Bài của một đệ tử Bắc Mỹ

[MINH HUỆ 22-9-2005] Trong kinh văn “Thủ Trung”, Sư Phụ giảng rằng:

Vì các sự khác biệt về nhận thức giữa các đệ tử Đại Pháp, nên có một bộ phận đệ tử vẫn đi từ cực đoan này đến cực đoan khác; mỗi lần đọc Pháp mà tôi viết họ liền đến quá khích, từ đó nảy sinh vấn đề mới. Tôi bảo chư vị hãy chuyển biến nhận thức con người, đừng cố thủ không bỏ trạng thái nhận thức Pháp trên nhận thức con người, nhưng không phải là mất lý trí nói năng thần thánh hoá; đó là bảo chư vị nhận thức Pháp một cách thanh tỉnh.

Tôi phát hiện có vài học viên bao gồm tôi trong ấy đối với việc lãnh ngộ Pháp lý, ngay cả lúc làm việc chứng thực Pháp đôi khi cũng thể hiện quá khích, chưa đạt đến “Thủ Trung”. Khi hiểu ra một Pháp lý nào đó ở một đoạn Pháp, thì tự đi vào bế tắc hoặc dẫn đến hiểu sai, bởi vì không tỉnh táo nhìn sự việc trên toàn cuộc hoặc không đọc kỹ toàn bộ bài Pháp. Thực tế, Pháp của Sư Phụ là viên dung, trước sau, trên dưới, ngang dọc đều thấu suốt với nhau. Phương cách làm việc vô lý trí này sẽ mang đến tổn thất cho chính mình và Đại Pháp. Nghiêm trọng hơn nữa sẽ hoài nghi Đại Pháp và đi ngược hướng hoặc rời xa Pháp.

Nhiều bài học như thế đã xãy ra, ví dụ Sư Phụ khuyên người luyện công đầu tiên cần làm người tốt trước. Có học viên coi “làm người tốt” tượng trưng cho tu luyện. Chấp trước vào việc được người thường gọi mình là “người tốt”, mà hoà đồng theo tiêu chuẩn tốt giả tạo của người thường. Sợ mang tổn thất cho người nhà, đồng nghiệp và công sở, không dám ra ngoài giảng chân tượng. Sợ bị chỉ trách là “không lo cho gia đình, không lo cho công sở” v.v. Ngược lại, có đồng tu tích cực ra ngoài giảng chân tượng, nhưng quên mất trách nhiệm gia đình và công ăn việc làm của mình. Không phù hợp xã hội người thường mà tu luyện, làm cho người nhà có ấn tượng như “người tu luyện không lo cho gia đình, chỉ để ý đến viên mãn”, vì vậy mà đối lập Đại Pháp và gây trở ngại không cho đồng tu giảng chân tượng. Kỳ thực, nhiều đồng tu giảng chân tượng làm rất hay, xử sự việc trong gia đình và công ăn việc làm của mình rất hay. Người nhà và đơn vị đều biết đến chân tượng và cũng ủng hộ đồng tu, như thế mới là viên dung Đại Pháp.

Cũng có biểu hiện trên phát chính niệm trợ giúp học viên trong hoàn cảnh khốn cùng. Lúc nghe nói phát chính niệm nhắm vào mục tiêu nhất định thì có hiệu quả, thì có đồng tu triệu tập đồng tu địa phương tập thể phát chính niệm, mọi người đều phải tham gia, bằng không thì là không phối họp, là thiếu nguyện vọng. Nhưng sau khi phát chính niệm rồi, nhiều lần đều không có hiệu quả “lý tưởng”. Vì phát chính niệm chỉ có tác dụng phụ trợ, chứ thực chất phải đề cao tâm tính trong khó nạn mới có thể giải quyết vấn đề từ cơ bản, vì cái nạn thông thường là nhắm thẳng vào chấp trước của người đương sự, cũng có thể là nhắm thẳng vào học viên xung quanh, nếu họ chấp trước quá vào học viên đang gặp khó nạn. Ngược lại, sau khi nghe nói học viên có chấp trước, có học viên đi đến một cực đoan khác, rằng đó là chấp chước của anh/chị ấy, chúng ta nên lờ đi, họ muốn làm gì thì làm, phát chính niệm cũng không cần. Như vậy khiến đồng tu trong nạn ở trong hoàn cảnh cô lập, để tà ác tự do bức hại.

Trong “Giảng Pháp vào tiết nguyên tiêu 2003” có học viên hỏi: “Hiện giờ trong học viên có nhiều người suy xét rằng, một học viên bị cựu thế lực bức hại can nhiều xuất hiện ma nạn, học viên khác nhận thấy, ngay cả anh/chị ấy có chấp trước, cũng không chấp nhận sự bức hại, mọi người phát chính niệm. Câu hỏi của con là, nếu học viên đó không tự đề cao tâm tính, như vậy có hiệu quả chăng?

Đối với vấn đề này, Sư Phụ giảng:

Như thế là chương ngại nghiêm trọng rồi, tự mình cũng không lý trí, chúng ta làm như thế cũng tương đương như chưa từng làm qua. Phát chính niệm thanh lý bề ngoài, không thanh lý được trong tâm của anh/chị ấy. Con người muốn làm gì là phát từ một niêm của họ. Là muốn hay không, tình trạng này tôi thấy có một tâm kết chấp trước, nếu vị ấy thật sự không có khả năng thì chư vị cũng nên đi giúp, tìm phương pháp khiến anh/chị ấy nhận thức được pháp lý, học Pháp nhiều lần.

Thật tế, học viên trong nạn vì chấp chước và bị can nhiễu bên ngoài, nên chính niệm rất yếu, ở trong trạng thái không còn thanh tỉnh. Lúc bấy giờ, chúng ta phát chính niệm giúp anh/chị ấy thanh tỉnh trở lại, rồi tự tìm chấp trước và bác bỏ, thì mới có thể rời khỏi hoàn cảnh khốn cùng. Đương nhiên chúng ta cũng không nên chấp trước đối với học viên ấy. Vì cưu thế lực sẽ nắm lấy cái điểm này đè nặng bức hại. Ngoài ra, chúng ta cũng không vì vậy mà dùng quá nhiều học viên và sức lực (vào trong việc này), từ đó mà ănh hưởng đến các phương diện công việc giảng chân tượng khác. Khiến mưu mô can nhiễu đệ tử Đại Pháp của cựu thế lực đạt đến mục đích.

Bài văn đăng trên Minh Huệ “Một đệ tử trẻ chia sẻ: Kiên định vào Pháp và Sư phụ, chúng ta có thể gạt bỏ bức hại và do cựu thế lực an bài” (https://en.minghui.org/html/articles/2005/9/24/65240.html) là một ví dụ rất hay và sinh động. Nhưng có học viên không hiểu biết tại sao không giúp đồng tu trong nạn. Kỳ thật, chỉ cần bỏ rời cái tình đối với đồng tu, điểm tĩnh dùng Đại Pháp đắn đo thì sẽ hiểu rõ. Đương nhiên, khi viết bài chia sẻ, đệ tử nên suy xét các khía cạnh thật thấu đáo, nên tận tâm viết toàn diện một chút, pháp lý rõ rệt. Suy xét kỹ lưỡng, đừng ảnh hưởng học viên chạy từ cực đoan này đến cực đoan khác, đấy là việc người viết bài cũng cần chú ý đến.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/9/22/110931.html.

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/10/6/65606.html.

Đăng ngày 29-12-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share