Bài của Chung Diên
[MINH HUỆ 21-08-2007] Anh Tí Bắc Giai, một phóng viên 28 tuổi của đài truyền hình Bắc Kinh, bị buộc vào tội ‘chế tạo báo cáo’ không bao lâu sau khi chương trình truyền hình của anh “Bánh bao nhân bìa các-tông” được chiếu trên đài “Thấu Minh” Chương trình tiết lộ rằng một số nhà sản xuất bánh bao tại Trung quốc dùng giấy cạt tông bỏ đi để làm nhân bánh bao. Tí Bắc Giai bị kết án ngày 12 tháng tám 2007 một năm tù tại Tòa án trung cấp Bắc Kinh số 2 và bị phạt 1,000 tệ. Sự kiện đã gây nhiều cuộc bàn cãi. Cái gì là giả – “bánh bao” hay là báo cáo?
Một vấn đề quan trọng được tiết lộ qua việc ‘bánh bao nhân bìa các-tông’
Câu chuyện bánh bao xấu được truyền phát ngày 8 tháng bảy. Tám ngày sau, Tí Bắc Giai bị bắt, và một tháng sau ông ta bị kết án. Sự mau lẹ mà nhân viên hành pháp hành động gây lên nhiều sự sợ hãi và phẫn nộ.
Tôi đã xem nhiều đoạn của chương trình này trên mạng lưới và thấy rằng đa số các chương trình phát hành trên ‘Thấu Minh’ là những chương trình dựa trên thực tế và phơi bày những vấn đề vệ sinh thực phẩm. Trong đa số các trường hợp, dân cư cung cấp đầu mối tin, sau đó các phóng viên lần mò theo đó. Sau đó họ tiết lộ các sự kiện về thức ăn giả và nói với khán thính giả về sự nguy hiểm liên hệ đến các đồ ăn giả đó. Họ cũng để cho khán thính giả biết cách nào phân biệt giữa đồ ăn tốt và xấu hoặc đồ ăn làm giả.
Có những báo cáo về trứng gà giả, thường dùng rosin (một chất độc) sôi để nhổ lông vịt, dùng thịt cừu để làm nhân bánh bao đông lạnh, nội tạng lợn từ những con vật mà không qua sự kiểm dịch trước khi đem làm thịt, trộn chất thuốc phiện vào trong thịt hầm, nuôi các con tôm hùm nhỏ bằng phân, và v.v. và v.v.
Xem các chương trình này làm cho tôi suy nghĩ và đặt một câu hỏi: Đầu tiên, các vấn đề nghiêm trọng về an toàn thực phẩm tại Trung quốc thật sự làm người ta chấn động; Mỗi báo cáo tin tức nói trên sẽ làm thành những tin tức sôi nổi trong báo chí Tây phương, và ảnh hưởng của nó không thua vì vụ ‘bánh bao nhân bìa các-tông”. Sau đó, phải chăng cái tin về bánh bao nhân bẩn có đúng là không phải như chính quyền tuyên bố không?
Có những người dùng Internet đã kiểm chứng rằng chính họ cũng đã gặp phải bánh bao nhân bìa các-tông; vì vậy, cho dù bài báo cáo có giả hay không vẫn còn cần xét lại. Điều mà chúng ta cần biết là vì sao Tí Bắc Giai đã bị kết án trong khi các báo cáo khác về an toàn thực phẩm không bị. Lý do [rất có thể] là: sau khi tin tức về “bánh bao nhân bìa các-tông” ra rồi, thông tấn quốc tế Associated Press (AP) báo cáo nó, và nhiều báo chí trên thế giới đã in lại bài báo cáo hoặc viết lại chính báo cáo của họ về đó. Từ giờ cho đến Thế Vận Hội 2008, các báo chí Tây phương đã bắt đầu chú ý nhiều hơn về vấn đề an toàn thực phẩm tại Trung quốc. Báo cáo ‘bánh bao nhân bìa các-tông’ đã ra vào một thời nhạy cảm và đã đụng vào điều cấm kỵ của chính quyền ĐCSTQ về báo cáo tin tức.
Để đối phó với Tí Bắc Giai, để làm hạ nhiệt sự nghiêm trọng của ảnh hưởng, chế độ ĐCSTQ đã một tay khiến cho ông ta ‘chịu nhìn nhận’ rằng ông ta đã chế ra câu chuyện; mặt khác họ phạt ông ta, như một cảnh cáo cho những người khác: đó là điều quý vị phải gặp nếu quý vị dám báo cáo các ‘tin tức tiêu cực!” Sự kiện này khiến cho tôi cảm nhận rõ ràng cái tình cảnh khó khăn mà các nhà báo Trung quốc đang chịu đựng, và áp lực mà các phóng viên lương tâm đang đối diện tại Trung quốc.
Chỉ có giải thể Đảng Cộng sản Trung Quốc mà báo chí mới có thể trở lại được sự bình thường
Đối với vụ này, nhà chuyên viên về Trung quốc ông Châm Đối Thử chỉ điểm ra rằng nếu họ (ĐCSTQ) thật sự muốn đập xuống trên các báo cáo tin tức giả, họ phải bắt đầu bằng những cơ quan thông tấn mà dưới sự hành chính trực tiếp của chính phủ trung ương ĐCSTQ. Ông nói, “Những nơi phát ngôn cấp cao nhất của ĐCSTQ, như là tờ Nhân dân nhật báo, Quang Minh nhật báo, Giải Phóng Quân báo, truyền hình Trung ương Trung Quốc, Sở Thông tin Trung ương Nhân dân là những nơi sáng tạo các báo cáo giả mạo. Các cơ quan thông tấn này đầy những lịch sử méo mó, câu chuyện bịa đặt, bôi nhọ nhân vật và hình ảnh giả mạo và sửa đổi với số lượng lớn, suốt năm. Nếu như ĐCSTQ thật sự muốn tiêu trừ các tin tức sai, vậy tại sao họ không bắt đầu bằng chính những cơ quan thông tấn phát ngôn của họ? Bắt các chủ nhiệm của họ, đóng các chương trình của họ; tuyên bố rằng họ là những người chế tạo ‘câu chuyện giả dối’ lớn nhất. Nếu họ có thể làm điều đó, thông tấn ở các cấp thấp sẽ theo sau. Với sự thanh lọc từ trên xuống dưới, các báo cáo tin tức giả sẽ không còn chỗ để mọc lên, và các hành hóa giả và sai sẽ không còn chỗ để lẫn trốn.”
Nhưng chế độ ĐCSTQ có thể làm điều đó không? “Ngòi bút” (lời giả dối) và “súng đạn” (vũ lực) luôn là hai căn bản chính yếu mà ĐCSTQ dựa vào để tồn tại. Cái gọi là ‘ngòi bút’ là nói về guồng máy tuyên truyền, kể cả những hình thức khác nhau của cơ quan thông tấn, mà luôn không ngừng chế tạo tin, tâng bốc chế độ ĐCSTQ, và xúc động sự hận thù bằng cách khuấy động lòng yêu nước giả dối. Các sự chế tạo như vậy đã giữ một vai trò tổ bố trong sự đàn áp Pháp luân Công. Ví dụ trực tiếp nhất là tin chế tạo ‘Vụ tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn” phát hành bởi Thông Tấn Tân Hoa.
Tuyên bá sự giả dối và tuyên truyền đủ loại là gốc rễ của sự khống chế của ĐCSTQ. Chỉ có giải thể ĐCSTQ thì cơ quan thông tấn mới có thể trở về với sự bình thường, báo cáo sự kiện của quốc gia và thể giới cho nhân dân thay vì tuyên truyền cho Đảng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/8/21/161238.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/30/89085.html
Đăng ngày: 26-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.