Bài viết của một học viên Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-11-2019] Gần đây khi giao lưu chia sẻ với một học viên khác về một Pháp lý mà tôi thể ngộ được, cổ họng tôi cảm giác như bị tắc nghẹn. Càng nói thêm thì tôi càng tự thấy rằng điều mình nói là đúng. Nhưng người học viên kia dường như không đánh giá cao những gì tôi nói. Sau đó, cảm giác nghẹt thở kia vẫn không biến mất.

Tôi đã phát hiện vấn đề của mình khi đọc được đoạn giảng Pháp sau của Sư phụ:

“Ngoài việc phải chịu trách nhiệm đối với Pháp, chư vị không được có bất kỳ chấp trước của con người, không có những điều của bản thân và những nhân tố cá nhân ở trong đó, việc này nhất định sẽ làm tốt.”

“Khi càng nhấn mạnh bản thân, mang theo tự ngã của bản thân, thì càng không có uy đức, vì vậy những việc làm không dễ dàng thành công, không dễ dàng làm tốt.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004], Giảng Pháp tại các nơi VI)

Cảm giác tức nghẹn sẽ bắt đầu khi người khác không đồng ý với quan điểm của tôi. Và tôi nhận ra thứ đang làm mình tắc nghẹn chính là chấp trước của tôi vào “tự ngã”.

Tôi không cảm thấy mình có tâm hiển thị. Tôi chỉ thấy mình đang chia sẻ thể ngộ vì lợi ích của người khác. Tuy nhiên, khi nhớ lại những lời Sư phụ giảng, tôi nhận ra rằng mình đang chứng thực bản thân: “Tôi thấy bạn đang vướng vào khổ nạn hiện tại mà không thoát ra được. Tôi đang chỉ ra vấn đề của bạn để bạn nhận ra thì nó sẽ được giải quyết. Những gì tôi nói là đúng. Sao bạn không tiếp nhận nó?” Đây chẳng phải tôi đang cường điệu “tự ngã” của mình sao?

Tôi nhớ rằng Sư phụ từng đề cập trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Úc châu [1999]”, mà tôi lý giải đại ý, là các học viên có thể không cố ý, nhưng lại rất rõ ràng là đang cố gắng chứng thực bản thân. Vì hành vi của họ đã thể hiện ra như thế.

Tôi nhận ra ẩn sau những lời mình nói chính là suy nghĩ rằng: “Tôi đúng. Tôi đang giúp bạn. Tôi có năng lực hơn bạn.” Tôi cảm thấy tốt khi người khác công nhận mình, và cảm thấy tệ khi họ không nhìn nhận ý kiến của tôi. Chấp trước của tôi ẩn giấu sau suy nghĩ là “mình đang làm điều tốt cho người khác.”

Sư phụ giảng:

“Kỳ thực tất cả bản sự của chư vị chẳng phải vì chư vị tu Đại Pháp rồi thì mới cấp cho chư vị? Không cần đi hiển thị cho học viên, cũng chớ hiu hiu tự đắc, chớ cho rằng bản thân mình có bản sự gì đó, một chút bản sự của chư vị không là gì cả.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004, Giảng Pháp tại các nơi V)

Công năng của chư vị cũng vậy, sự khai công của chư vị cũng vậy, đều là trong khi tu Đại Pháp chư vị mới đắc được [như thế]. Nếu như chư vị xếp Đại Pháp vào vị trí thứ yếu, [và] xếp thần thông của chư vị vào vị trí trọng yếu; hoặc là người đã khai ngộ bèn cho rằng nhận thức của bản thân mình như thế này như thế kia là đúng, thậm chí cho rằng bản thân mình thật xuất sắc, vượt trên cả Đại Pháp, [thì] tôi nói rằng chư vị đã bắt đầu rớt xuống phía dưới, đã nguy hiểm, sẽ càng ngày càng có vấn đề. Lúc ấy chư vị có thể thật sự gặp rắc rối, tu lại như không; xử lý không tốt sẽ bị rớt xuống, tu đã về không rồi.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Giờ tôi đã minh bạch và nhận thấy rằng: khi người khác không công nhận tôi, và bản thân tôi cảm thấy tồi tệ vì điều đó, thì đó là do “tự ngã” của tôi đã không hay biết mà xuất ra. Tôi minh bạch rằng những nhận thức của bản thân về các Pháp lý đều là nhờ Đại Pháp đã điểm hóa và khai cấp cho. Nhưng tôi lại mong đợi người khác công nhận “tôi” và nhận thức của tôi, chứ không phải là Đại Pháp. Đó không phải là xếp Đại Pháp vào vị trí thứ yếu, và xếp tôi ở vị trí trọng yếu sao? Đó không phải là chứng thực bản thân thay vì chứng thực Pháp sao? Đây đúng là một vấn đề không hề tầm thường.

Chấp trước vào “tự ngã” được phơi bày ngay khi chúng ta cố gắng áp nhận thức hay cách làm các việc của mình cho người khác.

Sư phụ đã ban cho mỗi học viên một năng lực khác nhau mà họ có thể sử dụng để cứu người. Một số học viên giỏi lắp đặt và bảo dưỡng các thiết bị; có học viên thì phân phát tờ rơi, nói chuyện với mọi người, viết bài chia sẻ; có người thì vẽ, múa, ca hát, hay chơi nhạc. Những người khác thì giỏi về năng lực tổ chức.

Sư phụ từ bi đã ban những năng lực này cho mỗi chúng ta, căn cứ vào nhu cầu của Chính Pháp. Ngay khi chúng ta nghĩ: “Hãy xem tôi có khả năng chưa này, lợi hại chưa này”, thì chính là lúc “tự ngã” xuất lai. Đó chính là tâm hiển thị, và chúng ta đang đặt bản thân ở vị trí trọng yếu, cao hơn cả Đại Pháp. Điều này rất nguy hiểm và có thể khiến tất cả những nỗ lực tu luyện trước đó của chúng ta thành vô ích.

Sư phụ đã giảng:

“Nhưng không được có tâm hiển thị, chư vị đang chứng thực Pháp, không phải là đang chứng thực bản thân.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004], Giảng Pháp tại các nơi VI)

Trên đây là nhận thức tại tầng thứ hiện tại của tôi. Xin các đồng tu từ bi chỉ ra những điểm không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/7/395530.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/13/182166.html

Đăng ngày 22-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share