Viết bởi đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-12-2007] Tôi thường đọc những bài chia sẻ kinh nghiệm mà các học viên cầu xin Sư Phụ giúp đỡ họ giải quyết những vấn đề của họ như là khi chịu “nghiệp bệnh”, khi bị bức hại bởi tà ác, khi gia đình gặp khó khăn, khi có vấn đề mà họ không thể giải quyết, hoặc thậm chí khi con của họ biến mất. Có nhiều ví dụ về việc học viên cầu xin Sư phụ giúp đỡ họ khi họ trải qua một khổ nạn. Nhiều người tu luyện kết hợp chung “cầu Sư Phụ giúp đỡ” và “Chính Niệm” với nhau, nghĩ rằng “cầu Sư Phụ giúp đỡ” khi gặp khó nạn nghĩa là mình có niềm tin kiên định vào Sư Phụ.

Tầng khác nhau có những biểu hiện của Pháp khác nhau. Đối với những học viên mà không thể đối đãi bản thân như là Đệ tử Đai Pháp, “cầu Sư Phụ giúp đỡ” gắn liền với phát chính niệm. Cầu Sư phụ khi đối mặt với khổ nạn ở một mức nào đó thể hiện rằng chúng ta tin vào Sư Phụ và Pháp, và do vậy ít nhiều những vấn đề của chúng ta đôi khi được giải quyết vào lúc đó. Tuy nhiên, nhiều học viên lâu năm là những người tin tưởng kiên định vào Pháp không thể luôn luôn giữ trạng thái của người mới bắt đầu. Chúng ta cần đạt đến tiêu chuẩn cao hơn.

1.Tư tưởng chúng ta có thanh tịnh và chân chính khi chúng ta cầu Sư Phụ giúp đỡ?

Chính niệm là cơ sở để xét xem một người có là người tu luyện. Đồng thời, nghĩ đến Sư Phụ khi một người trải qua khổ nạn có thể hoặc không đến từ suy nghĩ chân chính. Cái mà chúng tôi muốn thảo luận chính là Chính niệm của chúng ta có thuần tịnh hay không. Chúng ta có nhiều quan niệm cũa người thường, và cầu Sư Phụ giúp đỡ khi gặp khó nạn có thể đến từ một trong những chấp trước của chúng ta như là sợ hãi, truy cầu tiện nghi thoải mái, muốn khổ nạn kết thúc sớm hơn, tin Sư Phụ không đủ kiên định, thiếu niềm tin vào Pháp, quá dựa vào Sư Phụ, nghĩ Sư Phụ sẽ giúp đệ tử bất cứ việc gì, hoặc lo lắng rằng không thể vượt qua khảo nghiệm.

Khổ nạn là nhắm thẳng trực tiếp vào quan niệm người thường. Khi đối mặt trước khổ nạn, chúng ta cần điềm tĩnh, nhìn vào bên trong, và đề cao tâm tính bản thân dựa trên Pháp. Đây là cách mà chúng ta vượt qua khổ nạn. Đây mới là chính niệm thực sự. Chúng ta gặp khổ nạn là vì chính niệm của chúng ta không đủ chân chính. Lúc đó, chúng ta không thể tách quan niệm người thường khỏi chân niệm của chúng ta. Khi cầu Sư Phụ giúp đỡ, rất khó để nói đó là chính niệm hay quan niệm người thường. Như vậy, nhiều học viên, khi đối mặt với khổ nạn không có chính niệm, “cầu Sư Phụ giúp đỡ” một cách sai lầm, mà không nhận ra rằng hành động của họ không phải đến từ chính niệm và niềm tin kiên định vào Sư Phụ.

Khi chính niệm của chúng ta không đủ kiên định và chúng ta thiếu niềm tin vào Sư Phụ, chúng ta dựa vào “cầu Sư Phụ giúp đỡ”. Chúng ta thậm trí còn tưởng rằng đó lả thể hiện niềm tin của chúng ta vào Sư Phụ. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được Sư Phụ bảo vệ chúng ta trong mọi thời khắc khi chúng ta đang bước đi trên con đường tu luyện của mình. Đôi khi chúng ta gặp phải một tai nạn và đã không thể cầu Sư Phụ giúp đỡ, nhưng sau đó chúng ta cũng nhận thấy rằng chính Sư Phụ đã giúp đỡ chúng ta. Trên thực tế, cho dù chúng ta có cầu Sư Phụ hay không, hay chúng ta có nhận ra điều gì xảy ra hay không, thì Sư Phụ luôn bảo vệ chúng ta. Khi tư tưởng của chúng ta dựa trên Pháp, Sư Phụ sẽ bảo vệ chúng ta trong mọi thời khắc. Đây không phải là điều mà chúng ta có thể cầu mà được. Nếu chúng ta thực sự tin vào Sư Phụ và Pháp, thì chúng ta sẽ không tập trung quá nhiều vào “cầu Sư Phụ giúp đỡ”.

Khi “cầu Sư Phụ giúp đỡ” thành công, nhiều học viên tin tưởng một cách nhầm lẫn rằng đó là kết quả của chính niệm của họ và do vậy coi việc cầu giúp đỡ là chính niệm. Trên thực tế, trong từ bi vô biên của Sư Phụ, chính niệm của chúng ta không là gì cả, chưa kể gì đến những những chính niệm bất thuần kia. Chúng ta không bao giờ được tin tưởng rằng cái gọi là chính niệm cầu Sư phụ giúp đỡ của chúng ta có nghĩa là chúng ta có thể tuỳ ý ra lệnh cho Sư Phụ. Nếu chúng ta nghĩ như thế, thì chúng ta đã tiến gần đến “tự tâm sinh ma”.

Phần lớn việc cầu sư phụ giúp đỡ trong những khổ nạn cá nhân là đến từ việc mong muốn đạt được điều gì đó từ Sư Phụ và Pháp thay vì muốn từ bỏ điều gì đó. Vào lúc đó, những tư tưởng của chúng ta đều là ích kỷ, và do vậy việc cầu Sư Phụ giúp đỡ trong những khổ nạn cá nhân đó không phải là chúng ta đang dùng chính niệm thuần tịnh.

2.Cái gì ẩn dấu đằng sau “cầu Sư Phụ giúp đỡ”?

Khi đối mặt với khổ nạn, rất khó để cầu Sư Phụ giúp đỡ mà không có chấp trước nào. Trên thực tế, hầu như phần lớn chúng ta đều đang cố gắng tránh đối mặt với chấp trước mà chúng ta cần trừ bỏ. Thay vào đó chúng ta đang cố gắng đẩy nợ nghiệp mà chúng ta cần phải trả sang Sư Phụ. Dù rắc rối của chúng ta ít nhiều được giải quyết bởi sự giúp đỡ của Sư Phụ, nhưng chúng ta nên biết rằng đó là bởi vì sự từ bi vô biên của Sư Phụ. Chúng ta không nên cho đó là dĩ nhiên và “tận hưởng” sư giúp đỡ của Sư Phụ và không nhìn vào bên trong mình.

“Khi không kiểm soát được tình hình, mọi người lại tìm Sư Phụ. Đó luôn là bởi vì họ không thể vượt qua nó, hoặc là không muốn vượt qua, nên họ tìm Sư Phụ. Đó có phải là chư vị đang cố gắng giúp Sư Phụ tu luyện ? “( “Giảng Pháp tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tại thủ đô Mỹ Quốc” ).

Một vài người trong chúng ta nghĩ về việc cầu Sư Phụ giúp đỡ khi chúng ta đang chứng thực Pháp và ở trong Pháp. Những người mà cầu Sư Phụ giúp đỡ phần lớn đều là đang gặp phải khó nạn. Sư Phụ là vĩ đại và thiêng liêng. Làm sao mà chúng ta có thể lúc nào cũng dựa vào Người bởi vì chúng ta muốn vượt qua khảo nghiệm hay là giải quyết những vấn đề tầm thường?

Không ai trong chúng ta biết được sự bao la của Đại Pháp. Đó là một Pháp vô biên, Pháp tạo nên toàn thể khung thể vũ trụ. Là đệ tử của Sư Phụ trợ giúp Sư Phụ Chính Pháp, làm sao chúng ta có thể bị điều khiển bởi những quan niệm người thường và vô thức sử dụng Pháp này để giải quyết những khổ nạn của chúng ta? Điều này còn cách biệt rất xa mới đạt được vô ngã và không xứng đáng với danh hiệu “Đệ tử Đại Pháp giúp Sư Phụ” và “Những Đại Giác Giả đang đi trên thể gian” ( “Lời Chúc” )

3. Chính lại những khổ nạn cưỡng chế áp đặt lên chúng ta

Khi chúng ta gặp phải những khảo nghiệm lớn và Sư Phụ giúp chúng ta vượt qua, nhiều đồng tu nghĩ, “Sư Phụ đã gánh nó cho chúng ta”. Tuy nhiên, nhiều khổ nạn còn tồn tại là vì chúng ta có chấp trước, và cựu thế lực đã dàn xếp những khổ nạn đó lên chúng ta. Chúng ta nên phủ nhận những an bài của chúng và không thừa nhận chúng bằng việc nghĩ :” Sư Phụ đã gánh chịu nó cho tôi”. Nếu không, chúng ta đã công nhận sự tồn tại của khổ nạn và sự chịu đựng đau khổ của Sư Phụ cho chúng ta. Khi chúng ta biết ơn sâu sắc sự chịu đựng của Sư Phụ cho chúng ta, đã bao giờ chúng ta từng nghĩ rằng vì sự thừa nhận của chúng ta mà cựu thế lực lấy đó làm cái cớ để áp đặt những khổ nạn mà chúng ta không thể chịu được lên Sư Phụ? Như vậy khi chúng ta cầu Sư Phụ giúp đỡ, rất có thể là chúng ta sẽ đẩy những khổ nạn mà chúng ta phải gánh chịu lên Sư Phụ. Nếu nhiều học viên đều nghĩ và hành xử như vậy, có thể là chúng ta đang tạo thêm khó khăn cho Chính Pháp của Sư Phụ.

Cựu thể lực nhắm thẳng vào quan niệm người thường và lấy chúng là trọng tâm. Có nhiều điều trên con đường Chính Pháp mà nên được làm bởi chúng ta chứ không phải chúng. Lý do của cựu thế lực là chúng ta có nhiều chấp trước và do vậy chúng có thể cưỡng chế khổ nạn lên chúng ta.

Chúng ta không nên chấp nhận hay đẩy những khổ nạn đó lên Sư Phụ. Chúng ta nên chính lại mọi thứ không đúng đắn.

Vũ trụ cũ bức hại những Thần đang cứu độ chúng sinh trong thế giới con người, và điều đó là sai. Khi một khổ nạn đến và can nhiễu chúng ta trợ giúp Sư Phụ Chính Pháp, chúng ta phải nhìn vào bên trong mình và trong quá trình lam tốt ba điều, chúng ta sẽ đẩy khổ nạn cưỡng chế lên chúng ta trở lại cựu thế lực. Đó là phủ nhận cựu thế lực từ căn bản.

4. Chúng ta nên cầu điều gì khi cầu Sư Phụ giúp đỡ?

Có phải điều đó có nghĩa là trong khổ nạn chúng ta không thể cầu Sư Phụ giúp đỡ? Không phải vậy. Chúng ta dựa trên Pháp và Sư Phụ để vựơt qua khảo nghiệm. Nếu không thì chúng ta không thể đạt được điều gì cả. Sư Phụ nói trong “Giảng Pháp tại thành phố Los Angeles”:

“Chính Pháp là cực kỳ vĩ đại và uy nghiêm. Khi chư vị bắt đầu tu luyện Sư Phụ lúc đó đã làm cho chư vị mọi thứ cần được làm. Bây giờ chính chư vị phải đấu tranh để vượt qua khảo nghiệm với chính niệm. Sư Phụ có thể giúp chư vị khi chính niệm của chư vị đủ mạnh”.

Sự hiểu biết của tôi là: chính niệm là chìa khoá để vượt qua khảo nghiệm, vì vậy chúng ta nên cầu Sư Phụ tăng cường chính niệm cho chúng ta khi chúng ta ở trong khổ nạn.

Niềm tin kiên định vào Sư Phụ và Pháp không có nghĩa là cái gì cũng dựa vào Sư Phụ. Đó là bất kính khi cầu Sư Phụ giải quyết cho chúng ta những vấn đề tầm thường. Sẽ là không vị tha nếu cầu Sư Phụ giúp đỡ khi đang chịu đựng những khổ nạn tu luyện cá nhân. Chúng ta không nên cố gắng cầu Sư Phụ giúp đỡ chỉ vì để tránh việc trừ bỏ những tâm chấp trước của chúng ta. Bất kể chúng ta có khả năng gì, ít nhất chúng ta cũng nên nhớ “nhìn vào bên trong chính mình và dùng chính niệm mà chúng ta có được từ Pháp và vượt qua tất cả những khảo nghiệm!” Điều này rất là quan trọng.

Có phải là chúng ta không chắc chắn rằng chúng ta có thể giải quyết những khổ nạn cá nhân nếu chúng ta không cầu Sư Phụ giúp đỡ và có đủ chính niệm? Chúng ta không nên lo lắng về điều đó. Sư Phụ đã nói trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội Miền Tây Mỹ Quốc 2004, ”: “Chính Pháp chắc chắn sẽ thành công, và đệ tử Đại Pháp chắc chắn sẽ thành công”.

Chúng ta nên tin tưởng Sư Phụ. Ý trí kiên định tu luyện không phải đến từ việc cầu Sư Phụ giúp đỡ mà đến từ niềm tin kiên định vào Sư Phụ và Pháp. Khi chúng ta biết rằng chúng ta là đệ tử Đại Pháp và tin chắc rằng chúng ta sẽ thành công trong tu luyện, chúng ta sẽ chắc chắn vượt qua bất kể khảo nghiệm nào. Khổ nạn lớn nhất đó là khảo nghiệm về ý trí tu luyện của chúng ta. Chúng ta không được quên thậm trí trong một thời khắc rằng chúng ta là những sinh mệnh được tạo ra bởi Pháp, bất kể ma quỷ can nhiễu như thế nào. Cuối cùng Đại Pháp sẽ giúp chúng ta.

Sư Phụ nói về chính niệm trong “Giảng Pháp tại San Francisco 2005” :

“Hôm nay tôi đọc một bài viết trên mạng lưới Minh Huệ. Một học viên bị đánh đến mức chân của cô bị vỡ làm nhiều mảnh, và họ đã không đặt lại xương của cô trước khi bó bột. Cô có vẻ như chắn sẽ bị tàn tật vì điều này. Nhưng học viên này hoàn toàn không để ý gì đến nó. Cô chỉ học Pháp hàng ngày, và chính niệm của cô ấy rất mạnh. Khi có thể ngồi được một chút, cô ấy đã bẳt đầu tập các bài tập. Bác sĩ nói với cô rằng xương của cô bị vỡ thành nhiều mảnh, rạn nứt ở nhiều nơi và xương không được đặt lại trước khi bó bột. Điều này được làm bởi những người trong bệnh viện của nhà tù. Cô không để ý gì đến nó và chỉ tự nói với mình, “tôi muốn ngồi vắt chéo chân và tập các bài tập.” Cô quyết tâm và đã làm điều đó ngay cả khi nó cực kỳ đau đớn. Thời gian trôi qua, cô không hề còn cảm thấy đau nữa khi ngồi vắt chéo chân. Kết quả cuối cùng là cô đã bình phục. Bây giờ, cô có thể nhảy lên xuống mà không hề có vấn đề gì, và cô hoàn toàn giống như một người bình thường. (Vỗ tay) Nếu mỗi người trong chư vị có thể hành xử thế, cựu thế lực sẽ tuyệt đối không dám động đến chư vị. Bất kỳ ai như thế đều có thể vượt qua khi đối mặt với khảo nghiệm. Vậy “chính niệm” là gì? Đó chính là chính niệm.”

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/12/18/168585.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/1/4/92904.html

Đăng ngày 17-1-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share