Viết bởi đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Liaocheng, tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 23-01-2008] Gần đây tôi đã nhận thấy rằng nhiều học viên quanh tôi đã thể hiện một trạng thái không đúng đắn, đó là chấp trước vào bản thân và không muốn chấp nhận những đề nghị, đề xuất của người khác. Dù là tích cực hay tiêu cực, những đề xuất của người khác thường xuyên không được chấp nhận. Họ cũng tìm kiếm thiếu sót của nhau. Thay vì chân thành giúp đỡ đồng tu, họ lại chỉ trích lẫn nhau. Trạng thái không đúng đắn này đã kéo dài một thời gian khá lâu và đã tạo ra những khoảng cách giữa các học viên. Nó cũng ảnh hưởng đến các dự án Đại Pháp, làm một vài đồng tu băn khoăn.

Khi tôi thấy những vấn đề này tồn tại trong các đồng tu, tôi đã nhìn vào trong tâm mình và thấy rằng chúng cũng tồn tại trong tôi. Khi tôi thấy rằng những lời nói và hành động của một vài đồng tu không dựa trên Pháp, tôi đã không thể hoàn toàn tốt với họ và giúp đỡ họ, thay vào đó tôi lại cảm thấy khó chịu. Tôi thường nghĩ: “Làm sao một người tu luyện có thể làm điều đó? Tại sao anh ấy không nhìn vào bên trong mình?”. Mặc dù tôi biết trạng thái của tôi là không đúng và tôi cần phải đối xử với các đồng tu với từ bi, nhưng khi thực tế đối mặt với vấn đề, tôi lại thường thiếu sự điềm tĩnh trong tâm. Đôi khi tôi thậm trí cảm thấy nản lòng khi nhìn thấy những thiếu sót của người khác. Tôi đã cố gắng thay đổi tình trạng này trong một thời gian, nhưng tôi đã không thể hoàn toàn làm được như vậy.

Hôm nay, sau khi đọc tập bài: “Loạt bài sưu tập liên quan đến loại bỏ chấp trước ganh tị (tâm tật đố)”, (tập bài được đăng trên Tuần Báo Minh Huệ https://en.minghui.org/html/articles/2008/1/28/93737.html). Tôi đã nhận ra nguồn gốc của tâm chấp trước của tôi là tâm ganh tị. Thậm trí khi tôi thấy nó rõ ràng, nhưng cảm giác thất vọng và những tư tưởng bất hảo kia vẫn còn ở đó. Sau đó, tôi phát chính niệm mạnh mẽ: Tôi không thể để cái này tiếp tục được; tâm ganh tị này không phải là tôi, và những vật chất và tư tưởng xấu này ngay lúc này phải bị tan rã. Ngay lập tức, tôi cảm thấy tâm mình rộng mở, và cảm giác thất vọng biến mất. Thay thể vào đó là sự hiểu biết, thông cảm, khoan dung, và từ bi đối với các bạn đồng tu. Nước mắt ứa ra từ đôi mắt tôi. Không ngôn từ nào có thể diễn tả được cảm giác của tôi. Nhìn lại, những thiếu sót của các bạn đồng tu sao thật nhỏ bé và vô nghĩa đến thế. Khi tôi chia sẻ với các bạn đồng tu về những nguyên lý của Pháp, họ cũng thay đổi thái độ của họ và trở nên thanh tịnh hơn rất nhiều. Họ cũng bắt đầu nhìn vào bên trong. Lại lần nữa, tôi trải nghiệm qua sự kỳ diệu của tu luyện chính mình và nhìn vào bên trong, hướng nội mà tìm.

Sự hiểu biết của tôi là khi một bạn đồng tu chỉ ra một vấn đề của tôi, tôi nên nhìn vào bên trong vô điều kiện. Nếu tôi thực sự có vấn đề đó, như vậy tôi nên loại trừ nó. Nếu tôi không có nó, tôi nên thản nhiên bất động. Thậm trí nếu thái độ của đồng tu này không tốt, tôi vẫn nên yên lặng, thanh tĩnh và nhìn vào bên trong, và không nên cảm thấy phẫn uất bực bội hay chống lại . Lo lắng về cách mà chúng ta bị đối xử bởi các bạn đồng tu cũng là một chấp trước dính mắc. Nếu chúng ta không thể tìm thấy những chấp trước dính mắc của chúng ta kịp thời và loại trừ chúng, và đề cao bản thân, thì những nhân tố ma quỷ của cựu thế lực sẽ lợi dụng tình huống và phóng đại những chấp trước dính mắc này, thậm trí gây ra nhiều rắc rối và can nhiễu hơn cho công việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh của đệ tử Đại Pháp.

Tôi nhớ một đồng tu đã từng nói rằng những đồng tu của chúng ta giống như những chiếc gương. Tôi nghĩ điều này có nhiều ý nghĩa. Khi chúng ta thấy rằng một đồng tu có vấn đề, chúng ta không nên luôn luôn tập trung vào thái độ của đồng tu này, cũng không nên chỉ thảo luận về mâu thuẫn theo cách tách biệt. Chúng ta nên nhìn vào bên trong tâm mình và xem xem chúng ta cũng có vấn đề như vậy hay không. Khi chúng ta tìm thấy và loại trừ những vấn đề riêng của chúng ta, thì có lẽ vấn đề của đồng tu kia cũng tụ nhiên được giải quyết. Nếu mỗi đồng tu đều coi các đồng tu khác như một chiếc gương để nhìn vào bên trong, loại bỏ tâm ganh tị, tâm tranh đấu, hay tâm trạng thất vọng, và chân thành giúp đỡ người khác, tôi tin rằng môi trường của chúng ta sẽ chỉ trở nên tốt hơn.

Sư Phụ đã nói:

“Kẻ xấu sinh ra với tâm đố kỵ. Vì lòng ích kỷ và nóng giận họ than phiền về những bất công đối với họ. Người thiện sinh ra với tâm trắc ẩn, với lòng hoan hỉ và không thù hận, họ đón nhận khó khăn làm niềm vui. Bậc giác ngộ không còn tâm dính mắc, họ lặng lẽ quan sát người đời vô minh hụp lặn trong ảo mộng”. (“Cảnh giới”, Tinh Tấn Yếu Chỉ).

Sự hiểu biết của tôi là tâm ganh tị có thể biểu hiện trong nhiều phương diện và nhiều cách khác nhau. Không chỉ khi chúng ta cảm thấy người khác được đối xử tốt hơn và cảm thấy không công bằng. Nó thực tế cũng là nguồn gốc của tất cả tư tưởng, suy nghĩ bất hảo, ma quỷ của chúng ta. Nếu tâm ganh tị tật đố không bị loại bỏ, chúng ta thậm trí còn không thể được gọi là một “người nhân đức”, chứ chưa nói gì đến một “Đại Giác Giả”. Tôi giả sử rằng nếu tất cả các đồng tu đều nhìn vào bên trong để tìm ra tâm ganh tị tật đố riêng của họ. Thì nó sẽ giúp chúng ta thăng tiến rất nhanh và làm tốt ba điều, như vậy Sư Phụ mới bớt phải lo lắng cho chúng ta hơn.

 

Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2008/1/23/170837.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/4/94009.html

Đăng ngày 7-2-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share