Bài của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-11-2007] Là người tu luyện, tôi biết rằng mình nên nhìn vào bên trong tu luyện bản thân và tìm ra chỗ chưa làm tốt hoặc không phù hợp với Đại Pháp khi gặp mâu thuẫn. Nhưng trên thực tế, tôi thường không nhớ mình là một người tu luyện và do vậy tôi đã không thể làm điều đó.

Là người tu luyện, chúng ta chỉ có thể hướng nội mà tìm, nhận ra những thiếu sót của chúng ta, tu sửa hoặc loại trừ chúng. Người tu luyện nên luôn ở trong trạng thái như vậy. Tại sao tôi vẫn không thể đạt được trạng thái đó, mặc dù tôi biết mình nên làm như vậy? Sau khi suy nghĩ và học Pháp nhiều, tôi nhận ra rằng đó là kết quả của việc diễn giải không đúng về Pháp của Sư Phụ.

Sư Phụ nói trong “Giảng Pháp tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm NewYork 2007”:

“Về tổng thể, thì không còn vấn đề đệ tử Đại Pháp có thể đạt viên mãn hay không nữa trong quá trình trưởng thành”.

Tôi hiểu rằng mình là đệ tử trong thời kỳ Chính Pháp. Vì Sư Phụ đã nói rằng đó không còn là vấn đề tôi có thể viên đạt viên mãn hay không nữa, vì vậy tôi hiểu rằng chắc là tâm tính của tôi đã đạt tiêu chuẩn. Tôi thật vĩ đại và tôi là đệ tử trong thời kỳ Chính Pháp. Điều đó có nghĩa là tôi nên chỉ ta tất cả những gì không đúng đắn mà người khác làm để họ có thể sửa chữa. Sau đó, sau khi tôi học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm với những học viên khác, tôi nhận ra rằng đệ tử Đại Pháp không nên tham dự vào nhiều việc trong xã hội.

Sư Phụ giảng trong «Chuyển Pháp Luân»:

“Làm người luyện công đã là siêu thường rồi, chư vị đã là người siêu thường rồi, nên phải dùng [Pháp] lý siêu thường để yêu cầu chư vị, chứ không thể dùng [đạo] lý nơi người thường để nhận định. Chư vị không biết được quan hệ nhân duyên của một sự việc, nên chư vị dễ sai sót nếu thực hiện việc đó. Do đó chúng tôi giảng ‘vô vi’, chư vị không thể muốn làm gì liền làm nấy. Có người nói: ‘Tôi [chỉ] muốn xử lý những kẻ xấu’. Tôi nói rằng người này mà làm cảnh sát là được đấy.”

Khi chúng ta nhìn thấy một vài điều xấu trong xã hội người thường, là người tu luyện chúng ta không thể can thiệp một cách thông thường. Nếu chúng ta không đo lường mọi việc theo tiêu chuẩn của Pháp, mà lại dùng tiêu chuẩn của người thường, như vậy chúng ta dễ mắc lỗi lầm và tích nghiệp. Chúng ta có thể chỉ chúng ra với lòng từ bi mà không nghĩ về việc thay đổi người khác. Khi tôi ngộ được điều này, tôi không còn có suy nghĩ muốn thay đổi những điều xấu khi tôi nhìn thấy chúng trong xã hội. Thay vào đó, đầu tiên tôi nhìn vào bên trong mình. Tuy nhiên, tôi lại phát sinh một thói quen xấu khác, đó là tìm những thiếu sót của các đồng tu khác và chỉ trích họ. Khi họ không đồng ý, tôi sau đó trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra xung đột. Khi điều này xảy ra, tôi thậm trí đi đến những đồng tu khác trình bày để chứng minh rằng tôi là đúng và những người khác đã sai.

Sau đó, khi tôi học Pháp, Sư Phụ nói trong “Giảng Pháp ở thành phố Los Angeles”:

“Một vài Học Viên thường xuyên gửi thư, tin nhắn cho tôi nói về những người như thế như thế đã sai như thế nào, hoặc những người như này như này có vấn đề gì. Tôi biết rất rõ mọi chuyện diễn ra như thế nào. Chư vị hãy tu luyện chính mình. Tôi không muốn môi trường của các đệ tử Đại Pháp trở thành một môi trường mà trong đó mọi người nói xấu, phê bình lẫn nhau. Tôi muốn môi trường phải là một môi trường mà trong đó mọi người có thể chấp nhận lời phê bình và đồng thời nhìn vào bên trong chính bản thân mình. Nếu mọi mỗi người đều tu luyện bản thân mình, mọi người đều hướng nội mà tìm, và mỗi người đều tu luyện mình cho tốt, có phải là mâu thuẫn sẽ ít đi không?”

Tôi rất hổ thẹn khi tôi đọc những dòng này. Tôi đã không học Pháp tốt. Những người tu luyện tất cả đều là con người chứ không phải Thần đang tu luyện. Do vậy chắc chắn là họ sẽ có những thiếu sót. Nếu tôi nói: “Nếu bạn là một người tu luyện, thì bạn không thể làm thế này thế kia”, anh ta sẽ không nghe và hành xử như một người thường. Tuy nhiên, tôi cũng đã không nhìn vào bên trong mình và đã không nghĩ đến người khác với lòng từ bi. Sư Phụ đã chỉ ra từ rất lâu việc hướng nội mà tìm, nhìn vào bên trong khi gặp mâu thuẫn, và bây giờ tôi mới nhận ra nó.

Sư Phụ nói trong “Giảng Pháp tại Úc” rằng những học viên Úc đã than phiền với những người không tu luyện khi mâu thuẫn nảy sinh, làm cho họ hiểu không đúng về Đại Pháp. Điều này có vẻ như một điều gì nhỏ nhặt, nhưng thực tế nó là vấn đề nghiêm trọng. Nếu không Sư Phụ đã không nói về nó ba lần trong Pháp Hội. Người tu luyện không bao giờ được than phiền với người không tu luyện khi mâu thuẫn nảy sinh. Đó không phải là vấn đề ai đúng ai sai. Đó là vấn đề duy hộ và bảo vệ Pháp; vấn đề cứu độ chúng sinh hay đẩy họ rơi xuống.

Người tu luyện trước tiên nên hướng nội mà tìm, tìm bên trong mình và tìm xem mình không phù hợp với Pháp ở chỗ nào. Khi chúng ta tìm ra những chấp trước thông qua Pháp, tâm tính của chúng ta sẽ thăng tiến và mâu thuẫn tự nhiên sẽ được giải quyết. Khi mâu thuẫn phát sinh chúng ta biết hướng nội mà tìm, thì chúng ta sẽ biết làm sao để tu luyện. Chúng ta sẽ cảm thấy rằng tu luyện trên thực tế không hề khó. Nhìn vào bên trong, hướng nội mà tìm là chìa khoá để nâng cao tâm tính.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/11/6/165998.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/1/5/92928.html

Đăng ngày 1-2-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share