Bài của Long Diên

[MINH HUỆ 05-01-2009] Khi tôi còn ở đại học, một trong các đề tài thảo luận mà các bạn tôi và tôi thường tham gia là về phải chăng bản chất nô lệ của dân Trung Quốc là quá mạnh. Điều đó đã đưa đến kết luận là sự nô lệ đó là tạo bởi văn hóa truyền thống. Nhiều năm sau, tôi dần hiểu được rằng bản chất nô lệ của người dân Trung Quốc không phải tạo bởi văn hóa truyền thống, mà là bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhiều người nói rằng dân Trung Quốc ‘thấp hèn’, nhưng dân Trung Quốc không phải sanh ra là thấp hèn. Đó là sự cai trị độc tài của ĐCSTQ đã tạo ra điều đó. Qua nhiều phong trào chính trị của ĐCSTQ, ĐCSTQ đã đàn áp người dân vô tội, buộc họ nhìn nhận một cách vâng dạ rằng họ ‘có tội’ và phải cảm ơn ĐCSTQ đã ‘tha thứ’ cho họ. Trong lúc Đại Cách Mạng Văn hóa, nhiều ‘phần tử phản cách mạng’ vẫn la lớn ‘Chủ tịch Mao muôn năm’ [nhà độc tài cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ] ngay trước khi họ bị xử tử. Những người vô tội sống sót của cuộc đàn áp đó sau này được ‘phục hồi” bởi ĐCSTQ, và họ vẫn nói lên sự biết ơn đối với ĐCSTQ. ĐCSTQ cần loại người này, và qua nhiều năm tháng, ĐCSTQ đã thật sự biến người dân Trung Quốc, qua sự nô lệ hóa, thành loại người đó, loại người ‘nô lệ của Đảng’. Bản chất nô lệ của nhiều người Trung Quốc đã trở nên sâu đậm, nhưng họ có thể không ý thức được sự kiện là họ là những ‘nô lệ của Đảng’, mà đã quì gối trước ĐCSTQ.

Rất khó mà tiêu trừ các tâm lý nô lệ đó. Gần đây, tôi nói về Pháp Luân Công với một giáo sư đại học. Phản ứng của ông rất đặc trưng: “Nếu Pháp Luân Công là tốt, thì người ta nên tập luyện ở nhà. Tại sao các học viên Pháp Luân Công phải đi ra ngoài phát tờ rơi, làm sáng tỏ sự thật, ‘làm chính trị’, hoặc phản đối chính phủ. Hơn nữa, họ cũng tạo nên áp lực lớn cho người gia đình của họ.

Tôi hỏi vị giáo sư, “Hiến Pháp Trung Quốc ghi nhận tự do tín ngưỡng. Các học viên Pháp Luân Công có tự do tín ngưỡng không? Tập luyện Pháp Luân Công và tin vào Chân Thiện Nhẫn có gì sai không?” Ông ta trả lời, “Không có gì sai trong đó cả.” Tôi lại hỏi ông, “Đêm khuya, cảnh sát đã vào nhà và bắt bớ nhiều học viên Pháp Luân Công (có nhiều người lớn tuổi), buộc họ những tội giả dối và sau đó gửi họ đi các trại lao động cưỡng bức, hoặc nhà tù. Một số các học viên thậm chí còn bị tra tấn đến chết. Hành động như vậy có đúng không?” Ông yên lặng nhìn nhận là điều đó không đúng. Tôi tiếp tục, “Nếu nó không đúng, tại sao các học viên Pháp Luân Công không được có quyền tự do lên tiếng nói?” Ông trả lời là các học viên phải có quyền nói lên. Sau đó tôi lại hỏi ông, “Nếu Pháp Luân Công có quyền tự do lên tiếng, tại sao người ta không xét lại các chính sách không đúng của ĐCSTQ? Tại sao, thay vì vậy, họ lại đi trách các học viên Pháp Luân Công đã đi nói với dân chúng về các sự kiện của cuộc đàn áp?” Đến lúc này, vị giáo sư mở to hai mắt của ông và không nói được lời nào, ông nhìn tôi chầm chập, xúc động. Tôi nói thêm, “Các sự đau khổ của người trong gia đình các học viên Pháp Luân Công là tạo bởi các chính sách sai lầm của chính phủ, không phải bởi sự tập luyện Pháp Luân Công của các học viên.

Quả thật, cả trong và ngoài Trung Quốc, đối với những ai mà đã bị nhồi sọ bởi cái đảng ‘vĩ đại, vinh quang, và luôn đúng’ này, làm sao mà họ có thể nghi ngờ hoặc dám đặt câu hỏi về sự đúng hay sai của các chính sách của Đảng chứ? ! Dân Trung Quốc đã bị điều động và buộc quì gối bởi đảng trong quá lâu. Họ không những đã quen với quì gối, mà còn cảm thấy quì gối là điều đúng nhất và được công nhận nên làm. Họ cả không có ý tưởng muốn đứng lên, nói chi là đặt vấn đề quì gối có hữu lý và chính đáng không. Họ cả không dám đứng lên, mà còn chống lại những ai mà cố đứng lên.

Ngày 20 tháng tư 2000, nhật báo Phố Wall đang một bài dài tựa đề là “Tập luyện Pháp Luân Công là một cái quyền, bà Trần nói, cho đến ngày cuối cùng của bà” (<a href=”https://en.minghui.org/html/articles/2000/4/21/8441.html“>en.minghui.org/html/articles/2000/4/21/8441.html</a>). Bài viết này là về bà Trần Tử Tú 58 tuổi, một học viên Pháp Luân Công từ Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, mà đã chết vì kết quả của sự đàn áp. Bài báo cáo đã khiến thế giới lưu ý, và ký giả Ian Johnson giành được Giải Pulitzer vì đó. Nhưng, khi các học viên Pháp Luân Công kiên định rằng ‘tập Pháp Luân Công là một cái quyền’ ĐCSTQ dùng những mưu mẹo mà nó thường dùng để đàn áp dân chúng: Nó gán nhãn Pháp Luân Công là một nhóm người mà cố ‘lật đổ chính phủ’ hoặc là ‘chống Đảng’. Điều này khiến cho những ai mà đã quen là nô lệ cho Đảng tiếp lời: “Pháp Luân Công liên hệ đến chính trị.

Xuyên qua nhiều phong trào chính trị của nó, ĐCSTQ đã bẻ gãy xương sống của đất nước Trung Quốc. Nhưng sự đàn áp đẫm máu của ĐCSTQ không rung động được các học viên Pháp Luân Công, và điều này chỉ tạo cho ĐCSTQ trở nên ghen tị và sợ hãi và cũng đã làm cho nhiều người mà đang quì gối nơi đó tin tưởng sai lầm là họ có thù cá nhân với Pháp Luân Công. Đó chỉ là các học viên Pháp Luân Công là khác với những người đang quì gối kia, họ đang đứng thẳng.

Tính cách này và sự can đảm của các học viên Pháp Luân Công này chính là cái đạo đức đáng giá và cao quí mà Trung Quốc cần nên nhìn thấy thường xuyên hơn. Các chính sách của ĐCSTQ đã đưa dân chúng Trung Quốc đến quì gối như nô lệ. Làm một người hay là một nô lệ? Nếu những ai mà “kiên quyết đứng lên cho các quyền của họ” là bị xem là “làm chính trị,” thì phải chăng Trung Quốc chỉ cần cái loại chính trị này, đúng không? Phải chăng những ai mà đã bị mất bản chất và can đảm của họ là đang tạo thêm cho các học viên Pháp Luân Công những đau khổ mà ĐCSTQ đang áp đặt lên họ.

Bản chất bất khuất và chân chính của các học viên Pháp Luân Công là điều mà Trung Quốc ngày nay đã bị mất đi phần lớn. Dân chúng Trung Quốc phải nên bắt đầu xét lại lý trí của họ về việc không đủ can đảm để cả muốn đứng lên. Dân chúng Trung Quốc phải nên cảm thấy nhiều thân thiết với các học viên Pháp Luân Công, lưu ý về các sự kiện bức hại, và trở nên những con người mà đứng giữa Trời và Đất một cách đường đường chính chính. Bản chất bất khuất của các học viên Pháp Luân Công là cái xương sống mới của Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/1/5/193017.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/1/25/104176.html
Đăng ngày: 29-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share