Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-09-2007]Tôi luôn cho rằng mình là một người tu luyện, khi đối diện với những bất lực của bản thân trong công việc riêng, tôi không nên cầu xin Sư Phụ giúp đỡ hay gia trì; thay vào đó tôi cần phải thành thạo hơn nữa để tự mình có thể nắm bắt mọi chuyện. Về sau, tôi thấy rằng đấy là suy nghĩ cá nhân khi suy luận như vậy, ở một mức độ nào đó, tôi thể hiện bản thân, chấp vào cái tôi, hoặc giả thậm chí quá tự tin. Điều này phụ thuộc vào nhận thức và hoàn cảnh cá nhân. Tôi khám phá ra nhận thức này chú trọng quá nhiều vào tu luyện cá nhân mà không tập trung vào yêu cầu của Chính Pháp.

Là người tu luyện, chúng ta cần chủ động loại bỏ các quan niệm biểu hiện nhân tính này. Chúng ta không thể luôn cầu xin Sư Phụ giúp đỡ. Nếu không chủ nguyên thần của người tu sẽ không sáng suốt hoặc quên đi rằng bản thân mình đang tu luyện.

Trong quá trình Chính Pháp, chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng Sư Phụ đang chính Pháp và cứu độ toàn bộ vũ trụ, và tất cả các sinh mệnh cần phải được Sư Phụ tẩy tịnh hoàn toàn trước khi tiến nhập vào vũ trụ mới. Nếu một người nghĩ rằng mình có thể tu luyện và đạt các yêu cầu của Sư Phụ nhưng lại miễn cưỡng hoặc quên không cầu xin Sư Phụ trợ giúp khi cần thiết, thì đấy chẳng phải là một đứa trẻ thích thể hiện bản thân hay sao? Liệu một đứa bé có thể tự gột sạch hoàn toàn cho mình một cách hoàn toàn không?

Chúng ta nguyên lai sống trong vũ trụ cũ. Chúng ta không thể nhìn nhận thấu suốt và phủ nhận an bày của cựu thế lực, và cũng không thể tự làm sạch bản thân với thứ nước tắm đã bị bẩn rồi. Sư Phụ truyền Đại Pháp, kết quả là chúng ta có thể nhận thức rõ ràng khoảng cách giữa sự hoàn thiện và bản thân mình. Chúng ta có cơ hội để tịnh hoá mình triệt để. Trong quá trình tịnh hoá, chúng ta cầu xin Sư Phụ giúp đỡ khi xảy ra những tình huống vượt quá khả năng, chúng ta thể hiện quyết tâm loại bỏ “cái tôi cũ” để trở thành “mới” bằng cách đồng hoá mình với Đại Pháp. Lòng quyết tâm này mới là trân quí nhất.

Tôi cũng nhận thức rằng nếu cảm thấy miễn cưỡng khi cầu xin Sư Phụ trợ giúp thì chẳng phải chúng ta vẫn mang những quan niệm con người hay sao? Có câu nói “Tôi không thích cầu xin người khác.” Đấy chẳng phải là một sự bảo vệ căn bản cho cái tôi sao? Tôi cũng thấy quan niệm “Tôi chẳng đòi hỏi các bạn tu giúp đỡ, vậy họ cũng sẽ chẳng làm phiền tôi.” Thực tế nếu tôi trở nên vô tư, khi đó tôi sẽ thực sự trở thành một phần của tổng thể. Các bạn đồng tu và bản thân tôi đều là thành phần của một tổng thể. Sự giúp đỡ lẫn nhau chính là sự cộng tác và viên dung của các đệ tử Đại Pháp như một tổng thể. Không có vấn đề gì khi tìm kiếm trợ giúp từ người khác trong một tổng thể.

Bởi vậy tôi tin rằng xin Sư Phụ hay các bạn đồng tu giúp đỡ không giống như tìm kiếm giúp đỡ nơi người thường, bởi vì nó liên quan đến tu luyện và trợ giúp của chúng ta giúp Sư Phụ chính Pháp. Nếu nền tảng của cầu xin trợ giúp là để đồng hoá với tổng thể thì nó rất thanh tịnh. Ngược lại thì đó là chủ ý thức không trong sạch, biếng nhác hoặc hướng ngoại tìm cầu.

Do vậy là đệ tử Đại Pháp trong Chính Pháp, chúng ta cần kiến tạo con đường của mình, tuy nhiên, nếu chúng ta cần giúp đỡ, xin hãy nhớ rằng Sư Phụ và các bạn đồng tu luôn ở quanh chúng ta.

Trong một thời gian dài, tôi luôn tự hỏi mình khi cần sự giúp đỡ, “Tại sao mình không muốn tìm sự giúp đỡ nơi Sư Phụ?” Tôi cuối cùng đã tìm ra câu trả lời, đó là bởi vì tôi chưa thực sự tin tưởng đầy đủ vào Sư Phụ. Tôi cũng nhận thấy rằng một người không hiểu các Pháp Lý rõ ràng, người đó sẽ thiếu chính tín.

Làm ơn chỉ rõ những gì còn chưa đúng.

 

Bản tiếng Hán :https://www.minghui.org/mh/articles/2007/9/19/162979.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/10/3/90133.html

Đăng ngày 31-12-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share