Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 3-9-2018] Một ngày khi về nhà để ăn trưa, tôi đã bị động tâm khi nhìn thấy hình dáng gầy gò của chồng mình. Anh cũng là một học viên và đang phải chịu đựng nghiệp bệnh. Tôi đã cố gắng nghĩ đủ cách để giúp anh nhưng chỉ có thể nghĩ ra những phương cách của người thường.

Sau bữa trưa tôi quay lại làm việc nhưng không muốn làm gì cả. Tôi vẫn nghĩ về chồng mình. Sau đó, tôi nhận ra mình đã không thật sự tin vào Sư phụ! Tôi tiếp tục nghĩ: Không biết Sư phụ có thật sự quan tâm đến mình không? Không biết Sư phụ có thực sự vĩ đại và đầy uy lực không? Tại sao mình lại phải tin vào Sư phụ?

Tôi cũng nhận ra rằng bất cứ khi nào phải đối diện với thử thách trong tu luyện, niệm đầu tiên của tôi là quan niệm người thường, sau đó tôi mới nghĩ đến Sư phụ. Lý do tôi không thể vượt qua một số khảo nghiệm và tại sao những khảo nghiệm khác cứ kéo dài là vì tôi không tin vào Sư phụ và năng lực của Ngài. Tôi đã tu luyện nhiều năm rồi, nhưng vẫn không nhìn thấy bất cứ điều gì ở các không gian khác. Tôi chưa được trực tiếp gặp Sư phụ. Tại sao tôi lại phải tin Ngài? Khi có những suy nghĩ này, mọi thứ trong tôi đều sụp đổ. Tôi không thể làm việc được vì thế tôi đã về nhà sớm.

Nhìn lại con đường tu luyện của bản thân

Sau khi trở về nhà, tôi bình tĩnh nhìn lại việc tu luyện của mình từ lúc mới bắt đầu và cố gắng chậm rãi hiểu nó. Tôi nhớ lại lúc mình bị bắt giữ bất hợp pháp vào năm 1999, chồng tôi đã đến gặp tôi. Anh hỏi tôi: “Em có nghĩ Pháp này là thật không?“

Tôi nói: “Nếu không thật, em sẽ đập đầu mà chết.”

Chồng tôi nói: “Đừng quản thật giả. Cũng đừng tự sát. Bất kể thế nào, anh vẫn sẽ chờ em. Em phải thật tốt đấy!” Tôi nhận ra rằng mình đã không tin chắc về Pháp kể từ thời điểm đó.

Bất cứ khi nào niềm tin của tôi vào Sư phụ bắt đầu lay động, tôi liền hướng nội và tìm lại những kỷ niệm cùng những bài giảng giúp củng cố niềm tin của tôi vào Pháp. Ví dụ như, tôi nghĩ về việc tu luyện Pháp Luân Công đã chữa được một căn bệnh nghiêm trọng mà tôi từng mắc như thế nào. Và Sư phụ đã lập tức trả lời rất nhiều câu hỏi tại các Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm. Liệu một người bình thường có thể làm được điều đó không? Ngoài ra, tôi là người có tâm sợ hãi. Tuy nhiên, khi gặp khổ nạn, tôi liền lập tức có nhiều chính niệm. Tôi cảm thấy Sư phụ đang giúp mình.

Sau 19 năm tu luyện, tôi thấy rằng không một suy nghĩ nào trước đây từng giúp tôi củng cố niềm tin vào Sư phụ mà hiện giờ còn có tác dụng nữa.

Một học viên đã đưa ra một câu hỏi về việc tín Sư tín Pháp:

“Hỏi: Điều kinh nghiệm thâm sâu nhất của các học viên tu lâu đối với Pháp đều là kiên định và tin vào Sư phụ. Con muốn hỏi, kiên định và tín tâm ấy có nguyên lai rốt ráo từ đâu? Vấn đề này làm chồng của con thắc mắc từ rất lâu nay. Làm thế nào mới có thể tu thành kiên định và tín tâm không gì sánh được đối với Pháp.

“Sư phụ: Tín hay bất tín là niệm lý trí của con người, không phải là điều gì đó do tôi cấp cho chư vị, cũng không phải là chư vị thông qua thủ pháp nào đó mà đạt được đến một trạng thái nào đó. Các đệ tử Đại Pháp đều có tín niệm kiên định đối với Đại Pháp; đối với đệ tử Đại Pháp thì [đó] là [cách nói] hình dung [vậy thôi]; tín tâm kiên định của họ đối với Đại Pháp là từ nhận thức một cách có lý tính mà [thành] tín tâm kiên định, chứ không phải do một nhân tố nào đó có tác dụng nên người ta thành như vậy.”

“Còn ‘chính tín’ của các đệ tử Đại Pháp là trạng thái của Thần, là do ngộ có lý trí đối với chân lý mà tạo thành, là trạng thái của Thần của bên đã tu luyện xong, chứ quyết không phải là [điều gì] mà nhân tố bên ngoài nào đó có thể khởi tác dụng. Không phải vì [muốn] vững tin nên vững tin, vì [muốn] kiên định mà kiên định thì không làm đến đó được.”

“Học viên là đều từ Pháp lý mà nhận thức thăng hoa lên trên; [như thế] mới có thể trở thành tinh tấn hơn, mới có thể kiên định vào Pháp đến như vậy. Đó không phải là nhân tố bên ngoài, cũng không phải nghĩ rằng có cách nào đó có thể đạt đến đó được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York 2003)

Sau khi đọc bài giảng Pháp của Sư phụ, tôi biết rằng những quan niệm người thường không có chỗ trong Đại Pháp. Tôi tự nhủ, làm sao để mình có thể đạt được trạng thái tin tưởng Sư phụ vô điều kiện?

Đại Giác tâm cánh minh,

Đắc Pháp thế gian hành.

Du du số thiên tải,

Duyên đáo Pháp dĩ thành.

(DuyênHồng Ngâm)

Tạm dịch:

Tâm đại giác rất sáng,

Đắc Pháp thế gian hành.

Thuận số qua nghìn năm,

Duyên đến Pháp sẽ thành.

Liệu tôi có xem tu luyện là bộ phận quan trọng nhất trong cuộc đời mình không? Tôi thường đặt các nghĩa vụ thường ngày lên hàng đầu. Khi làm xong các việc thường ngày, tôi mới đọc Pháp. Tôi đã không đặt Đại Pháp lên hàng đầu. Tôi đã không trân quý hay chú trọng đến Đại Pháp. Nếu tôi xem Đại Pháp còn quan trọng hơn tính mạng mình, thì liệu tôi có không đặt tâm học Pháp và luyện công không? Tôi sẽ còn lười biếng sao? Đây là gốc rễ của vấn đề.

Bất cứ khi nào có chuyện xảy ra, tôi luôn hỏi điều tôi cần ở Pháp và Sư phụ là gì. Nếu không có được nó, tôi sẽ nảy sinh tâm oán hận. Đó không phải là lý do căn bản khiến một số người từ bỏ tu luyện hoặc đi chệch đường hay sao?

Làm sao để chúng ta có thể đạt được trạng thái không nghi ngờ Sư phụ? Chúng ta nên thực hành “vô vi” (Chuyển Pháp Luân) cũng như “vô sở cầu nhi tự đắc”, (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney) và học Pháp nhiều hơn. Khi trải qua một khổ nạn, đó là lúc khảo nghiệm để xem đức tin của một người vào Đại Pháp có đủ mạnh hay không.

Sư phụ giảng:

“Ngộ trước thấy sau”

“Ấy vậy vị ‘thượng sỹ’ dù thấy hay không, vẫn dựa vào Ngộ mà viên mãn.” (Vì sao không được thấyTinh Tấn Yếu Chỉ)

“Người tu luyện cần có chuẩn bị về tinh thần, mong muốn ‘chính tâm’, trước mang ‘thành ý’.” (Pháp Luân Công)

Chúng ta tu luyện trong cái mê nơi thế gian con người, và Sư phụ sẽ không triển hiện thần thông để chúng ta tin. Chúng ta phải ngộ và tin tưởng vô điều kiện. Tin mà có điều kiện thì là một lậu!

Tôi đang ngộ được những nhận thức mới và tìm ra nhiều thiếu sót của mình mỗi ngày. Tôi nhận ra rằng Sư phụ thấy tôi vẫn còn rất nhiều chấp trước người thường và nhiều vấn đề còn bám rễ rất sâu, vì thế Ngài đã điểm hoá cho tôi. Miễn là tôi cố gắng một cách nghiêm túc, Sư phụ sẽ điểm hoá các nguyên lý mà tôi nên biết và các chấp trước cần phải loại bỏ.

Trên đây là những thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không ở trong Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/3/373300.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/5/172719.html

Đăng ngày 26-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share