Bài viết của Tiểu Liên

[MINH HUỆ 31-07-2002] Một học viên đã phải đối mặt với vấn đề như sau: Một trong những thân nhân của anh hiểu nhầm về những gì anh làm cho Đại Pháp. Để khuyên giải người đó và cho anh ta một ấn tượng tốt về Đại Pháp, học viên này đã tặng quà cho anh ta.

Sư Phụ giảng rằng:

“Cũng nói một cách khác, trong khi chúng ta giảng rõ chân tướng thì cũng cần phù hợp với khẩu vị của con người hiện đại để độ họ; bởi vì con người hôm nay, mức độ tin vào Thần của họ rất thấp, mức độ chuẩn mực đạo đức của họ cũng rất thấp; họ đã biết rõ là xấu rồi mà họ vẫn cứ làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida [2001], Hoa Kỳ)

Tuy nhiên, giảng chân tướng và Chính Pháp là những việc vô cùng thần thánh. Chúng ta không nên làm điều gì đó vô nguyên tắc bởi vì “mức độ tin vào Thần của họ rất thấp”. Quan niệm rằng “Tôi phải cho anh ấy biết sự thật, dẫu nó có nghĩa là tôi không thể đạt viên mãn” là không thể chấp nhận được. Đây không phải là “vị tha” mà là quá ư chấp trước. Ngoài ra, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể đạt viên mãn? Những người mà bạn cứu độ sẽ đi đâu?

Hiểu biết của tôi về “giảng chân tướng” là bao gồm hai phần: trực tiếp và gián tiếp. “Trực tiếp giảng chân tướng” là để mọi người khởi tâm sùng kính Đại Pháp thông qua tranh ảnh, từ ngữ,…trong khi “gián tiếp giảng chân tướng” là để mọi người liễu giải Đại Pháp thông qua hành vi hàng ngày của học viên. Hai bộ phận này là không thể tách rời và thực ra chúng là một. Nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh vào “trực tiếp giảng chân tướng” mà không chú ý tới tầm quan trọng của việc tạo ra một tấm gương mẫu mực nơi người thường, người ta sẽ hoài nghi về tính chân thật của “Chân Thiện Nhẫn”. Ai sẽ tin rằng đệ tử Đại Pháp là bất tư lợi, vị tha và luôn nghĩ tới người khác? Sự việc mà tôi đề cập ở trên là một ví dụ tốt. Ngoài ra, nếu chúng ta dùng thủ đoạn bất chính, chẳng phải là người khác sẽ bị làm tổn thương hay sao? Đó có phải là ích kỷ hay không? Thực ra, tôi nghĩ rằng đây là một biểu hiện của sự bảo hộ lấy mình giữa người thường. Ngược lại, nếu chúng ta chỉ chú ý tới “gián tiếp giảng chân tướng” mà quên mất tầm quan trọng của “trực tiếp giảng chân tướng”, thì những hành vi tốt của chúng ta sẽ chỉ được coi là “hành động văn minh” và không thật sự khiến người ta hiểu được sự thật.

“Nếu một người muốn trở thành người tốt, tiêu chuẩn tồn tại ở cõi không gian này là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay tương tự như vậy. Chúng đều bắt nguồn từ Chân Thiện Nhẫn, và có rất nhiều – không chỉ là những thứ này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sĩ [1998], bản dịch không chính thức).

“Rõ ràng là bởi vì đó là cách thức [tồn tại] của nhân loại, bởi vì chư vị, những con người đều muốn tự bảo hộ lấy mình bằng cách này, xã hội nhân loại đã bị đẩy đến bước này và đang trượt dốc nhanh chóng. Cho nên mọi người đều có trách nhiệm trong đó…Thực ra, ngôn từ và hành vi của chư vị đều đang phù hợp với trào lưu hiện đại. Nó cũng giống như bị cuốn theo dòng.” “Điều chúng tôi yêu cầu là chúng ta phải hành xử cho tốt, bắt đầu từ chính bản thân chư vị. Nếu mỗi người đều chắc chắn tự mình cư xử thật tốt, mọi thứ trong xã hội sẽ trở nên tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Phụ đạo viên tại Trường Xuân [1994], bản dịch không chính thức).

Chúng ta phải nghiêm khắc với chính mình và biểu hiện ra “chính niệm, chính hành”, để từ đó khiến thế nhân kính trọng Đại Pháp. Nói cách khác, chúng ta có thể giải được nút thắt trong tâm, và sử dụng chính niệm để tiêu diệt những nhân tố tà ác nơi không gian khác; từ đó khiến con người thế gian thực sự thức tỉnh. Bằng cách sử dụng chính hành, chúng ta có thể cho họ thấy hàm nghĩa chân thực của Đại Pháp. Đây là hy vọng cho tương lai của nhân loại. Tất cả những điều trên đều đến từ cái “ngộ” thuần chính của chúng ta về Đại Pháp.

Không phải ai ai cũng có thể được cứu độ, nhưng chúng ta phải làm hết sức mình. Đại Pháp là cực kỳ uy nghiêm và thần thánh. Chính chúng sinh phải lựa chọn [tương lai] cho mình trước Đại Pháp chứ không phải Pháp yêu cầu họ làm như vậy. Do đó, chúng ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ duy hộ sự uy nghiêm và thần thánh của Đại Pháp.

Trên đây chỉ là thể hội cá nhân của tôi, xin vui lòng chỉ ra những chỗ chưa thích hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/7/31/34104.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/8/11/25103.html
Đăng ngày: 06-12-2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên nghĩa.

Share