gì đến người tốt. Tôi đọc cho chúng nghe bài thơ của Sư phụ:

Chúng sinh ma biến tai vô cùng,
Đại Pháp cứu độ loạn thế trung;
Chính tà bất phân báng thiên Pháp,
Thập ác chi đồ đẳng thu phong.
(1)

Tôi nói với họ về quan hệ nhân quả, rằng thiện ác đều tất có báo ứng.

Mỗi ngày đều mấy lần chịu khảo nghiệm sinh tử, ba bữa ăn, năm lần điểm danh, tập thể dục, lao động cưỡng chế, thức dậy vào buổi sáng và tập thể duc. Hầu như lần nào mà tôi không hợp tác theo họ thì tôi đều bị những kẻ tội nhân nghiện đánh đập.

Một lần có tội nhân bắt tôi đọc “ba mươi điều” của tù nhân trại lao động cải tạo, và đe rằng nếu tôi không đọc thì họ sẽ không cho tôi ngủ. Tôi không đọc, thế là họ thay phiên nhau trông chừng không để tôi ngủ. Tôi chẳng hề sợ gì cả. Ngủ là một trong những nhân tố hạn chế con người, con người không ngủ thì không được. Nhưng người tu luyện là siêu xuất tam giới, lẽ nào phải chịu giới hạn của con người? Cứ tiếp tục như thế từ buổi trưa cho đến nửa đêm. Lúc ấy kẻ tội nhân đang trông tôi mệt quá, hỏi rằng tôi có chịu đọc không. Tôi không chịu. Hắn ta lại hỏi rằng tôi có ngủ không. Tôi bảo là tôi sẽ ngủ. Thế là hắn để tôi ngủ. Từ đó không ai còn nhắc đến ba mươi điều kia nữa.

Lần nào luyện công thì tôi cũng bị những kẻ tội phạm đánh đập ghê lắm. Đòn đánh thật ghê gớm, đau đớn không chịu thấu. Tự hỏi có tiếp tục luyện công nữa thôi. Thực ra sinh mệnh là do Đại Pháp khai sáng, thôi hãy để nó trở về nơi mà từ đó nó đã đến. Tôi nhắm mắt lại niệm thầm trong tâm hướng đến Sư phụ, rằng tôi gửi thân mạng của mình vào Sư phụ, rồi tôi tiếp tục luyện công. Lần này họ không đánh đập tôi nữa, mà chỉ giữ tay tôi lại thôi. Tối hôm ấy có cảnh sát đến và hỏi rằng có phải tội nhân nghiện hút đã bẻ vặn tay tôi không; rồi bảo rằng lần sau đừng đánh đập tôi nữa.

Để cưỡng bức tôi phải báo cáo mỗi khi ra khỏi cửa, những tội phạm nghiện hút không cho tôi vào nhà vệ sinh; chúng nói rằng chúng chỉ cho phép nếu tôi báo cáo với chúng. Tôi không đếm xỉa gì đến chúng và cứ làm theo gì mình thích, thế là chúng kéo tôi lại. Sau một thời gian tôi thấy khó chịu quá, và những tội phạm nghiện hút lại bảo rằng chỉ cần tôi báo cáo mỗi khi ra khỏi cửa là xong. Những lẽ nào một người tu luyện lại phải báo cáo cho tội nhân? Lẽ nào tôi lại đầu hàng? Tôi không để ý gì đến chúng và cứ tự theo ý mình thôi chứ không báo cáo gì cả. Một lúc sau những tội nhân nghiện ngập kia có việc đi xuống nhà và bảo một tù nhân khác canh chừng tôi. Người này bèn đưa tôi đến phòng vệ sinh. Từ đó cứ lần nào tôi không báo cáo thì tù nhân trực ban có thấy nhưng cũng lờ đi. Mỗi người tu luyện đều có một phần Thần ở trong mình, đó chính là điều siêu thường có thể chứng thực Pháp.

Từ ngày nhập trại, tôi vẫn kiên trì tập luyện, không hề hợp tác với bất kể chế độ gì của trại lao động cải tạo cả. Cảnh sát coi tôi như một trường hợp cá biệt. Họ đã cắt cử 3 đến 4 tội phạm nghiện hút canh chừng tôi. Họ cách ly tôi khỏi những tù nhân khác, không cho nói chuyện với tôi. Thậm chí họ không cho người đến thăm gặp mặt tôi, và trông chừng tôi rất chặt chẽ. Ngay cả khi đi vệ sinh cũng có người theo sát. Cô độc trong một thời gian dài là một khảo nghiệm khó khăn nhất. Tôi nhẩm đọc «Hồng Ngâm», «Tinh tấn yếu chỉ», các bài kinh văn của Sư phụ, và những đoạn trong Chuyển Pháp Luân mà tôi còn nhớ; tôi niệm «Luận Ngữ» (lời nói đầu cuốn Chuyển Pháp Luân). Trong quá trình học Pháp chứng thực Pháp không ngừng nghỉ, tôi đã thấy được tầng tầng hàm nghĩa của Pháp. Hàng ngày đều kiên trì tĩnh tâm học Pháp, và tâm tính và cảnh giới không ngừng thăng hoa một cách tự nhiên dẫu không biết không cảm thấy. Trong khổ mà không hề thấy khổ.

Ngày lại qua ngày. Hôm nào tôi cũng bị lôi xuống gác vài lần. Tà ác thường xuyên phá rối và hành hạ. Tôi nhìn vào trong để tìm nguyên nhân của tự thân; và nhận ra rằng mỗi lần như vậy, đều là vứt bỏ vấn đề sinh tử. Nhất định đó là cựu thế lực cưỡng chế lên các đệ tử Đại Pháp, mục đích chính là lung lạc tín tâm của các đệ tử. Rốt cuộc sau vài tháng, cảnh sát đã dùng hết chiêu thuật mà vẫn không đạt được mục đích. Họ không còn quan tâm chi đến tôi nữa, vì thấy rằng tôi không hề sợ chết. Họ không còn bắt tôi phải theo quy định của họ nữa. Họ khoá tôi ở trên gác không cho xuống nhà; cũng không bắt tập thể dục hay lao động, cũng không phải theo hiệu lệnh tập trung. Họ cho một người đưa đồ ăn cho tôi.

Những bài kinh văn «Cưỡng chế không thay đổi được lòng người», «Kiến nghị», «Tác dụng của chính niệm» lần lượt được chuyển đến trại lao động cải tạo. Mọi người hiểu ra cần phủ định mọi an bài của cựu thế lực. Những bạn đồng tu trước đây chưa hiểu tôi nay đã hiểu ra. Các đệ tử Đại Pháp trong trại lao động bắt đầu cùng nhau không ra lao động, không tập thể dục, không theo lệnh triệu. Chúng tôi không hợp tác với an bài của tà ác.

Khi cảnh sát tà ác thấy không biết làm sao, họ bèn bắt đầu điên cuồng phản công. Họ nhận ra rằng tôi là người ngay từ đầu không chịu theo chế độ của trại. Trong một lớp học nghiêm huấn họ đã hành hạ tôi tàn ác hơn nữa, họ nghĩ rằng sẽ lấy tôi làm một cái gương răn đe người khác.

Cảnh sát tà ác và tù nhân nghiện không cho tôi đi vệ sinh nếu không báo cáo. Sau hai ngày không đi đại tiểu tiện, bụng của tôi trướng lên và không đứng hẳn lên được nữa. Khi đến bồn cầu tôi đã thải ra rất nhiều máu kèm theo đau đớn khôn tả. Nhưng tôi vẫn kiên trì theo cách của mình chứ không đầu hàng. Không lâu sau đó cảnh sát đến và bảo rằng tôi có thể đi vệ sinh mà không cần báo cáo. Một lần nữa chính niệm đã phá trừ được an bài của tà ác.

Thế rồi tôi bị chuyển đến giam tại phòng “tiểu hiệu”, tức là phòng giam bé chỉ 10 mét vuông, đặt cách ly. Có một chiếc giường nhỏ và hành lang hẹp. Tôi bị giam suốt ngày 24 giờ trong đó, không có ánh sáng mặt trời. Tất cả ăn uống ngủ nghỉ vệ sinh đều ở trong đó. Họ chỉ cho ăn đồ ăn nguội và uống nước lã, không cho gọi điện hay gặp ai cả.

Thế rồi xuất hiện một số triệu chứng trên thân xác: hai bàn chân nóng ran như sắt đỏ; chỉ nhìn thấy mọi thứ lờ mờ; không còn làm chủ được đại tiện tiểu tiện nữa; ban đêm tôi bị phát lạnh hạ nhiệt độ, và tim đập gấp gáp. Tôi đi lại rất khó khăn và cảm thấy chân tay tê bại.

Cảnh sát như vậy đã cách ly với thế giới bên ngoài, cách ly ngay cả với trại lao động. Nhưng thậm chí trong gian khổ như vậy, tôi vẫn cố gắng phát chính niệm, và ý thức rằng mình cần ra khỏi nơi đây.

Các đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể. Khi bạn đồng tu biết về tình cảnh của tôi, có người đã đăng lên trang web Minh Huệ, và phát chính niệm thanh trừ tà ác tại không gian khác và các nhân tố tà ác. Cuối cùng, sau 11 tháng bị giam cầm nơi trại lao động, tôi đã được thả với danh nghĩa cần trị bệnh; không một ngày hợp tác theo chế độ của trại, không lao động, không tập thể dục, không theo lệnh triệu tập hợp, không ký vào bất kể cái gì có hại cho Đại Pháp. Như vậy tôi đã tẩy sạch vết nhơ của mình và quay trở lại con đường “trợ Sư thế gian hành”.

Kinh nghiệm ấy giúp tôi hiểu rõ tính nghiêm túc trong tu luyện, và nhận rõ bản chất của cuộc bức hại này. Sư phụ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho chúng ta rằng, chúng ta cần học Pháp cho nhiều, Pháp có thể bồi bổ tất cả, Pháp có thể cải chính tất cả, Pháp có thể phá trừ mê hoặc, dẫn bước vượt qua cửa ải sinh tử, và gây dựng lại uy đức của Giác Giả.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/1/26/43382.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/2/9/31906.html.

Dịch và đăng ngày 14-7-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

(1) Đây là bài Thiện Ác Dĩ Minh trong tập thơ Hồng Ngâm. Tạm dịch: Chúng sinh ma ám nguy vô cùng, Đại Pháp cứu độ loạn thế trung; Chẳng rõ chính tà huỷ thiên Pháp, Ai làm thập ác đợi thu phong. Thu phong (gió mùa thu), tức là đợi đến ngày sẽ bị phán xét về tội lỗi của mình. Thiên Pháp tức là Pháp của trời.

Share