Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan

[MINH HUỆ 4-9-2018] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính, chào các bạn đồng tu!

Lần đầu tiên biết đến Pháp Luân Đại Pháp là vào năm tôi được 18 tuổi, tôi đã tham dự lớp học chín ngày. Khi ấy tôi chỉ gặp được các học viên lớn tuổi, nhưng may mắn thay ở trường đại học của tôi có lập một hội những người cùng tập Pháp Luân Đại Pháp, nhờ vậy tôi có thể giao lưu với các học viên đồng trang lứa với mình.

Sư phụ giảng:

“Tôi ở Trung Quốc đã giảng cho các học viên, tôi nói rằng rất nhiều người còn không biết, chư vị cảm thấy chư vị rất bình thường mà đến lớp học này nghe giảng, có lẽ vài kiếp trước, thậm chí mười mấy kiếp trước, vài chục kiếp trước chư vị đều đã phải chịu khổ để đắc Pháp này, (vỗ tay) chỉ là chư vị không biết. Có người để đắc được Pháp này đã từng bị chặt đầu. Trong tu luyện tôi đã hết sức khuyến thiện, dẫn dắt chư vị, là bởi vì tôi biết trong lịch sử chư vị là ai, cũng biết rằng chư vị đã phó xuất rất nhiều để hôm nay đắc Pháp, [nếu] tôi không dạy chư vị như vậy cũng có lỗi với bản thân chư vị.” (Giảng Pháp lần thứ nhất tại Mỹ quốc [1996])

Tôi đã may mắn được tham dự lớp học này. Qua học Pháp, tôi hiểu được rằng sứ mệnh của một học viên Pháp Luân Đại Pháp là mang chân tướng về Đại Pháp đến cho mọi người. Vì vậy, tôi đã nói cho các bạn cùng lớp nghe về Đại Pháp. Hầu hết mọi người đều có phản hồi tích cực.

Thông qua việc tiếp xúc với mọi người, tôi ngộ được rằng để giúp mọi người hiểu được chân tướng, một người không cần phải có kỹ năng nói chuyện tốt cũng có thể làm được. Bí quyết là kết nối với tâm mọi người, ôm giữ từ bi, tin vào Sư phụ và Pháp. Miễn là người đó có tâm thực sự muốn tu luyện, mọi thứ sẽ thay đổi tích cực và kết quả sẽ tốt.

Gần trường đại học của tôi có một nhà hàng, rất nhiều khách du lịch Trung Quốc đã đến đó ăn. Do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp tàn bạo vào năm 1999, nên để họ có thể biết chân tướng về môn tu luyện này là việc vô cùng quan trọng vì họ đã bị ĐCSTQ lừa dối.

Mặc dù lúc đầu không biết phải làm thế nào để giảng chân tướng, nhưng tôi đã chỉ cầm một tấm bảng trên đó có dòng chữ Đại Pháp hảo, để người Trung Quốc trên các chiếc xe buýt có thể đọc được. Nhiều người đã chụp hình lại, đọc nó và cuối cùng biết được chân tướng.

Lúc đầu, nhiều người trong số họ, gồm cả hướng dẫn viên, giữ một thái độ xấu đối các với học viên. Nhưng chúng tôi không bị động tâm và tiếp tục trưng bảng. Chúng tôi chào họ bằng một nụ cười. Khi trời mưa chúng tôi lấy ô che cho họ tại cửa xe buýt. Họ đã bị xúc động trước lòng tốt của chúng tôi, điều này đã khích lệ chúng tôi. Không lâu sau hướng dẫn viên du lịch đã thay đổi thái độ của anh ấy, cúi đầu chào và đưa ngón tay cái lên tỏ thái độ khen ngợi.

Tiến gần đến Đại Pháp nhưng lại chưa tiến nhập vào Đại Pháp

Mặc dù đã tham gia vào rất nhiều hạng mục Đại Pháp, nhưng tôi vẫn chưa thực sự tu luyện. Tôi đã không tận dụng được những cơ hội hàng ngày để cải thiện hành vi của mình, và không học Pháp tốt. Kết quả là tâm tính của tôi đã không đề cao, những tạp niệm bám rễ trong tâm tôi. Tôi bị tâm sợ hãi khống chế và các chấp trước tăng trưởng.

Khi mới bắt đầu luyện công, trong lúc ngồi đả toạ tôi cảm thấy có một luồng năng lượng mạnh mẽ. Nhưng sau một thời gian, những chấp trước và quan niệm của tôi đã chế ngự tôi. Chúng xuất hiện khi tôi ngồi đã toạ và tôi cảm thấy buồn ngủ khi học Pháp. Tôi đã buông lơi và không vượt qua được khảo nghiệm trong vài năm. Tôi cảm thấy thống khổ về điều này và hối tiếc vì đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để giúp mọi người minh bạch chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“…[nhưng] chư vị cần phải coi bản thân mình như là người tu luyện! Tự thân chư vị chủ động học Pháp! Chư vị không học Pháp thì chư vị làm sao thực thi những việc này? Chư vị nói ‘ta có thể’. Dựa vào tư tưởng giảo hoạt và cơ trí của con người mà làm, thì bảo đảm chư vị làm không nổi, tại sao? Chư vị ở nơi người thường làm các việc kinh doanh, các việc trong công tác thì có thể đều được, nhưng chính những việc này thì không được, là vì lời chư vị nói ra không có năng lượng, không ở tại Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2016)

Sau khi đọc đoạn Pháp trên, tôi nhận ra rằng nhiều năm qua tôi đã đến gần Đại Pháp nhưng chưa thực sự bước vào Đại Pháp. Tôi đã không chân chính hướng nội tu và đề cao tâm tính. Giống như đi vòng quanh cánh cửa tu luyện nhưng không bước vào. Tôi nghĩ về điều này và tự hỏi: “Mình có dừng lại và hướng nội khi gặp mâu thuẫn không? Tôi có hướng nội để tìm xem mình có vấn đề tương tự mà mình nhìn thấy ở người khác không? Tôi có nhớ lời Sư phụ dạy khi gặp phải khổ nạn không?

Sư phụ đã viết:

“Công tu hữu lộ tâm vi kính

Đại Pháp vô biên khổ tố chu.”

(Pháp Luân Đại Pháp, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

Pháp Luân Đại Pháp

“Tu luyện có đường tâm là tắt

Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền”

Vì lý do này khác tôi đã quên mất rằng khổ nạn chính xác là “chuyến phà” đưa các học viên đề cao trong tu luyện. Tuy nhiên, để tránh xung đột, tôi đã cố gắng để trở thành “một đứa trẻ ngoan” và đáp ứng những mong đợi của người khác. Nhưng liệu nó có xuất phát từ tâm của tôi hay chỉ ở ngoài mặt? Không có khổ nạn, sao tôi có thể đề cao? Hướng nội đã đưa tôi đến một kết luận rằng tôi đã tự bọc mình trong một lớp mền giả dối để che giấu mình trong một thời gian quá dài.

Không lâu sau khi phát hiện ra, tôi đã đọc một bài chia sẻ trên Minh Huệ có nhan đề “Tiếng than khóc của ‘Bất Chân.’” Nó đã khiến tôi bị sốc. Tôi luôn tin rằng mình đã dùng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn như được nêu ra trong Chuyển Pháp Luân để đối đãi với mọi người. Nhưng sau khi đọc bài chia sẻ đó, tôi nhận ra rằng tính không trung thực vẫn tồn tại trong tâm tôi và Sư phụ đang dõi theo, chờ tôi đồng hoá với các nguyên lý mà Ngài đã dạy.

Không có gì là ngẫu nhiên

Tôi có một bạn đồng nghiệp luôn thích tranh luận bảo vệ quan điểm của mình cho đến khi người khác phải chịu thua và đồng ý với anh ấy. Mặc dù luôn giữ thái độ hoà ái với anh, nhưng tôi không thích thái độ của anh, anh đã làm tôi bực mình và có những cảm giác tiêu cực đối với anh. Thi thoảng những lời của anh khiến tôi bực mình đến mức muốn động tay chân hay “khẩu chiến” với anh. Đằng sau vẻ ngoài tử tế, tôi đổ lỗi và oán hận anh. Tôi muốn phơi bày mọi thiếu sót của anh và khiến anh phải câm lặng.

Cuối cùng, tôi nhìn thấy tâm tranh đấu của mình giống hệt như tâm của anh. Nếu tôi không có tâm tranh đấu thì sao hành vi của anh có thể động đến tôi được? Không có gì là ngẫu nhiên cả. Có thể Sư phụ đã an bài cho anh ở đó để giúp tôi học từ anh và đề cao.

Sư phụ giảng:

“Không có những ma nạn ấy hỏi chư vị tu ra sao? Mọi người ai với ai cũng tốt, không có xung đột về lợi ích, không có can nhiễu nhân tâm, chư vị ngồi nơi kia [hỏi] tâm tính đề lên cao là sao? Như thế không thể được. Con người phải qua thực tế mà thật sự ‘ma luyện’ bản thân mới có thể đề cao lên.” (Chuyển Pháp Luân)

Thông thường tôi chỉ nhận thức được những thiếu sót của mình sau khi thấy chúng phản ánh ở người khác. Điều thú vị là sau khi tìm được chấp trước của mình, thì những cảm giác tiêu cực liền biến mất. Khi nhận ra sự thiếu trung thực, không tử tế và thiếu khoan dung của mình, thì tôi tự bảo bản thân và Sư phụ rằng tôi không muốn chúng. Nếu tôi thật sự khó bỏ được chúng, tôi sẽ học Pháp nhiều hơn. Bằng quyết tâm của mình, được củng cố bằng việc học Pháp, tôi có thể buông bỏ mọi thứ.

Sư phụ giảng:

“Chỉ cần chư vị đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua; chỉ e bản thân chư vị không muốn vượt qua; muốn vượt qua thì vượt qua được. Do đó sau này khi gặp mâu thuẫn, chư vị không được coi đó là ngẫu nhiên. Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại [một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị. Chỉ cần chư vị coi mình là người luyện công, chư vị sẽ có thể xử lý chúng được tốt.” (Chuyển Pháp Luân)

Tìm ra những thiếu sót của chính mình giúp tôi hiểu được Chân – Thiện – Nhẫn sâu sắc hơn. Trước kia tôi đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội vì tôi đã không hướng nội.

Tôi muốn chia sẻ đoạn Pháp này của Sư phụ để khích lệ các đồng tu:

“Đây là bộ chân Pháp quý giá không gì sánh nổi mà hàng trăm nghìn năm nay con người muốn biết nhưng lại không được truyền. Con người ấy, những thứ trân quý mà chư vị đang theo đuổi [chư vị] chỉ đắc được một chút xíu, thậm chí chỉ một câu, chư vị cũng đã quý tiếc khôn tả rồi, cả đời chư vị đều sẽ không quên. Nếu thứ còn trân quý hơn tới rồi, thậm chí khi tôi bày ra toàn bộ cho chư vị, ngược lại chư vị lại cảm thấy sao mà dễ đắc được đến vậy, do vậy có người không biết quý tiếc. Con người thông thường khi dễ dàng đắc được thứ gì thì có cái bệnh là không thật trân quý [nó]. Nhưng mà, tôi nói với mọi người rằng, cũng không còn cách nào khác. Tôi không thể để mỗi người đi khắp nơi để tìm tôi, tôi chỉ có thể đem hết thảy điều này cấp cả cho chư vị, để cho mọi người biết, để cho nhiều người hơn nữa biết, một lần nữa lấy duyên nối lại, cũng chỉ có thể làm như vậy, quý tiếc hay không quý tiếc là việc của cá nhân chư vị, chư vị là có duyên từ trước. Con người có năng lực phân tích, chư vị xem thấy Lý này tốt hay không tốt, tôi nghĩ rằng, ai ai cũng đều có Phật tính, chư vị tự mình ngộ là được rồi. (Vỗ tay)” (Giảng Pháp lần thứ nhất tại Mỹ quốc [1996])

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/4/373354.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/6/173533.html

Đăng ngày 21-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share