[MINH HUỆ 23–06–2009] Ngày 16 tháng 4 năm 2009, đệ tử Đại Pháp anh Lý Hội và vợ là Vương Hoa, người thôn Nghĩa Hòa, thị trấn Đào Gia Trang, thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm đã bị các nhân viên của đồn Cảnh sát Đào Gia Trang và đội an ninh quốc gia thuộc sở cảnh sát thành phố Công Chủ Lĩnh bắt đi. Các cảnh sát có tên là Lý Hội và Diêu Hiểu Hoa đã tra tấn họ nhằm ép họ viết “Hối quá thư”, rồi sau đó chuyển họ tới tòa án Công Chủ Lĩnh. Tuy nhiên, nhân viên tòa án Nhạc Lâm do thiếu bằng chứng để kết án đã gửi trả lại sở cảnh sát không thụ lý vụ án này. Một tuần sau ngày 16 tháng 6, cảnh sát vẫn không trả tự do cho vợ chồng anh và âm mưu làm bằng chứng giả để bức hại vợ chồng anh hơn nữa.

Ngày 13 tháng 6, các con của đệ tử Lý Hội và Vương Hoa đã tới đồn cảnh sát Đào Gia Trang để yêu cầu trả tự do cho cha mẹ chúng. Bọn trẻ đã bị những cảnh sát ở đó chửi rủa và đe dọa.Cảnh sát thậm chí còn tìm một cố vấn về pháp luật của địa phương họ Thạch đến tham gia vào buổi ghi hình nhằm để sử dụng làm “bằng chứng” buộc tội các con của vợ chồng anh là “can thiệp vào công việc của chính quyền”. Trong quá trình đó, giám đốc đồn cảnh sát đã không hổ thẹn nói rằng họ không bảo vệ dân chúng; thay vào đó họ chỉ bảo vệ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Sau đây là cuộc đối thoại giữa các con của vợ chồng anh và giám đốc sở cảnh sát:

Một đứa trẻ hỏi: “Chú bắt những người tốt một cách bất hợp pháp. Nếu chú không bắt cha mẹ cháu, cháu đã không ở đây, vì vậy làm sao chú lại cho rằng chúng cháu ở đây là đang can thiệp vào công việc của chú được?”. Người đứng đầu đồn cảnh sát Thường Húc Xuân nói: “Tao không quan tâm rằng chúng có phải là người tốt hay không, tao chỉ theo mệnh lệnh của cấp trên thôi”.

Bọn trẻ nói: “Chú không bảo vệ lợi ích của nhân dân ư?

Đồn trưởng Thường nói: “Tao không quan tâm đến lợi ích của nhân dân, và tao chỉ bảo vệ ĐCSTQ thôi”.

Bọn trẻ: “Chú sẽ thực thi Hiến Pháp chứ?

Đồn trưởng Thường: “Tao không thi hành Hiến Pháp đấy; tao chỉ thi hành Luật hình sự thôi”.

Bọn trẻ: “Vậy chú có thể chỉ cho chúng cháu biết luật hình sự nào cấm mọi người tập luyện Pháp Luân Công được không”.

Đồn trưởng Thường nói: “Mày tự đi mà tìm”. Ông ta cũng nói: “Tao có quyền để bắt người, nhưng tao không có quyền thả người. Tao không cần biết bất cứ điều gì về Hiến Pháp cả”.

Ngày 17 tháng 6, bọn trẻ lại đến đồn cảnh sát Đào Gia Trang để tìm Lý Hội và Diêu Hiểu Hoa những cảnh sát chịu trách nhiệm về vụ án của đệ tử Lý Hội và Vương Hoa và chúng nói: “Tòa án đã từ chối nhận xử trường hợp này, xin hãy dừng việc nguỵ tạo bằng chứng giả lại”. Đồn trưởng Thường nghe vậy và quát, “Tòa án chẳng là gì hết! Tao sẽ tạo ra bằng chứng. Chúng mày có thể làm được gì nào? Chúng mày có thể kiện tao nếu muốn”.

Lúc đó phó đồn Lý Hội sắp xếp một vài nhân viên cảnh sát đến đẩy con gái của vợ chồng đệ tử Lý từ trên ghế băng xuống sàn nhà, dùng tay và chân kéo lê cô bé đi ra. Lý quát mấy người nông dân đến để xin cấp chứng minh nhân dân: “Văn phòng bây giờ đóng cửa; bọn này can thiệp vào việc của chính quyền. Chúng nó còn ở đây lúc nào, thì văn phòng sẽ còn đóng cửa lúc đó”. Sau đó ông ta chỉ thẳng vào nhân viên đăng ký tạm trú và bảo anh ta dừng công việc lại.Tất cả mọi người đều chứng kiến điều này, vì vậy làm thế nào mà ông ta có thể dựng chuyện chống lại bọn trẻ về việc can thiệp vào công việc của chính quyền được?

Bọn trẻ nói: “Bố mẹ chúng cháu vô tội, nhưng các chú lại bắt họ, vì thế tại sao chúng cháu lại không được yêu cầu các chú trả lại công lý chứ?

Cảnh sát Lí Hội nói, “Mày không làm được gì thậm chí kể cả họ vô tôi. Nếu mày là sếp của tao, tao sẽ thả họ ra. Mày không có quyền hành gì, nên tao không thể thả họ!

Lý Hội gọi điện cho sở cảnh sát để xin chỉ thị làm thế nào để xử lý bọn trẻ và nhận được lời nhắn: “Anh có thể hỏi chúng xem chúng có tập Pháp Luân Công hay không, và nếu có tập, chúng ta sẽ có một cái cớ chắc chắn để bắt chúng nó”. Lý Hội cho biết rằng có thể một trong số những đứa trẻ tập luyện Pháp Luân Công.

Sau đó cảnh sát đã tìm vợ của một nhân viên trong đồn là luật sư tên thường gọi là “Tiểu thạch tử”, bảo cô ta nấp trong phòng của phó đồn, rồi ghi hình qua khe cửa. Cảnh sát Lý Hội hỏi lớn bọn trẻ: “Chúng mày có tập Pháp Luân Công không?” Để chắc chắn câu hỏi đã được ghi âm, ông ta nhấn mạnh các từ “Pháp Luân Công”. Ông ta nhắc lại câu hỏi, nhưng hai chị em (một trai một gái) đã không bị mắc bẫy cả họ. Chúng chỉ ngồi im ở ngoài hành lang. Vì vậy âm mưu của Lý Hội đã bị thất bại.

Hai chị em đã đi đến nhiều ban ngành và các văn phòng chính quyền có liên quan, tìm lại công lý cho cha mẹ chúng. Vợ của Diêu Hiểu Hoa tiết lộ sự việc với bọn trẻ: “Nói cho các cháu biết sự thật, Vương Đức ( đội trưởng đội an ninh quốc gia tại sở cảnh sát Công Chủ Lĩnh) thường đến đồn cảnh sát và thảo luận cách thức để bắt cha mẹ các cháu. Các cháu nên yêu cầu Vương Đức thả cha mẹ các cháu ra”.

Những người đã tham gia vào việc bức hại cùng với Lý Hội và Vương Đức là:

Triệu Lan Bình: Phó thư ký Ban chính trị và Hội đồng lập pháp của thành phố Công Chủ Lĩnh, trưởng Phòng 610.

Vương Trí Thanh: Giám đốc sở cảnh sát Công Chủ Lĩnh: 86-13904340096 (di động), 86-434-6200096 (văn phòng)

Phó giám đốc sở cảnh sát Công Chủ Lĩnh: 86-13394440008 (di động)

Chính trị viên của Sở cảnh sát Công Chủ Lĩnh: : 86-13894449999 (di động)

Khổng Linh Triết: Đội trưởng đội an ninh quốc gia thuộc Sở cảnh sát

Người chỉ đạo: Vương Đức

Đào Gia: trưởng đồn công an Thường Húc Xuân, số hiệu: 303672

Phó đồn Lý Hội, số hiệu: 303147

Cảnh sát Diêu Hiểu Hoa, số hiệu: 303631, 86-13069289611 (di động)

Tống Hỷ Điền, số hiệu: 303221

Lục Đông Hoa, số hiệu: 303553


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/23/203281.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/8/109011.html
Đăng ngày:10-07-2009, Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản

Share