[MINH HUỆ 23-06-2009] Bà Trầm Tuyết Mai, một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ huyện La Định, tỉnh Quảng Đông, và đứa con trai sáu tuổi của bà bị vô gia cư và sống đời sống khó khăn để tránh bị bức hại. Bà Trầm và chồng bà, ông Trần Kiến Quốc, đã bị bức hại bởi Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) trong hơn mười năm. Họ trở thành vô gia cư trong năm 2002 và thường trốn lánh cảnh sát. Ngày 25 tháng mười 2007, ông Trần bị bắt và bí mật kết án cho bảy năm tù. Ông đang bị giam tại nhà tù Tứ Hội, tỉnh Quảng Đông.

Bà Trầm Tuyết Mai sanh tại huyện La Định năm 1976. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng năm 1998 tại thị xã Tam Hương, thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp, các viên chức không ngừng bức hại bà và một bạn đồng sở, bà Lục Ba. Do vì sự áp lực của ĐCSTQ, họ bị mất sở làm. Bà Trầm bị theo dõi bởi Tan Boyong, giám đốc đội hành chính từ Sở cảnh sát địa phương huyện La Định.

Vào đầu 2000, bà Trầm; em bà, ông Trầm Minh Quân; và những người khác đi Bắc Kinh để khiếu nại công lý cho Pháp Luân Công. Họ bị bắt và văn phòng Bắc Kinh giao liên với chính quyền địa phương của họ đã giao trả họ cho thành phố quê nhà của họ. Đàm Bá Dũng và những người khác mang họ đến nhà tù nơi đây họ bị giam trong một tháng. Đàm Bá Dũng cố làm tiền hơn 4,000 tệ của bà Trầm và em bà, và hơn 2,000 tệ của cha mẹ Trần Kiến Quốc. Đồng thời, ôngTrần Kiến Quốc bị bắt và mang đi Trại lao động cưỡng bách Tam Thủy.

Vào tháng tư 2000, bà Trầm; em bà, ông Trầm Minh Quân; và chị bà, bà Trầm Hồng Mai, lại đi Bắc Kinh để khiếu nại cho cái quyền được tập luyện Pháp Luân Công, và bị gửi trả về bởi Đàm Bá Dũng. Mỗi người trong họ bị kết án một năm lao động cưỡng bách, tại Tam Thủy. Một bác sĩ bắt bà Trầm mang còng chân và dây xích sắt thường dùng cho các tù nhân tử tội. Hai chân bà bị thương nặng nề và bị chảy máu từ nơi còng. Các viên chức đòi cha mẹ bà trả tiền vé máy bay, cho dù họ nghèo và phải vay mượn từ một ngân hàng địa phương.

Bà Trầm bị buộc làm lao động nặng từ 5:00 giờ sáng cho đến 11:00 giờ đêm tại trại lao động cưỡng bách Tam Thủy. Bà bị nhốt trong xà lim và không được phép đi ra ngoài phòng giam. Bà bị ra lệnh phải đọc các tài liệu Đảng Cộng sản và học tập. Bà Trầm từ chối, vì vậy các lính canh gia tằng sự tra tấn, đánh đập và làm nhục bà. Thời hạn giam tù của bà Trầm bị gia tăng thêm bảy tháng. Ông Trần bị giam trong chín tháng.

Vào tháng mười một 2001, cả hai bà Trầm và ông Trần đều bị mang trở lại huyện La Định. Sau khi họ được thả ra, họ lại bị bắt và bị giam lại vì họ nói chuyện trong điện thoại. Các viên chức buộc tội họ về mưu đồ. Họ trải qua bảy ngày tuyệt thực và được thả ra nhưng vẫn bị theo dõi bởi các tay sai địa phương của ĐCSTQ. Các tay sai ĐCSTQ tịch thu các chứng minh thư của họ.

Vào lúc, bà Trầm lập hôn thú với ông Trần Kiến Quốc. Sau khi họ biết được Phòng 610 dự định mang họ đi một trại tẩy não, họ bỏ nhà và trở thành vô gia cư. Các viên chức không tha và họ đi tìm bắt họ khắp nơi. Cặp vợ chồng này có một bé trai. Bé chịu đựng một đời sống thật khốn khổ vì cha mẹ nó là học viên Pháp Luân Công.

Trần Kiến Quốc chở người và đồ vật trên chiếc xe máy dầu của ông để kiếm sống. Ngày 25 tháng mười 2007, ông bị các viên chức từ thành phố Triệu Khánh bắt. Ông bị kết án bảy năm tù tại Nhà tù huyện La Định, mà không có một hành trình luật định hoặc tài liệu tội phạm cần thiết. Cái lý do duy nhất là ông tập luyện Pháp Luân Công. Ông Trần Kiến Quốc đang bị giam tại nhà tù Tứ Hội tỉnh Quảng Đông.

Các viên chức bây giờ đang tìm kiếm bà Trầm Tuyết Mai và bé trai của bà. Họ tiếp tục bức hại các thân nhân của bà và kêu họ chỉ nơi người mẹ và đứa bé ở. Em của bà Trầm, ông Trầm Minh Quân, bị giam hai lần bởi các viên chức để ép ông này cung cấp tin tức về bà Trầm Tuyết Mai. Sau đó ông bị mang đi trại tẩy não tại huyện Tam Thủy. ĐCSTQ đã theo dõi ông và nghe lén điện thoại từ khi ông được thả ra.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/23/203267.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/4/108829.html
Đăng ngày: 10-07-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share