[MINH HUỆ 08-06-2009]

1. Bức hại tại Trại lao động cải tạo nữ Hắc Chủy Tử, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm

Tháng 3 năm 2009, Trại lao động cải tạo nữ Hắc Chủy Tử đã từ chối trả tự do cho một đệ tử Pháp Luân Công ở Đội 4 mặc dù hạn tù của cô đã chính thức kết thúc. Trái lại, chúng còn tự ý kéo dài hạn tù và đánh đập cô. Để phản đối, các đệ tử Pháp Luân Công khác tại Trại đã đình công không lao động, không mặc đồng phục và đeo biển tên, không lên tiếng khi điểm danh. Những đệ tử kiên định này đã bị trả thù, bị tra tấn trên cái gọi là “giường tử thần”.

Ngày 20 tháng 3 năm 2009, các đệ tử Pháp Luân Công ở Đội 2 cũng tham gia hình thức phản đối này. Trong đó có Kim Anh Thạch, Mạnh Xuân Phương, Tần Tú Lệ, Hứa Cần, An Phượng Hương, Trương Thục Tiên, Lưu Lệ Hoa, Lưu Thục Mai, Triệu Quế Bình, Chu Thục Chi, Trương Tú Cần và Trương Ngọc Nga. Sau đó Kim Anh Thạch bị 2 quản giáo là Lưu Liên Anh và Nhâm Phong giải đến phòng bảo vệ của nhà tù. Rất nhiều quản giáo đã la hét, đánh đập và cố gắng cưỡng ép cô mặc đồng phục nhưng cô kiên quyết kháng cự. Sau 6 ngày liên tiếp bị tra tấn, cô phải nằm liệt giường và không thể tự đi ăn được. Trong khi đó, Mạnh Xuân Phương và Trương Thục Tiên phải đứng áp mặt vào tường trong một thời gian dài. Xương sườn của An Phượng Hương bị gẫy do bị Lưu Liên Anh và Vương Tiểu Linh đánh đập.

Sáng chủ nhật, ngày 22 tháng 3, Lưu Liên Anh đang trong phiên trực nhận thấy 2 đệ tử Trương Thục Tiên và Lưu Liên Hoa không làm việc, cũng không mặc đồng phục. Bà ta bắt họ ra đứng ở hành lang và sai một người ra giám sát.

Ngày 23 tháng 5, đệ tử Khương Quế Vân-đang bị biệt giam, vì hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo” nên đã bị trói vào “giường Tử thần” và bị tiêm một loại thuốc không xác định. Đột nhiên, quản giáo Mã Thiên Thù, người thực hiện việc tiêm thuốc, lại bị đau buốt ở vùng thắt lưng và phải bỏ đi tìm thuốc.

Lôi Tiểu Đình, một đệ tử ở thành phố Trường Xuân bị đưa đến Trại lao động cải tạo nữ Hắc Chủy Tử tháng 4 năm 2009. Vì cô luôn kiên định trong thời gian kết án nên bị biệt giam ngay từ đó. Vào ngày 9 hoặc ngày 10 tháng 4, cô bị Nhâm Phong và Trương Tiểu Huy giải đến phòng bảo vệ nhà tù. Tại đây Trương Tiểu Huy đã la hét cô và tuôn ra một tràng chửi rủa Pháp Luân Công. Ngay tối đó bà ta bị một cơn đau dữ dội trong dạ dày, có lẽ phải hoàn trả nghiệp lực. Sáng hôm sau bà ta phải dậy từ 4 giờ để đến bệnh viện nhưng cơn đau vẫn kéo dài trong nhiều ngày.

2. Nhân viên Phòng quản lý đánh đập các đệ tử

Ngày 19 tháng 9 năm 2007, 4 nhân viên Phòng quản lý đã đến Đội 3: Yue (nữ), trưởng Phòng quản lý, số hiệu 2200193; Xu, thư ký hành chính, số hiệu 2200195 và 2 người nam nhân viên khác. Một trong 2 người là Chen, khoảng chừng 55 tuổi, sổ hiệu 2200147. Chen nói: “Nhanh lên. Chiều nay và mai chúng ta vẫn sẽ có nhóm khác đến.” Chúng không bỏ lỡ thời gian để tra tấn các đệ tử. Chen đấm vào mặt, đi giầy da nặng dẫm lên đầu ngón chân họ và dùng dùi cui điện đánh đập tàn nhẫn xuống phần dưới lưng. Nhân viên tẩy não của Đội 3, Kim Lệ Hoa, cũng tham gia vào vụ này. Số hiệu của Kim là 2200292.

Chúng chọn 3 đệ tử (độ tuổi 35, 47 và 59) từ 3 nhóm khác nhau và đánh họ bằng dùi cui điện vì họ vẫn kiên định tu luyện Pháp Luân Công trong Trại lao động. Chúng hỏi họ còn tiếp tục tập Pháp Luân Công hay không và khi nhận được câu trả lời là không, chúng tiếp tục sốc điện. Chúng liên tục sốc điện cho đến khi nạn nhân chịu ký tên vào bản thỏa thuận hứa sẽ từ bỏ Pháp Luân Công.

3. Các đệ tử buộc phải lao động trong thời gian dài quá mức dù đang bị ốm

Theo quy định tại Trại lao động, tù nhân chỉ làm việc từ 3 đến 6 tiếng một ngày. Thực tế, họ phải làm việc từ 7:10 đến 10:40 sáng, từ 12:00 đến 4:40 chiều và từ 5:10 đến 7:10 tối. 9.5 tiếng lao động này không có thời gian nghỉ. Một ngày làm việc chỉ kết thúc vào 9h tối. Thậm chí tù nhân bị ốm hay cao huyết áp cũng phải tuân theo hệ thống giờ giấc này.

Đệ tử Vinh Xuân Linh, 55 tuổi, bị chứng cao huyết áp. Trong khoảng thời gian từ ngày 2 tháng 2 đến 22 tháng 5, bà bị buộc phải lao động quá mức đến nỗi thường xuyên bất tỉnh và hiện đang trong tình trạng hiểm nghèo. Dù đầu óc đã lẫn lộn nhưng bà vẫn phải lao động trong 9.5 tiếng. Các đệ tử không được phép nghỉ ngơi dù bị ốm. Trái lại, họ phải đến xưởng để tiêm thuốc, sau đó quay trở lại làm việc.

4. Người thân không được phép mang những nhu yếu phẩm hàng ngày khi đến thăm

Trong trại giam và các trung tâm giam giữ của Trung Quốc, các vật dụng vệ sinh cá nhân thường được người nhà tù nhân cung cấp. Tuy nhiên, tù nhân Pháp Luân Công phần lớn không được phép nhận các vật dụng khi gia đinh đến thăm bởi vì quản giáo muốn kiếm lời bằng việc bán cho họ những đồ đó với giá cao.Vì thế và vì nhiều lí do khác nữa, các đệ tử Pháp Luân Công phải chịu rất nhiều khổ cực trong tù. Chất lượng thức ăn tồi tệ khiến nhiều người tóc sớm bị bạc.

5. Tự ý kéo dài hạn tù

Rất nhiều đệ tử bị bắt bất hợp pháp. Một số đột nhiên bị bắt đến đồn cảnh sát địa phương rồi bị giải luôn đến trại lao động mà không được về nhà trước tiên. Cả các đệ tử cũng như người nhà của họ chưa từng ký vào những giấy tờ hành chính liên quan đến bản án. Những giấy tờ tồn tại đều là đồn công an địa phương giả mạo. Để tránh tạo bằng chứng về thời gian phải lao động tại trại cải tạo, các đệ tử từ chối ký hoặc điền vào các mẫu đơn mà trại lao động đưa ra và phải chịu sự độc đoán kéo dài hạn tù của trại.

Nhiều đệ tử khác phải nhận sự gia hạn án tù vì nhiều lý do khác nhau, như là từ chối tham gia lớp tẩy não, viết lời tuyên bố sẽ tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công hay tập các bài công pháp. Trên nguyên tắc, các đệ tử được phép về nhà ngay khi mãn hạn. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương thường xuyên buộc họ tới đồn cảnh sát để chắc chắn cho những phiền nhiễu trong tương lai.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/13/109120.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/8/202143.html
Đăng ngày: 15-07-2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share