Một Đệ tử Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 9-7-2005] Sư phụ bảo chúng ta hãy phủ định toàn bộ mọi an bài của cựu thế lực. Vậy sao chúng ta vẫn bị bức hại hay bị can nhiễu bởi ma quỷ? Chúng ta thường làm tốt trong những tình huống nghiêm khắc nhưng lại buông lỏng trong môi trường hàng ngày và không chú ý mỗi một tư tưởng của chúng ta. Nếu xem xét lại những tư tưởng ấy, chúng ta sẽ nhận ra rằng có nhiều tư tưởng là không thuần chính. Khi chúng ta học pháp tốt và làm mội thứ theo tiêu chuẩn của một người tu luyện, niệm của chúng ta là chính, nếu không niệm ấy sẽ không chính. “tốt xấu xuất tự nhất niệm” (Chuyển Pháp Luân), sự khác nhau là niệm ấy dẫn đến kết quả gì. Chúng ta không nên bỏ qua bất kì một tư tưởng nào; nếu chúng ta không chính lại mỗi tư tưởng, nó có thể ảnh hưởng sinh tử đến vô số chúng sinh. Có bao nhiêu sinh mệnh chúng ta cần cứu độ, trách nhiệm của chúng ta quá lớn! Có vô số sinh mệnh trong mọi thứ mà chúng ta đương đầu, thậm chí những tư tưởng trong đầu chúng ta cũng là những sinh mệnh; nếu một chút buông thả, chúng ta đào thải bao nhiêu sinh mệnh. Vậy nên chúng ta phải chú ý đến mỗi một niệm của chúng ta.

Đầu tiên, tôi cảm thấy mệt mỏi vì cứ phải suốt ngày chú ý đến từng suy nghĩ, cố gắng tìm ra ngọn nguồn của từng niệm bất thuần và chính lại nó. Tôi cảm thấy có quá nhiều tư tưởng bất chính cần tôi chỉnh lại và một vòng tròn mới lại bắt đầu lặp lại khi một chủng niệm được chỉnh lại. Tôi luôn nghĩ rằng tôi không đủ trong sạch, rằng tôi đã không làm tốt, và không ngớt chỉnh sửa bản thân. Tuy nhiên, sau một thời gian cơ chế nhìn vào bên trong để chính lại mỗi tư tưởng ngày càng trở nên mạnh hơn. Bây giờ tôi không phải chú ý đặc biệt nữa, tinh thần của tôi sẽ tự động kiểm tra mọi lời nói hành vi. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng tư tưởng nào là đến từ bản ngã chân thật của mình. Theo kinh nghiệm của tôi, những tư tưởng mà đến từ Pháp là đại diện cho bản ngã của tôi, và bất cứ thứ gì khác cũng đều không phải. Vì vậy, tôi bảo vệ những tư tưởng nên được bảo vệ, và đào thải những tư tưởng nên bị đào thải.

Trong tu luyện, trong chứng thực pháp và sứ mạng cứu độ chúng sinh, chúng ta phải cẩn thận để lựa chọn chính xác, đặc biệt là khi đối mặt với những xung đột đụng chạm đến những chấp trước cơ bản của chúng ta. Chúng ta có thể lựa chọn đối mặt với những vấn đề đặc trưng hay để cho nó qua đi, giải thoát khỏi chấp trước hay không, đồng nghĩa rằng mọi thứ là theo pháp hay theo quan điểm của chúng ta. Chúng ta phải lựa chọn để được vững vàng trong pháp hay là đi theo con đường của ma quỷ, cứu độ vô lượng chúng sinh hay là tìm ra những lý do để không làm, xả bỏ vị kỷ hay là giữ chặt lấy nó, có thể bất động khi đối mặt với tình huống, hay là để bị xúc động bởi môi trường bên ngoài. Chúng ta phải tự quyết định tất cả những lựa chọn này.

Một vài chấp trước đã bị loại bỏ sẽ lại xuất hiện tại những tầng khác nhau, vậy nên chúng ta cần loại bỏ chúng một lần nửa. Để lấy tôi làm ví dụ, tôi thường có những chấp trước vào bản thân. Đôi khi, tôi từ bỏ nó ở một mức độ, nhưng nó lại xuất hiện ở một mức độ khác. Gần đây, chính niệm của tôi không đủ mạnh và nó đã trì hoãn sự tu luyện của tôi lại tại tầng này. Tôi tự bảo mình rằng tôi là một học viên bình thường giửa những học viên khác, tôi làm việc tốt cũng là nhờ năng lượng của Pháp giúp đỡ, còn bản thân tôi chẳng làm được gì tốt cả. Mặc dù tôi đã cố sức dằn những chấp trước này xuống, tôi biết đó chỉ là lời nói thôi, và tôi đã không thực sự đem nó vào tu luyện. Nói cách khác tôi không thực sự từ bỏ được chấp trước. Hơn nữa tôi đã buông lỏng để cho những chấp trước ấy điều khiển tôi. Tôi nên học pháp nhiều hơn để loại bỏ chấp trước và làm chính lại tư tưởng. Một ví dụ khác là nhiều đồng tu lại bị can nhiễu bởi cơn buồn ngủ. Nếu chúng ta không có dung túng tư tưởng buồn ngủ, vậy thì nó không thể điều khiển được chúng ta. Nếu chúng ta đồng ý với nó và leo lên giường khi buồn ngủ, nó sẽ điều khiển và tiếp tục can nhiễu đến chúng ta. Khi tôi làm những điều như người thường vẩn làm để vượt qua cơn buồn ngủ, như là đi vòng quanh và rửa mặt, chẳng bao lâu tôi buồn ngủ trở lại. Khi hoàn toàn phủ định tư tưởng ấy trong đầu, không thừa nhận nó, bỏ qua một đêm ngủ hay tiếp tục để đi ngủ muộn, rồi tôi đã có thể phá vỡ nó. Bây giờ kinh nghiệm của tôi là càng ngủ ít, tôi càng cảm thấy thoải mái hơn, càng ngủ nhiều tôi càng cảm thấy buồn ngủ hơn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ mệt nếu bạn không ngủ, quan điểm này sẽ làm bạn buồn ngủ.

Đôi khi chúng ta thậm chí còn không nhận ra chúng ta đang có những tư tưởng sai lệch. Đây cũng là hình thức cản trở đến Chính Pháp, đặc biệt là khi nhiều học viên có cùng vấn đề. Ví dụ, tôi không thể liên lạc với một đồng tu nào đó trong nhiều ngày. Dù tôi đã cố gắng chấn chỉnh tư tưởng tôi không thể dừng được nghĩ về một khả năng tồi tệ có thể xảy ra, như thể là anh ta đã bị bắt. Đây là kết quả của sự khiếp đảm mà Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tiêm nhiểm vào trí óc nhân dân sau nhiều năm hoạt động chính trị và khủng bố. Đây là lối nghĩ của văn hoá ĐCSTQ ma quỷ, và chúng ta phải hoàn toàn phủ định và bài trừ nó. Vài học viên nhận ra và phủ định tư tưởng đó ngay tức thì, vài người khác thuận theo nó và thậm chí còn nói với những người khác về ý nghĩ đó, bằng cách này một trường sẽ được làm mạnh lên.

Loại tư tưởng này còn thể hiện ra như sau: khi chúng ta thấy một bạn đồng tu ở trong tình trạng tu luyện không tốt, khi những chấp trước bao phủ lấy anh ta, hay khi anh ta có biểu hiện của nghiệp bệnh, chúng ta bẳt đầu cảm thấy thất vọng về anh ta. Chúng ta sẽ nghĩ về anh ta theo những lối nghĩ tiêu cực, và trở nên không muốn cùng làm những việc của Đại Pháp với anh ta vì chúng ta nghĩ rằng điều tồi tệ có thể sẽ xảy ra. Thầy đã dạy chúng ta lâu rồi chỉ có vị tha và nhân ái chúng ta mới có thể cứu độ được con người. Chúng ta không nên chú trọng đến những chấp trước của bạn đồng tu và nghĩ xấu về anh ta, bởi vì suy nghĩ ấy sẽ khởi dậy những yếu tố tiêu cực và ma tính của anh ta. Chúng ta nên nghĩ về anh ta một cách tích cực, hãy nhìn nhận những mặt tốt đẹp và tích cực của anh ta, hãy tin rằng anh ta có thể rạch ròi vượt qua đau khổ và tiến lên, và làm cho anh vững lòng tin để xuất khởi chính niệm. Chúng ta nên từ bi chỉ ra cho anh ta những vấn đề, vì điều này là yêu cầu của Chính Pháp, bởi vì “Chính pháp cũng không thừa nhận [những gì] của nhân tố phụ và phản.” (Giảng pháp tại pháp hội Canada 2005), thực ra cũng chẳng có gì ghê gớm cả khi một học viên tạm thời sa ngã và tu luyện không tốt và có một vài chấp trước biểu hiện ra ở bề mặt. Nếu những đồng tu có thể giúp anh ta với tấm lòng từ bi, anh ta sẽ có thể mau chóng vượt qua vấn đề. Nhưng nếu tất cả chúng ta có những niệm không chính về anh ta, và hình thành nên một trường, nó có thể gây trở ngại cho anh ta.

Khi một học viên bị khủng bố vì minh tỏ sự thật và truyền rộng chân tượng, các học viên khác biết làm việc phối hợp nhau như thế nào để giải cứu bạn đồng tu và phát chính niệm để giải thể ma quỷ. Tuy nhiên chúng ta vẫn thầm suy nghĩ và tự vấn rằng không biết người học viên đó đã minh rỏ sự thật và truyền rộng chân tượng theo yêu cầu của Chính Pháp hay là anh ta bị sai khiến bởi các tâm muốn làm! Với suy nghĩ này chúng ta đã phủ định rằng việc minh tỏ sự thật của người học viên đó là một việc làm chân chính. Nếu chư vị phủ nhận hay nghi ngờ cách làm của anh ta, và nghĩ rằng anh ta gặp rắc rối là vì cách làm ấy, không phải sự phủ nhận và nghi ngờ ấy là chúng ta đang cố tìm những cái lý để dung túng cho cuộc bức hại của ma quỷ? Cho dù chúng ta dựng bàn tay lập chưởng trước ngực để thanh trừ quỷ loạn pháp, đó cũng là hành vi trong khi chúng ta đang vô tình thừa nhận cuộc bức hại. Trước hết chúng ta nên khẳng định rằng giảng rõ sự thật tuyệt đối là một việc làm đúng đắn. Chúng ta tuyệt nhiên không thừa nhận cuộc bức hại mà yêu quỷ đã cưỡng chế lên các bạn đồng tu, vì cựu thế lực không xứng đáng thẩm định và thử thách các Đại Pháp đệ tử. Khi vướng mắc trong khổ nạn, chúng ta phải hướng nội mà tìm. Một vài đồng tu trong khi làm công tác Đại Pháp, có thể tâm thái của họ không chính. Chúng ta phải tìm ra nguyên căn, nhờ đó tất cả chúng ta sẽ rút ra bài học. Bằng cách ấy, cựu thế lực sẽ không tìm được cái lý nào để bức hại nữa. Một vài học viên có cách nghĩ và cách làm không đúng. Khi một đồng tu đối mặt bức hại, họ sẽ bắt đầu phàn nàn, “Tôi đã biết từ lâu có vấn đề gì đó không đúng với học viên ấy”, “Anh ta đã không tận dụng thời gian để học Pháp”, “Anh ta có những chấp trước của sự sợ hãi”, “Anh ta có tâm làm Công tác Đại Pháp vìn hững lợi ích thu được từ những việc đó” vân vân. Vì vậy, họ đã hoàn toàn phủ định rằng những việc làm và suy nghĩ của người bạn đồng tu là chính đáng. Thực ra những ai nói ra những lời này chính họ đang có vấn đề: bởi vì khi thấy bạn mình đang có vấn đề, sao họ không tìm cách giúp anh ấy? Đại Pháp đệ tử là một chỉnh thể, vậy những vấn đề của anh ấy không phải là vấn đề của chúng ta? Không phải rằng anh ấy đang gặp rắc rối là phản ánh rằng chúng ta cũng đang gặp rắc rối đó sao?

Trong “Giảng Pháp vào dịp tiết Nguyên Tiêu 2003” có một đệ tử đã hỏi:

Hỏi: Một vài học viên nước ngoài đã đến Trung Quốc và đã bị bắt. Có phải là họ đã không làm đúng theo yêu cầu của Sư Phụ?

Sư Phụ: Chư vị không thể nói như vậy. Tất cả đệ tử Đại Pháp đang nổ lực hết mình để phù hợp với Đại Pháp và làm việc vì Đại Pháp. Chư vị không thể nói rằng những việc mà học viên đó làm chắc chắn là sai hay chắc chắn là đúng. Mọi sinh mệnh đều đang đi trên con đường của chính mình, và chư vị không thể rập khuôn theo người khác. Khi xảy ra vấn đề, chư vì đừng nói ai sai hay ai đúng. Khi một vấn đề xuất hiện, tất cả nên đồng lòng giúp nhau để tìm ra cách giải quyết[ nó]”.

Vẫn có vài học viên có lối suy nghĩ sa vào cái logic tư duy của ma quỷ. Khi sự bắt bớ học viên diễn ra như trời sụp đất đổ cách đây không lâu, nhiều học viên đã dấu sách Đại Pháp và tài liệu về Đại Pháp, không giám cất giữ trong nhà. Nhiều học viên thậm chí còn lẫn trốn và ngưng làm công việc của Đại Pháp. Chúng ta đều biết rõ rằng tất cả mọi điều đang diễn ra tại xã hộ người thường hiện nay đều là do tâm thái của Đệ tử Đại Pháp mà ra. Sư Phụ giảng, “Một tâm bất động có thể ức chế vạn động” (Bài trừ can nhiễu cuối cùng). Tại sao cái tâm của họ lại động khi nghe đến việc bắt bớ khủng bố? Có phải là nhân tâm phàm trọng? Sự lẫn trốn này có nghĩa là họ thừa nhận rằng ma quỷ sẽ đến nhà và bắt họ? Không xả bỏ được thường nhân tâm sao họ có thể phủ định được bức hại? Có một anh bạn nói với tôi, “Tôi đã dấu kỹ sách và tài liệu về Đại Pháp nên thậm chí cảnh sát có đế thì họ cũng chẳng tìm thấy gì. Không tìm thấy chứng cớ, họ chẳng thể làm gì được tôi!” Tôi hỏi lại anh ta, “Thế nếu cảnh sát tìm thấy sách và tài liệu về Đại Pháp, anh có thừa nhận cuộc bức hại cưỡng chế lên anh vì họ tìm ra chứng cớ hay không?” Là Đệ tử Đại Pháp, hiển nhiên là phải mang theo sách Đại Pháp bên mình, minh tỏ sự thật, và các tài liệu về Đại Pháp. Làm sao mà chúng ta học Pháp, giảng rõ sự thật, và cứu độ chúng sinh lại trở thành những chứng cớ cho ma quỷ vin vào mà bức hại được? Tại sao chúng ta lại hoảng sợ trong khảo nghiệm đầu tiên? Một lần khi mấy vị chức quyền đến nhà và khủng bố tôi, họ lục tìm rồi lấy sách Đại Pháp, các đĩa VCD, CD và tài liệu minh tỏ sự thật của tôi. Ông ta nói, “lần này chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng, anh còn chối cãi nữa không? Phen này thì anh tù mọt gông”, tôi trả lời, “tôi không ký, những thứ này là của tôi và các ông đã cướp đoạt bất hợp pháp, ông còn bảo tôi phải thừa nhận việc làm của ông à? Tôi không làm gì sai cả” Trong tư tưởng của tôi, nó không thành vấn đề nếu họ lục tìm ra thứ gì hay không. Nếu tâm tôi bất động họ không thể làm gì tôi. Tuy vậy lần này cũng cho tôi thấy cái tính bất cẩn của tôi. Chúng ta thực sự nên cất giữ sách và tài liệu Đại Pháp một nơi an toàn, tuy nhiên làm như vậy không phải vì mục đích chúng ta lẫn tránh khủng bố. Nếu chúng ta phát huy thói quen cẩn thận khi làm việc, trân trọng Pháp, quý trọng các tài liệu, không bất cẩn để tài liệu lộn xộn, chúng ta cũng không để lại lý do cho cựu thế lực lợi dụng.

Chúng ta hoàn toàn phủ định mọi an bài của cựu thế lực và phủ định cuộc khủng bố đã cưỡng chế lên chúng ta. Chúng ta chỉnh lại cho đúng mọi tư tưởng và phủ định mọi an bài của cựu thế lực trong từng tư tưởng, và để cho mỗi niệm của chúng ta được chiểu theo Pháp. Với Uy đức vững như bàn thạch và Đức tin không thể lay chuyển vào Sư Phụ và Đại Pháp, không một ngoại cảnh nào lay động và can nhiểu được chúng ta, và chúng ta sẽ có thể làm tốt mọi thứ mà chúng ta cần làm theo một cách có lý trí và rõ ràng.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/7/9/105807.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/7/25/63206.html.

Dịch ngày 3-8-2005, đăng ngày 6-8-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share