[MINH HUỆ 25-06-2009] Từ ngày 20 tháng bảy 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động sự bức hại của nó lên các học viên Pháp Luân Công, ông Lý Uy Lĩnh và vợ ông, bà Lưu Nghiên đã không ngừng bị truy đuổi, bắt và giam bởi các viên chức ĐCSTQ từ các cơ quan sau đây tại tỉnh Hắc Long Giang: Sở cảnh sát Bắc Hưng và trại giam Phú Lạp Nhĩ và nhà tù, trại lao động cưỡng bức Song Hợp và trại lao động cưỡng bức Phú Dụ tại thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ.

Viên chức Vương Cương, từ sở cảnh sát Bắc Hưng không bao giờ ngưng sự bức hại ông Lý Uy Lĩnh và bà Lưu Nghiên. Vào tháng tư 2000, ông Lý và bà Lưu đi Bắc Kinh để khiếu nại nhân danh Pháp Luân Công và bị bắt và mang trở lại sở cảnh sát Bắc Phái. Một viên chức an ninh mang họ Dương từ vùng Phú Lạp Nhĩ, Xưởng Máy Nặng số 1, tịch thu 800 tệ, một thẻ căn cước đáng giá 50 tệ và một cây bút. Sau này, họ bị mang đến Sở cảnh sát vùng Phú Lạp Nhĩ nơi đây họ bị chửi mắng và đánh đập. Các viên chức cảnh sát đánh họ với một tờ báo cuốn lại trên đầu và mặt họ, sau đó nắm tóc họ và đập đầu họ vào tường. Mang bao tay, chúng làm đau cơ quan sinh dục của ông Lý. Sau đó, họ bị buộc ngồi trên ‘ghế sắt’ và ‘ghế cọp’. Họ bị giam trong 45 ngày và sau đó được thả ra sau khi họ bắt đầu tuyệt thực.

Cả sau khi họ trở về nhà, Vương Cương và nhân viên từ các hội đồng lân cận không ngừng gọi điện thoại  ngày đêm để bức hại họ. Khi họ trả lời điện thoại, người gọi hoặc là không nói lời nào hoặc là hăm dọa họ bằng những lời dơ bẩn. Cha mẹ họ bị sợ mỗi khi điện thoại rung. Trước khi cuộc bức hại bắt đầu, họ được cha mẹ họ ủng hộ họ tu luyện Pháp Luân Công vô điều kiện. Nhưng sau khi ĐCSTQ bắt đầu sự đàn áp tà ác của nó đối với Pháp Luân Công và do  bị chịu ảnh hưởng gián tiếp, cha mẹ họ sinh lòng oán hận đối với Pháp Luân Đại Pháp. Điều này can nhiễu nặng nề tới sự tu luyện của ông Lý và bà Lưu.

Vào cuối tháng mười một 2001, họ lại bị cảnh sát từ sở cảnh sát Bắc Hưng bắt, giam tại Sở địa phương vùng Phú Lạp Nhĩ và sau đó bị mang đi nhà tù vùng Phú Lạp Nhĩ. Ngày 19 tháng mười hai 2001, họ bị kết án 18 tháng tù. Vì không có biên nhận nào được đưa ra, gia đình họ phải chờ đến một tháng rưỡi sau mới tìm biết rằng cảnh sát đã tịch thu của họ một máy điện tín, máy in, một số tiền mặt và các sách Pháp Luân Đại Pháp.

Sáu tháng sau, ông Lý Uy Lĩnh và bà Lưu Nghiên được thả ra. Nhưng các viên chức của sở địa phương vùng Phú Lạp Nhĩ tiếp tục hạn chế sự tự do cá nhân của họ bằng cách sắp đặt một số nhân viên, ghi âm,  theo dõi nhà của họ và cũng không ngừng bức hại họ bằng điện thoại. Họ  bị bắt lạivào giữa đêm ngày 20 tháng tư 2001 bởi các viên chức từ sở cảnh sát Bắc Hưng. Trong khi nơi này, họ không ngừng bị tra tấn bằng nhiều cách. Các lính canh buộc họ bằng áo ngoài của họ và treo họ lên vào một cánh cửa sắt, và đổ nước lạnh vào người họ. Toàn nhân viên từ sở cảnh sát Bắc Hưng (ngoại trừ giám đốc sở, Hác Tuấn Phong) cùng nhau hợp lực trong sự tra tấn và đánh đập nặng nề và chửi mắng họ.

Ngày 5 tháng năm 2001, bà Lưu Nghiên bị kết án ba năm tù và bị mang đến trại lao động cưỡng bức Tề Tề Cáp Nhĩ Phú Dụ. Trong khi ở nơi này, bà chịu đựng sự giáo huấn để ‘chuyển hóa’ (tẩy não). Tinh thần và sự cương quyết của bà bị lũng đoạn và bà cảm thấy bà không thể nhìn mặt Sư Phụ và các bạn đồng tu nữa. Bà cảm thấy rất xuống tinh thần và suýt tự vẫn. Tại trại lao động cưỡng bức Tề Tề Cáp Nhĩ Phú Dụ, sự đánh đập tàn bạo và chửi mắng là điều thường xuyên. Các viên chức nơi này có thể lấy bất cứ lý do gì để gia tăng thời hạn giam của các học viên. Vào cuối tháng tư 2002, Vương Nham, Đội trưởng đại đội nữ số hai cố ép buộc ‘chuyển hóa’ bà Lưu. Trong khi bị Vương Nham đánh đập, đầu bà Lưu đụng một máy sưởi và bà bị bất tỉnh. Các viên chức gửi bà đến Y viện Công an, nơi này bà được chữa trị và sau đó cột bà vào một cái ghế sắt. Bà bị giam trong một phòng giam nhỏ tối đen, bị cột trên một cái ghế sắt, trong hai tuần lễ. Đến lúc cuối cùng bà được thả ra, bà không bước đi được. Một lần Chu Vĩnh Khang, (cánh tay mặt của Giang trạch Dân tại Hội đồng Trung ương ĐCSTQ Văn phòng Chính trị) bắt đầu cái gọi là ‘hành động mùa xuân” tại trại lao động cưỡng bức Tề Tề Cáp Nhĩ Phú Dụ. Các Lýnh canh lục soát các phòng giam, xé nát các gối nằm để cố tìm các sách hoặc các tài liệu khác về Pháp Luân Công và lục soát mình của học viên, làm cho các học viên rất đau khổ. Hoặc là họ bị đánh đập nặng nề hoặc một số bị tra tấn đến chết. Học viên ông Vương Quốc Phương từ thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang bị mất tích sau đợt đó. (Có người nói rằng ông bị tra tấn đến chết). Các loại hoạt động đặc biệt này như là “hành động mùa xuân” chỉ là những cái cớ mà các viên chức trong trại lao động cưỡng bức dùng để đánh đập các học viên hoặc gia hạn thời gian giam của họ.

Vào tháng ba 2005, ông Lý Uy Lĩnh bị mang đến sở địa phương vùng Tề Tề Cáp Nhĩ. Vào năm 2006, ông bị kết án bởi tòa án địa phương một năm rưỡi tù. Vì lý do đó, ông đã bị mất sở làm tại Hãng Điện Phú Lạp Nhĩ và không nhận được tiền lương nào cả từ tháng tư 2000. Giám đốc Hãng Điện Phú Lạp Nhĩ dùng đủ loại lý do để giữ lại tiền lương của ông.

Sau này, sau khi họ được thả ra, ông Lý Uy Lĩnh và bà Lưu Nghiên vẫn còn bị bức hại bởi các viên chức từ sở cảnh sát Bắc Hưng và nhà của họ bị theo dõi. Họ không thể chịu đựng nỗi sự bức hại không ngừng và hạn chế tự do cá nhân , nên phải lưu lạc tha phương. Lu Chen từ sở cảnh sát Bắc Hưng viện đủ lý do để giữ lại các thẻ căn cước của họ. Không có căn cước, họ không thể nộp đơn và nhận được chi phiếu tiền hưu và bảo hiểm thất nghiệp. Họ bị từ chối các quyền công dân về tự do cá nhân và phúc lợi hưu trí.

Số điện thoại của Sở cảnh sát Bắc Hưng của vùng Phú Lạp Nhĩ tại thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang: 86-452-6724139


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/25/203387.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/3/108799.html
Đăng ngày: 10-07-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share