Bài của một đồng tu Tây phương tại Mỹ quốc

[MINH HUỆ 14-6-2005] Chúng ta tất cả đều biết rằng kiên định trong pháp môn chúng ta là rất quan trọng. Nhưng, “kiên định” có nghĩa là gì?

Phải chăng có nghĩa là làm ‘ba việc’ mà Sư phụ bảo chúng ta làm và làm chúng cho tốt? Phải, đương nhiên. Nhưng có thể nào có một ý nghĩa thâm sâu hơn trong cái từ “Kiên định” đó?

Theo tôi nghĩ, “Kiên định” nhất thiết không phải là một chuyện tầm thường. Sự thật, nó đòi hỏi tối đa nơi chúng ta – ở mỗi lúc – cả trong giấc mơ của chúng ta! Đó là tại sao một người thường sẽ không bao giờ hiểu được cái ý nghĩa thâm sâu hơn của sự kiên định. Vì sao? Vì người đó còn không thể hiểu thế nào là tu luyện! Chỉ một người tu luyện mới có thể “kiên định” – vì chỉ một người tu luyện mới biết làm sao tu luyện. Do đó ‘sự kiên định’ quan trọng như thế đó.

Kiên định có nghĩa là có thể nhìn thấy rõ và tiêu trừ mỗi mỗi và tất những niệm bất chính của chúng ta – suốt ngày – từng giây từng phút.

Nếu chúng ta có một niệm bất chính và không thể nhìn nhận ra nó, thì phải chăng chúng ta đang chịu sự ảnh hưởng của cái niệm bất chính đó lúc bấy giờ? Nếu là như vậy, phải chăng chúng ta cũng đang vô tình để bản thân chúng ta mở cữa cho ảnh hưởng của cựu thế lực, tức cho sự an bày của họ?

Vì vậy, làm người kiên định, theo tôi, có ý nghĩa là phải chú ý mỗi một vi quan ý niệm con người, sư thúc đẩy, các dục vọng hoặc tình cảm mà chúng ta có – ở mọi lúc. Nó có nghĩa là điêu luyện chúng ta để ngay tức khắc nhìn nhận ra được là chúng ta đang có một niệm chính hay không chính.

Nếu đó là một niệm không chính, thì đó là một niệm không đúng và nó cần phải được tức thời thay thế bằng một niệm chính – nhất thiết phải ngay tức khắc! Phải chăng nhiều khó nạn mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc đời của chúng ta là những dấu hiệu hoặc điềm chỉ rằng ở tại nơi đâu những niệm của chúng ta cần phải được chính lại, đó là, nơi mà chúng ta cần thay đổi những tư tưởng không đúng đắn của chúng ta thành đúng đắn? Hơn nữa, khi chúng ta cho phép những niệm bất chính này hiện hữu trong con người chúng ta, phải chăng chúng sẽ trở thành những căn bản tạo ra nhiều những khó nạn mà chúng ta tự đặt cho mình?

Nhiều lần những niệm bất chính của chúng ta (hoặc là những can nhiễu mà chúng ta đã kinh qua) là một phản ảnh trực tiếp của một sơ hở hoặc chấp trước mà chúng ta không buông bỏ. Vì vậy, chúng ta càng có ít những sơ hở hoặc chấp trước thì tinh thần của chúng ta lại càng trong sạch và càng dễ dàng nhìn nhận ra những thành phần bất chính còn dư lại trong chúng ta. Vì vậy, chúng ta càng rõ những niệm bất chính của chúng ta, nó càng dễ cho chúng ta thanh hóa mình. Thanh hóa chúng ta phải chăng cũng đồng nghĩa với buông bỏ những niệm bất chính mà chúng ta vẫn còn mang trong mình? Và khi chúng ta buông bỏ những niệm bất chính của mình, thì cựu thế lực lấy lý do gì nữa để mà can nhiễu chúng ta?

Sư phụ đã nói khá rõ ràng: “Mỗi khi có một thứ gì can nhiễu đến trong sự tu luyện của chư vị, chư vị cần nhìn vào bên trong để tìm lý do và thấy cái gì chư vị vẫn còn chưa buông bỏ.” (Chuyển Pháp Luân)

Ví dụ, nếu chúng ta cố tìm cách buông bỏ sự chấp trước về sắc dục (nghĩa là tư tưởng của chúng ta đã được thanh hóa đến mức độ đó), phải chăng nó sẽ dễ dàng nhìn ra những tư tưởng và dục vọng về sắc dục, khi và nếu chúng xuất hiện trong tư tưởng của chúng ta? Mặt khác, nếu chúng ta không chuyên tâm cố gắng điều chỉnh bản thân cho tốt, vậy, nếu chúng ta không theo dõi và chăm chúc các niệm của mình từ phút giây, vậy sự giãi đãi (lười biếng) sẽ tạo cho chúng ta lơ là với những niệm về sắc dục, nếu và khi chúng xuất hiện trong tâm trí của chúng ta.

Vậy chúng ta càng kém tinh thì chúng ta càng bị can nhiễu. Vì sao? Vì bất cứ về điều gì chúng ta nghĩ đến nó đều khai triển; nghĩa là, một niệm bất chính là một môi trường để phát triển nhiều những niệm bất chính khác — hoặc nói cách khác – chúng ta trở nên điều gì chúng ta nghĩ suốt ngày. Sự thật này phản ảnh suốt con người chúng ta, có nghĩa là, trong thân, tư tưởng và tâm ta.

Vì vậy nếu chúng ta giãi đãi trong việc quán xét các niệm của chúng ta, chúng ta chắc chắn sẽ chiêu mời những khó nạn không nói được vào trong cuộc đời mình. Nếu chúng ta cho phép những niệm bất chính hiện hữu trong chúng ta, chúng ta là đang cho phép chúng cấy rễ trong chính con người của chúng ta – nơi mỗi cấp không gian.

Và, khi chúng đã cấy rễ, phải chăng chúng ta đã chiêu mời những chúng sinh thấp kém và những vật chất thấp kém để chung hợp và bao quanh các cơ thể và trí óc chúng ta? Phải chăng chúng sẽ tạo ra những trắc nghiệm và những khó nạn không cần thiết, đó là kết quả của sự giãi đãi của chúng ta? Sư phụ nói trong Chuyển Pháp Luân: “Con người ta thu hút những điều xấu chính là vì những ý niệm bất chính của họ.”

Mỗi một tư tưởng, một xúc động, và dục vọng vừa phát khởi lên trong chúng ta là một cơ hội cho chúng ta tiến hoặc lùi trong việc tu luyện. Nếu chúng ta lưu giữ và giãi đãi trong những niệm, xúi dục đó, phải chăng chúng ta chịu thua cho chúng? Phải chăng chúng ta cố tình hoặc vô ý hạ thấp cấp của chúng ta.

Sư phụ nói trong Chuyển Pháp Luân: “Mỗi một trắc nghiệm, mỗi một khó nạn, đó là vấn đề chư vị có thể tiến hoặc lùi. Nó đã đũ khó rồi, nhưng nếu chư vị tự mình đi tìm và áp đặt thêm cho mình cái khó nạn này, thì làm sao chư vị có thể vượt qua được? Và có thể chư vị sẽ gặp những khó nạn hoặc đấu tranh vì đó.”

Vậy, về căn bản, “kiên định” không phải là một quan niệm mơ hồ nào đó, trái lại, nó là sự tu luyện mỗi một phút khắc mà chúng ta còn sống. Đó có nghĩa là, chung quanh chúng ta có một trường tư tưởng, chúng ta có khả năng vô cùng để thăng tiến tâm linh, hoặc ít hoặc không tiến chút nào. Vậy cách mà chúng ta đối xử với các niệm tưởng của chúng ta như thế nào đó là một vấn đề then chốt.

Con đường mà Sư phụ đã chọn cho chúng ta là một con đường chính. Đó là, chúng ta cần phải có chính niệm để lưu lại trên con đường chính đó, và ở lại trên con đường chính đó. Đó có nghĩa là, nếu có bất chính niệm đó là thật sự đang bước ra khỏi con đường đó. Và, như mọi người đều biết, nếu chúng ta không đi trên con đường mà Sư phụ đã an bày cho chúng ta, chúng ta phải đi trên con đường của cựu thế lực. Hơn nữa, nếu ưu tiên số một của chúng ta là đi trên con đường mà Sư phụ đã an bày cho chúng ta (và đi nó tốt), vậy nếu không có khả năng nhìn ra được những bất chính niệm của chúng ta thì nó sẽ là nhất định đặt chúng ta vào một sự tình huống bất lợi.

Nơi nào mà chúng ta có một niệm bất chính là nơi đó chúng ta có sự thiếu sót hoặc sơ hở. Vậy, phải chăng chính chúng ta đã cho cựu thế lực chính cái lý do để khủng bố chúng ta? Điều đó phải chăng khiến cho tương lai chúng ta bị nguy hiễm? Như lời Sư phụ chỉ điểm trong Chuyển Pháp Luân: “…một kết cuộc tốt hay xấu là đến từ một niệm.”

Như vậy kiên định phải có nghĩa là giữ vững sự quyết tâm của chúng ta để đi con đường của mình cho tốt, đó là, giữ chính niệm không ngừng. Chúng ta càng kiên trì giữ vững chính niệm, càng dễ để nhận định ra những niệm bất chính còn sót lại mà chúng ta vẫn còn mang quanh ta. Như vậy kiên định giữ một vai trò rất chủ yếu trong việc có thể đi con đường của chúng ta tốt hay không.

Vậy kiên định trong cái ý nghĩa chân chính nhất của nó là sự tự thức, suốt ngày, hoặc tối thiểu làm một sự cố gắng rất chân thành để tự thức. Một khi chúng ta khá trong việc nhìn ra niệm nào là của chúng ta và niệm nào là không phải của chúng ta, hoặc niệm nào của chúng ta là chính và niệm nào không, chúng ta sẽ nhận ra đời sống thật giản dị. Hơn nữa, chúng ta sẽ bắt đầu thưởng thức mọi điều mà chúng ta làm, kể cả những điều mà chúng ta thường trước đây hay than phiền.

Nếu chúng ta có chính niệm, chúng ta là đang trong Pháp và hành động theo Pháp. Như vậy, không thể nào sống dưới sự an bày của cựu thế lực cả. Sự thật, hành động theo Pháp là, trong và tự nó, hoàn toàn phủ nhận chính sự xuất hiện – chính sự hiện hữu – của cựu thế lực trong cuộc sống của chúng ta. Pháp tăng cường chính niệm và chính niệm kiên định giữ chúng ta kiên đinh trong Pháp. Như vậy làm sao mà cựu thế lực có thể thao túng đời sống chúng ta nữa? Phải chăng đó là thật sự phủ nhận sự hiện hữu của chính chúng?

Khi chúng ta làm tốt ba điều mà Sư phụ kêu chúng ta làm, chúng ta, thật sự, là đang nghĩ và hành động theo cách chính nhất mà một chúng sinh có thể làm. Chúng ta càng trở nên chính, thì càng dễ nhìn nhận ra những thành phần bất chính trong chúng ta. Như vậy, chúng ta dễ trở nên càng tinh tấn hơn trong việc thực hành ba điều mà Sư phụ kêu chúng ta làm. Cả hành trình là đi theo một vòng tròn.

Như vậy, có luôn luôn chính niệm, suốt ngày, là theo ý tôi rất quan trọng để đi tốt con đường của chúng ta. Và nếu chúng ta có thể thật sự làm điều đó, chúng ta chắc chắn sẽ có được sự tự tin tuyệt đối nơi chúng ta và trong sự xử sự hàng ngày của chúng ta. Nhưng sự tự tin này mà tôi nói đây là không phải sự tự tin của người thường – đó là sự tự tin của một đệ tử Chính Pháp. Một người thường rút sự tự tin của họ từ những thực hiện của họ, tên tuổi, danh vọng, địa vị, tiền của, và khả năng của họ để tiến lên và thực hiện những loại mục đích của người thường. Một người tu lấy sự tự tin của họ từ chính niệm, suốt ngày, nghĩa là sự tự tin của họ đến từ hành động theo Pháp – là ở trong Pháp.

Có người có thể cãi lại rằng, “Vì chúng ta còn ở trong thế gian con người, chúng ta chắc chắn có những niệm con người cho tới cùng, vậy chúng ta không luôn sẽ có chính niệm.”

Tôi đồng ý với lời tuyên bố này, tuy nhiên, không phải sự tu luyện chính là bước ra khỏi cấp con người, ra khỏi sự bất chính sao? Phải chăng đó là mục đích của sự tu luyện? Hơn nữa, những niệm bất chính mà sẽ còn lại trong chúng ta cho đến cuối của con đường tu của chúng ta là không cách nào làm cản trở chúng ta có một ý chí bất khuất để tiêu trừ mỗi bất chính niệm cuối cùng đó. Bất cứ một sự khiếm khuyết nào của cái hoàn hảo của chúng ta, nó là một hình thức của giãi đãi.

Kết luận: Khi chúng ta kiên định trong sự tu luyện của chúng ta, làm ba điều mà Sư phụ kêu chúng ta làm, sự sống của chúng ta sẽ trở nên những chứng tích của Pháp. Ví dụ, tôi thường hay nghĩ, “Ồ, bây giờ tôi phải đọc hai bài Chuyển Pháp Luân, hoặc “Ồ, bây giờ tôi phải ngưng việc tôi đang làm và phát Chính niệm..” Sự thật là tôi đang nhìn vào ba điều mà tôi phải làm (kể cả tập công) bằng những niệm con người, bằng bất chính niệm. Tôi chỉ là đọc sách cho lấy lệ, thực hành cái thói quen của một đệ tử Sư phụ Lý. Nó giống như cuộc hành trình tu luyện tự nó đã trờ thành một công tác của tôi, một công tác mà Sư phụ (chủ tôi) giao phó cho tôi ba điều để làm (làm ba điều) và tôi, như một người công nhân trung thành, thực hiện chúng một cách máy móc.

Sự thật, tôi không đang tu luyện tự tôi bằng Pháp, từ bên trong Pháp chút nào. Trái lại tôi chỉ đang tu luyện từ một ý tưởng ràng buộc ích kỷ. Ví dụ, luôn là, “Ồ vậy …tôi nghĩ là tôi PHẢI đi tập công bây giờ!” thay vì, “Thật là hay quá! Tôi có được cái may mắn vô cùng biết được làm sao làm 5 bài công pháp và cái tuyệt diệu là có thể làm chúng ngày hôm nay!”

Bây giờ mọi việc đều khác. Tôi đi ngủ chờ sáng thức giấc và bắt đầu ngày của tôi bằng phát chính niệm, tập Công và đọc Chuyển Pháp Luân, và làm sáng tỏ sự thật. Mỗi ngày thật sự trở nên hứa hẹn hơn ngày hôm trước – và tôi không nhìn thấy điểm chấm dứt! Nếu người ta kêu tôi viết xuống một câu ngắn cái cảm giác của tôi thế nào về con đường mà Sư phụ đã an bày cho tôi, tôi sẽ nói rằng : “Tôi đang thưởng thức cuộc đời của tôi!”

Xin chỉ điểm những gì không đúng. Cám ơn Sư phụ. Cám ơn mọi người!

 

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/6/14/61841.html.

Dịch ngày 15-6-2005, đăng ngày 20-6-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.


Share