Bài viết của Vạn Hạnh, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-8-2018] Tôi bị bắt giam vào năm 2009 vì tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Trong trại tạm giam ở Bắc Kinh, tôi đã chứng kiến một sinh mệnh có thể cải biến ra sao khi tin vào Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp.

Học thuộc các bài thơ trong “Hồng Ngâm” đắc phúc báo

Có lần, khi tôi bị chuyển sang phòng giam khác, có một cô gái trẻ khá đặc biệt khiến tôi chú ý. Cô ấy dường như xuất thân trong một gia đình khá giả và có nền tảng giáo dục tốt. Cô ấy hiếm khi ra khỏi giường, hay mất ngủ và thường ngồi tựa vào tường suốt đêm. Tôi nghe phong thanh rằng cô ấy có liên can đến một vụ bê bối tài chính lớn và có thể bị ngồi tù ít nhất 10 năm.

Cô ấy bị cận thị nặng nên nếu không đeo kính cô ấy không nhìn rõ gì cả. Trại giam lại không cho mang kính vào, nên cô ấy không thể tự chăm sóc bản thân. Tôi chỉ có thể hình dung nỗi đau tinh thần dằn vặt cô ấy mỗi ngày.

Tôi cố gắng hết sức để giúp đỡ cô ấy. Trước khi cô ấy ra khỏi giường, tôi sẽ đặt đôi giày của cô ấy ở cạnh giường và hướng dẫn cô. Tôi cũng giặt đồ và cắt móng tay, móng chân cho cô ấy, dần dần chúng tôi trở thành bạn bè, và cô ấy dạy tôi tiếng Nhật.

Tôi dạy cô ấy các bài thơ tiếng Hán. Tôi bắt đầu với những bài thơ nổi tiếng của Bạch Cư Dị và Nhạc Phi. Sau đó tôi nói về Pháp lý Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp và cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cô ấy thành tâm thoái xuất khỏi các tổ chức Đoàn, Đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tôi dạy cô ấy vài bài thơ trong sách “Hồng Ngâm” của Sư phụ Lý. Cô ấy rất thích và học thuộc trên 20 bài. Luật sư của cô ấy đến thăm và nhắc cô chăm sóc bản thân. Cha mẹ của cô thì e rằng tinh thần cô ấy có thể không tỉnh táo trong trại giam. Cô ấy liền nhẩm một bài thơ của Sư phụ cho vị luật sư đó nghe:

“Tâm bất tại yên – Dữ thế vô tranh.
Thị nhi bất kiến – Bất mê bất hoặc.
Thính nhi bất văn – Nan loạn kỳ tâm.
Thực nhi bất vị – Khẩu đoạn chấp trước.
Tố nhi bất cầu – Thường cư đạo trung.
Tĩnh nhi bất tư – Huyền diệu khả kiến.” (Đạo Trung)

Diễn nghĩa:

“Tâm chẳng để nơi này – chẳng tranh đấu với đời.
Thị (nhìn) mà chẳng kiến (thấy) – chẳng mê chẳng hoặc (nghi).
Thính (nghe) mà chẳng văn (nghe thấy) – tâm này khó mà rối loạn được.
Thực (ăn) mà chẳng [theo] vị – miệng dứt hết chấp trước.
Làm [công chuyện] mà chẳng mong cầu – mãi luôn ở trong Đạo.
Tĩnh mà chẳng tư (nghĩ ngợi) – có thể thấy/chứng được những điều huyền diệu.” (Ở trong đạo)

Vị luật sư cảm thấy nhẹ nhõm sau khi nghe điều này và hỏi cô ấy đã học bài thơ hay này từ đâu. Cô ấy nói: “Hãy nói với cha mẹ tôi đừng lo lắng cho tôi. Tôi đã gặp một học viên Pháp Luân Công, người đó đã dạy tôi đọc thơ mỗi ngày. Những bài thơ đó đã khiến tâm tôi rộng mở và ngập tràn thiện niệm. Tôi không còn lo lắng nữa và bây giờ có thể ngủ được rồi.”

Có hơn 50 người chen chúc trong mỗi buồng giam, vì thế không gian nơi này rất chật chội. Các tù nhân thỉnh thoảng vô tình va vào tôi trong lúc tôi đang luyện tĩnh công, nên cô gái trẻ này đã quyết định ngồi trước tôi để tôi có thể tĩnh tâm tọa thiền mà không bị ai làm phiền.

Buổi sáng ngày diễn ra phiên tòa xét xử cô ấy, một tù nhân trong cùng buồng giam đã tặng cô ấy một viên kẹo chúc may mắn. Cô ấy không nhận và nói với tôi: “Em không tin một viên kẹo có thể làm được gì. Vì em thuộc nhiều bài thơ Pháp Luân Công nên tâm trí của em sáng suốt và bình tĩnh. Em biết rõ mình nên đối diện với phiên xét xử hôm nay như thế nào.”

Sau phiên tòa, cô ấy được gia đình gửi cho hai túi lớn quần áo phòng trường hợp cô ấy bị bỏ tù. Các lính canh để mắt đến cô ấy vì họ sợ cô ấy có thể tự vẫn. Cô ấy không nói gì về phiên xét xử và chỉ muốn học nhiều bài thơ hơn trong sách Hồng Ngâm. Bây giờ cô ấy đã thuộc được 54 bài.

Khoảng 10 ngày sau, cô ấy được gọi tên và được bảo thu dọn đồ đạc: cô ấy được thả về nhà. Không ai có thể tin được. Sau khi nhận ra những gì đang xảy ra, cô ấy ôm chầm lấy tôi, nước mắt chảy dài trên mặt. Con xin cảm tạ Sư phụ vì đã ban thiện báo cho cô ấy sau khi cô ấy chấp nhận chân tướng Pháp Luân Công.

Tán dương và kính trọng Đại Pháp

Một hôm sau bữa trưa, bốn tù nhân phụ trách buổi ăn trưa vô tình làm rớt khăn lau chén xuống bồn cầu khiến nó bị tắc. Họ không dám nói với các lính canh bởi họ sẽ bị phạt vì sự bất cẩn này. Hình phạt thông thường là bị bắt đứng hàng giờ liền và không được phép ngủ. Hai phụ nữ đó sợ hãi và bật khóc.

Sư phụ đã dạy chúng ta ở đâu cũng phải làm một người tốt và phải biết nghĩ cho người khác trước. Tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ dùng tay để lấy cái khăn ra, nhưng bồn vệ sinh rất bẩn, nhưng chẳng phải tôi tu thiện sao? Tôi phải phải thiện và giúp đỡ người khác.

Vì vậy, tôi không do dự nữa và thay quần áo bước vào, tóm lấy cái khăn và kéo nó ra. Các tù nhân vui mừng hoan hô: “Pháp Luân Công thật tuyệt vời!”

Bình thường họ hay gọi tôi là “Pháp Luân Công”. Bốn tù nhân phụ trách bữa cơm trưa là những người vui mừng nhất. Họ đưa tôi xà phòng và khăn để tôi tắm gội. Tôi ngạc nhiên bởi sự can đảm của chính mình. Nếu không học Pháp trong nhiều năm, tôi không thể nào làm được việc đó.

Sau khi chứng kiến điều đó, nhiều tù nhân trong phòng giam đã bắt đầu học các bài thơ “Hồng Ngâm” cùng tôi. Ngày càng nhiều người nhanh chóng tham gia, và tôi không có đủ thời giờ để dạy từng người một. Cuối cùng, tôi chọn ba cô gái trẻ và dạy họ một số bài thơ, để họ có thể dạy lại cho những người khác.

Một hôm, tôi nhẩm một bài thơ trong “Hồng Ngâm II”:

“Phản bức hại
Cứu độ chúng sinh
Thần đạo hành.” (Đại Pháp Hành (Tống Từ))

Diễn nghĩa:

“Phản đối bức hại
Cứu độ chúng sinh
Hành sự trên con đường của Thần.” (Hành Trình Đại Pháp (thơ từ thời nhà Tống))

Một tù nhân kinh ngạc nói: “Pháp Luân Công thật tuyệt vời, trong khi phản bức hại mà vẫn có thể cứu người!” Họ vô cùng kính trọng và tán tụng Đại Pháp.

Sự ân hận của một cô gái trẻ

Theo quy định mỗi đêm phân công bốn người, chia thành hai tổ để trực ban, họ sẽ đi vòng quanh quan sát vào ban đêm. Họ luôn đánh thức tôi dậy lúc 11 giờ 50 tôi để phát chính niệm. Sau đó, khi cảnh sát canh tù biết được, họ đe dọa những người phụ nữ này rằng họ sẽ hủy cơ hội giảm hạn tù cho họ. Tuy nhiên, các tù nhân đó không hề lo lắng, và tiếp tục đánh thức tôi dậy khi đến giờ phát chính niệm.

Một trong những tù nhân đó là một cô gái di cư trẻ đã từng làm việc trong quán bar. Cô ấy gặp gỡ phó trưởng đồn cảnh sát, và họ kết hôn tại quê nhà của cô ấy. Tuy nhiên, cô ấy không hay biết rằng người đàn ông đó đã có vợ. Ngay lúc hai người đang chuẩn bị mở một quán bar thì có người tố cáo cuộc hôn nhân bất hợp pháp của họ với chính quyền. Cô gái đã bị bắt và buộc tội mại dâm.

Cô ấy nói: “Nếu sớm được biết những gì chị dạy em hôm nay và sống chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn làm người tốt, thì ngày hôm nay em đã không bị cảnh ngục tù này. Không biết tương lai em sẽ ra sao với tiền án tiền sự này? Gia đình và bạn bè của em thấy em đã kết hôn, nhưng nó là bất hợp pháp. Tuy nhiên, mặt tích cực là em sẽ không biết về Pháp Luân Công nếu em không bị giam ở đây. Lúc trước ở ngoài kia, khi nói về Pháp Luân Công, em lập tức sẽ tin vào những lời dối trá và tuyên truyền bịa đặt của ĐCSTQ, và cho rằng các học viên Pháp Luân Công là những kẻ ngốc. Nhưng bây giờ nhìn lại, em thấy rằng người ngốc thật sự là những ai từ chối nghe chân tướng.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/29/372756.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/7/172744.html

Đăng ngày 17-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share