Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-07-2020] Theo thông tin từ trang Minh Huệ Net tổng hợp, trong nửa đầu năm 2020 đã có 139 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù vì đức tin của họ.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ khi chế độ Cộng sản Trung Quốc đàn áp pháp môn này vào tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị bắt giữ, bỏ tù, tra tấn, lao động cưỡng bức và thậm chí bị mổ cướp nội tạng.

139 học viên bị kết án, trong đó có 24 người từ 65 tuổi trở lên, đến từ mọi tầng lớp của xã hội, gồm nhân viên chính quyền, bác sỹ, kỹ sư, kế toán, nhân viên lập trình phần mềm và quản lý marketing. Các án tù kéo dài từ 3 tháng đến 12 năm, trung bình là 3,43 năm.

Ở tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của đại dịch, Tòa án Quận Tương Châu đã kết án một người đàn ông 65 tuổi và một phụ nữ lần lượt 12 và 11 năm vào tháng 5, khoảng nửa tháng sau khi tỉnh mở cửa lại.

Những bản án nặng khác, đặc biệt là đối với các học viên lớn tuổi, bao gồm 8 năm cho một phụ nữ 68 tuổi và 8,5 năm cho một ông lão 74 tuổi trong cùng một vụ án ở tỉnh Hà Bắc, và 7 năm cho một ông lão 82 tuổi ở tỉnh Chiết Giang. Một trường hợp khác là hai chị em ở Thiên Tân bị kết án lần lượng 8 và 9 năm. Một công dân Canada bị bắt tại nhà ở Bắc Kinh vào năm 2017 đã bị kết án 8 năm tù sau khi bị giam gần 3,5 năm.

da22b8b575795752df20dbb2060ce8a3.jpg

Trong tháng 1, khi 45 học viên bị kết án, tỉnh Liêu Ninh chiếm 13 trường hợp (29%), 13 tỉnh còn lại chiếm từ 1 đến 6 vụ.

Khi dịch virus corona bùng phát vào cuối tháng 12, Vũ Hán đã bị đặt vào tình trạng phong toả vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 và phần còn lại của Trung Quốc cũng mau chóng thực hiện theo. Theo một luật sư người Trung Quốc, mặc dù hầu hết các viện kiểm sát và toà án vẫn đóng cửa trong thời gian dịch bệnh và nhiều vụ án thông thường bị trì hoãn, nhưng đối với những vụ án chống lại người phơi bày thông tin dịch bệnh hoặc có liên quan đến Pháp Luân Công cùng những người bất đồng chính kiến khác vẫn được xử lý, đôi khi với thời gian nhanh chóng. Tổng cộng có 18 học viên bị kết án trong mỗi tháng 2, tháng 3, tháng 4, trong tháng 5 chiếm 15 vụ.

Khi đất nước dần dần mở cửa lại, nhiều vụ kết án hơn đã xảy ra, đạt đến 25 vụ trong tháng 6.

cf2c6df58f667ced69bbc938bf463d7d.jpg

Các học viên bị kết án từ tháng 1 đến tháng 6 đến từ 25 tỉnh và thành phố. Cát Lâm (15) và Thiên Tân (13) đều được báo cáo các vụ kết án trong mỗi tháng nửa đầu năm 2020. Liêu Ninh (20), Sơn Đông (10) và Tứ Xuyên (7) có các vụ kết án trong bốn tháng. Hà Bắc (14), Chiết Giang (9), Hồ Nam (6) và An Huy (4) có các vụ kết án trong ba tháng.

531ae9e3a378dae5def58f35ec61116f.jpg

Các toà án thường xuyên vi phạm quy trình pháp lý trong việc kết án các học viên. Một số học viên đã bị kết án bí mật mà luật sư hay gia đình của họ không hề hay biết. Hai cư dân Hồ Bắc ở trên đã bị giam cầm hai năm trước khi bị bí mật kết án nặng. Gia đình của người học viên nam vẫn không biết nơi giam cầm ông tại thời điểm viết báo cáo này. Một cư dân ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc đã bị xét xử tại nhà vào ngày 4 tháng 6 và bị kết án bốn năm tù một tuần sau đó.

Một số học viên bị kết án dựa trên bằng chứng nguỵ tạo. Một ví dụ là một nhà thiết kế ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, người đã bị kết án hai năm ba tháng tù. Bằng chứng cho rằng cô đã phân phát tài liệu Pháp Luân Công trong một khu dân cư vào tháng 7 năm 2019, thời điểm mà cô vẫn đang bị giam từ khi bị bắt một tháng trước. Một giáo viên về hưu ở Tứ Xuyên đã bị công an đưa đi quanh thị trấn sau khi ông bị bắt vào tháng 4 năm 2019. Công an đã chụp hình ông tại những địa điểm khác nhau và sau đó cáo buộc ông dán những thông tin Pháp Luân Công ở đó.

Trong khi hầu hết các vụ án chống lại học viên thường mất đến một năm để khép lại, một chủ tiệm quần áo ở Nội Mông Cổ đã bị kết án bốn năm ba tháng tù sau khi bị bắt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 2020. Một phụ nữ ở Thiên Tân đã bị kết án bí mật sáu năm tù vào cuối tháng 4 năm 2020 sau khi bị bắt vào đầu tháng 2 năm 2020.

Ngoài những bản án tù, 36 học viên đã bị phạt từ 1.000 đến 50.000 nhân dân tệ, tổng cộng là 370.000 nhân dân tệ, trung bình mỗi người là 10.278 nhân dân tệ. 12 học viên đã bị phạt từ 5.000 nhân dân tệ trở xuống, 12 người bị phạt từ 5.000 đến 10.000 nhân dân tệ, và 12 người khác bị phạt từ 10.000 nhân dân tệ trở lên.

Cuộc bức hại các học viên không chỉ gây áp lực tinh thần lớn lên họ mà cũng khiến gia đình họ rơi vào tình trạng vô cùng đau khổ.

Ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, một ông lão 82 tuổi bị liệt giường đã chết trong đau đớn khi vợ ông, người trên 80 tuổi vẫn đang phải thụ án sau khi bị bí mật kết án một năm.

Vợ của ông lão 74 tuổi bị kết án 8,5 năm tù kể trên đã bị giam giữ hành chính bảy ngày vì gửi thư cho chính quyền để tìm công lý cho chồng mình.

Sau khi một cư dân ở thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy bị kết án ba năm tù, cha mẹ bà đã ngoài 80 tuổi, vốn cần bà chăm sóc hiện đang vật lộn với việc tự lo liệu cho bản thân.

Cũng ở tỉnh An Huy, bốn chị em và một người bạn bị bắt vào cuối tháng 4, đã bị kết án từ 4,5 – 7,5 năm cùng mức phạt từ 30.000 – 50.000 nhân dân tệ vào tháng 1 năm 2020. Mẹ của bốn chị em vốn gần 80 tuổi đã bị giam ngắn hạn sau khi bà bị bắt cùng họ.

Đáng chú ý là thông tin về những bản án được thu thập từ ngày 1 tháng 1 đến 4 tháng 7 năm 2020. Do sự phong toả thông tin của chính quyền, số lượng học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ có khả năng cao hơn nhiều.

Tải danh sách đầy đủ các học viên bị kết án ở đây. Dưới đây là bản tóm tắt của một vài bản án.

Những bản án nặng

Hai cư dân Hồ Bắc bị bí mật bắt giữ và kết án nặng

Hai cư dân thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc mất tích hai năm qua nay đã được xác nhận là bị bắt và kết án nặng vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công. Ông Thành Hiếu Bảo, 65 tuổi, 12 năm và bà Vương Mô Liên 11 năm.

Ngày 18 tháng 3 năm 2018, khi gia đình ông Thành trở về nhà thì thấy cửa nhà của họ bị cạy và mở toang nhưng không thấy ông Thành đâu. Hơn hai năm sau, họ mới phát hiện ông đã bị bắt giữ.

Vào tháng 5, họ hay tin rằng ông đã bị giam trong một cơ sở giam giữ ở quận Tương Châu. Khi họ tới đó, họ mới hay ông Thành đã bị chuyển tới cơ sở giam giữ khác từ ngày 27 tháng 3 năm 2020, nhưng không được cung cấp địa chỉ nơi giam giữ mới. Tại thời điểm của bài viết này, gia đình ông Thành vẫn chưa biết nơi giam giữ ông.

Bà Vương Mô Liên cũng bị mất tích vào cuối tháng 3 năm 2018 và gia đình bà chưa từng được biết bất kỳ thông tin nào về bà từ phía cảnh sát.

Người đàn ông 82 tuổi bị kết án bảy năm tù vì kiên định đức tin

Ông Hoàng Khánh Đăng, 82 tuổi ở thành phố Lạc Thanh, tỉnh Chiết Giang đã bị Tòa án Thành phố Lạc Thanh kết án bảy năm tù vào ngày 12 tháng 3 năm 2020.

Ông Hoàng cùng vợ là bà Trần Nga Anh bị bắt tại nhà vào ngày 17 tháng 4 năm 2019. Các sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, nhiều điện thoại di động và một máy tính của họ bị tịch thu. Họ bị giam tại Trại tạm giam Thành phố Lạc Thanh sau khi bị bắt.

Bà Trần được thả sau khi ông Hoàng bị kết án vài ngày. Không rõ là bà có bị kết án ngắn hạn hay không.

Nữ doanh nhân người Canada bị kết án tám năm tù tại Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công

Bà Tôn Thiến, một nữ doanh nhân người Canada gốc Hoa đã bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công trong thời gian bà ở Trung Quốc. Sau gần ba năm rưỡi bị giam giữ, bà Tôn đã bị Tòa án Ôn Tu Hà ở Khu Triều Dương, Bắc Kinh kết án tám năm tù giam.

b40e1e06e3a7c594e09b3fa425eb7514.jpg

Bà Tôn Thiến

Bà Tôn sinh ra ở Trung Quốc, là người sáng lập và là Phó chủ tịch của một công ty Sinh hóa trị giá hàng triệu đô. Năm 2007, bà được nhập quốc tịch Canada. Do nhiều năm làm việc vất vả, bà đã mắc các vấn đề nghiêm trọng về gan và tim cũng như bị trầm cảm. Năm 2014, bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và sức khỏe của bà đã nhanh chóng được cải thiện.

Ngày 19 tháng 2 năm 2017, bà Tôn bị hơn 20 cảnh sát bắt giữ tại nhà riêng ở Bắc Kinh. Trong thời gian bị giam, bà bị yêu cầu phải từ bỏ Pháp Luân Công. Cảnh sát đã xịt hơi cay vào bà, còng tay và cùm chân bà trong hai tuần, và bắt bà phải bà xem các video vu khống phỉ báng Pháp Luân Công.

Bà Tôn bị Tòa án Ôn Tu Hà bị đưa ra xét xử lần đầu vào ngày 12 tháng 9 năm 2018. Gần hai năm sau, thẩm phán tuyên bố bản án của bà tại phiên xét xử thứ hai vào ngày 30 tháng 6 năm 2020.

Theo thông tin từ chị gái bà Tôn là bà Tôn Tán, tòa án chỉ cho phép bốn người được tham dự phiên tòa kết án, gồm có bà Tôn Tán, chồng của bà và hai nhân viên Đại sứ quán Canada. Do dịch virus corona bùng phát ở Bắc Kinh, bà Tôn Thiến phải mặc quần áo bảo hộ với mặt được che kín trong suốt quá trình tố tụng.

Một cán bộ quản lý cung ứng và tiêu thụ hàng hóa bị kết án tám năm tù giam vì kiên định đức tin của mình

Vào ngày 13 tháng 1 năm 2018, ông Đặng Đạo Hằng, 62 tuổi, một cán bộ quản lý cung ứng và tiêu thụ nghỉ hưu ở huyện Khai Giang, tỉnh Tứ Xuyên đã bị bắt. Cảnh sát đột nhập vào nhà ông và tịch thu hơn 100 cuốn sách Pháp Luân Công. Họ còn truy lục máy tính của ông và tìm thấy các thiệp chúc mừng do các học viên địa phương làm để kỷ niệm ngày Pháp Luân Công được phổ truyền ra công chúng.

Trong suốt thời gian hai năm bị giam giữ tại trại tạm giam huyện Khai Giang, ông bị tước quyền thăm hỏi của gia đình.

Ngày 9 tháng 4 năm 2019, ông Đặng bị đưa ra xét xử bí mật. Các sách Pháp Luân Công bị tịch thu cùng thiệp chúc mừng điện tử được dùng làm bằng chứng buộc tội ông. Ông Đặng tự bào chữa vô tội cho mình, ông khẳng định rằng ông không vi phạm pháp luật khi tu luyện và sở hữu sách cũng như tài liệu Pháp Luân Công.

Giữa tháng 1 năm 2020, Tòa án huyện Khai Giang đã kết án ông tám năm tù.

Những học viên lớn tuổi bị nhắm đến

Người vợ ngoài 80 tuổi bị kết án bí mật một năm tù, người chồng nằm liệt giường qua đời trong tuyệt vọng

Trong khi bà Phàn Quế Cần ngoài 80 tuổi đang thụ án tù vì tu luyện Pháp Luân Công, người chồng 82 tuổi bị liệt của bà đã qua đời ở nhà khi chỉ có một mình.

2202d0411eaadc07cd8b73d5dfcff6bc.jpg

Bà Phàn Quế Cần và người chồng nằm liệt giường ông Văn Đức Phương

Bà Phàn ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt trong một đợt càn quét của cảnh sát vào ngày 26 tháng 7 năm 2019. Hơn 40 học viên Pháp Luân Công ở địa phương đã bị bắt giữ trong ngày hôm đó.

Cảnh sát đã quay lại nhà bà Phàn vài lần sau vụ bắt giữ và lục soát nơi này. Họ cũng sách nhiễu gia đình bà và lục soát nhà con trai bà.

Bà Phàn là người duy nhất chăm sóc cho chồng bà là ông Văn Đức Phương sau khi ông bị đột quỵ và liệt giường và mất kiểm soát việc đại tiểu tiện 15 năm trước.

Sau khi bà Phàn bị bắt, ông Văn thường khóc và không ăn uống được. Hàng ngày ông sống trong sợ hãi và đau buồn. Sức khỏe của ông suy giảm nhanh chóng.

Gia đình bà Phàn thường xuyên đến đồn công an và các cơ quan tư pháp để giải cứu bà nhưng vô ích.

Cảnh sát đã chuyển hồ sơ của bà Phàn sang Viện Kiểm sát Quận Hướng Dương vào tháng 10 năm 2019. Sau đó Tòa án Hướng Dương đã bí mật kết án bà một năm tù mà không thông báo cho gia đình bà.

Ông Văn qua đời tại nhà trong cô độc vào ngày 17 tháng 4 năm 2020.

Một phụ nữ 77 tuổi bị kết án sáu tháng quản thúc tại gia

Ngày 22 tháng 5 năm 2019, bà Thạch Xảo Vân, một phụ nữ 77 tuổi ở huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam đã bị bắt giữ sau khi bị tố cáo vì phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công.

Khoảng 11 giờ tối ngày 22 tháng 5, cảnh sát lục soát nhà của bà và nhục mạ bà và tịch thu 3 cuốn sách Pháp Luân Công của bà.

Ngày 24 và 25 tháng 9 năm 2019, cảnh sát sách nhiễu bà Thạch một lần nữa, họ hỏi bà đang làm gì và tìm kiếm xung quanh nơi ở của bà. Ngày 25, họ bắt giữ bà và lục soát nhà của bà. Họ còng tay bà ra sau lưng và đưa bà tới bệnh viện.

Sau khi họ phát hiện bà Thạch bị huyết áp cao và bệnh tim họ đã trả tự do cho bà và ra lệnh cho bí thư thôn giám sát bà.

Ngày 28 tháng 9, cảnh sát quay lại và đưa bà Thạch tới Đồn Công an Hoa Thạch, họ thu thập dấu vân tay và chụp hình bà. Sau đó, bà được trả tự do cùng ngày.

Ngày 24 tháng 12 năm 2019, bà Thạch bị đưa tới viện kiểm sát và được thông báo rằng bà đã bị truy tố. Tài liệu Pháp Luân Công tịch thu từ nhà của bà được sử dụng làm bằng chứng cho việc truy tố, mỗi một trang tài liệu được tính như một bằng chứng riêng biệt.

Ngày 21 tháng 4 năm 2020, bà Thạch đã nhận bản án từ Tòa án khu Vũ Hồ với phán quyết sáu tháng giam giữ tại gia.

Theo phán quyết, bà Thạch bị cấm ra khỏi nhà mà không được sự cho phép của cảnh sát, không được liên lạc trực tiếp với người khác hoặc thông qua email. Bà cũng được lệnh phải giao lại thẻ căn cước, hộ chiếu, bằng lái xe và bà phải có mặt tại đồn công an địa phương bất cứ khi nào được triệu tập.

Các giáo sư bị nhắm đến

Người phụ nữ Nội Mông bị kết án bốn năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Bà Mã Tú Cần, một chủ tiệm quần áo ở thành phố A Nhĩ Sơn, Nội Mông Cổ đã bị bắt vào ngày 4 tháng 3 năm 2020. Hai học viên khác khi đang thăm tiệm của bà là bà Dương Tiểu Phương và bà Lương Tác Hoa cũng bị bắt. Một trong những khách hàng của bà Mã cũng bị đưa đến đồn công an và thẩm vấn sau khi công an nghe thấy bà Mã nói chuyện với cô ấy về Pháp Luân Công.

Công an đã lục soát tiệm và nhà của bà Mã. Vì dịch virus corona, họ đã thả ba học viên vào buổi tối.

Công an lại bắt giữ bà Mã vào ngày 11 tháng 3 và giam giữ hình sự bà tại trại tạm giam Thành phố Ô Lan Hạo. Chính quyền không cho con gái thăm bà hay gửi cho bà quần áo và vật dụng cần thiết hàng ngày.

Khi con gái bà Mã đến đồn công an để tìm kiếm công lý cho bà, công an đã chặn cô tại lối ra vào và từ chối nói chuyện với cô.

Toà án Thành phố A Nhĩ Sơn đã xét xử bà Mã thông qua một phiên tòa trực tuyến vào ngày 21 tháng 5 năm 2020. Bà đã bị kết án bốn năm vào ngày 12 tháng 6.

Trong 21 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua, bà Mã đã bị bắt nhiều lần và bị ba án lao động cưỡng bức với tổng thời gian sáu năm.

Nguyên giáo sư đại học bị xét xử vì tu luyện Pháp Luân Công

Ông Vu Xuân Sinh, cựu giáo sư kiêm Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật cơ giới của Viện Công nghệ Thẩm Dương, đã bị bắt tại một nhà ga xe lửa địa phương vào ngày 19 tháng 6 năm 2019, sau khi công an quét (scan) thẻ căn cước của ông tại cửa kiểm tra an ninh và phát hiện ông là học viên Pháp Luân Công. Ông đã bị giam và không được phép liên lạc với gia đình.

73f1dcca21a71df8c2492c4d319772a8.jpg

Ông Vu Xuân Sinh

Viện Kiểm sát Vận tải đường sắt Thẩm Dương đã phê chuẩn bắt giữ ông Vu vào ngày 3 tháng 7 năm 2019. Ông đã bị chuyển tới trại tạm giam Quận Vu Hồng vào khoảng thời gian từ tháng 11-12 năm 2019. Hồ sơ vụ án của ông cũng đã được chuyển tới Viện Kiểm sát Quận Vu Hồng.

Ông Vu đã bị xét xử thông qua một phiên tòa trực tuyến do Toà án Quận Vu Hồng tổ chức vào ngày 29 tháng 4 năm 2020. Ông đã bị kết án một năm vào tháng 6 và được thả vào ngày 18 tháng 6. Thẩm phán đã phạt ông 5.000 nhân dân tệ trước phiên xử.

Đây là lần thứ ba mà ông Vu, ngoài 60 tuổi, một cư dân ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh bị bắt vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Bởi từ chối từ bỏ đức tin, ông đã bị cách chức chủ nhiệm khoa và không được giảng dạy nữa.

Bài liên quan:

938 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 5 năm 2020

107 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020

1.178 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 4 năm 2020

89 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020

747 học viên Pháp Luân Công bị nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 3 năm 2020

33 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin của họ trong thời gian phong toả vì virus corona ở Trung Quốc

Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn bất chấp đại dịch virus corona

194 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 1 năm 2020

Các toà án của chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 193 học viên Pháp Luân Công khi dịch virus corona mới bùng phát


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/3/408498.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/9/185810.html

Đăng ngày 04-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share