[MINH HUỆ 30-06-2007] Đó là một sự sáng tạo của các nhà tù của Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ): các trại lao động cưỡng bức, và các nhà tù sử dụng các tù nhân khác và các ‘cộng tác viên’ để đàn áp các học viên Pháp Luân Công bằng cách theo dõi sát và cái gọi là ‘giúp đỡ và giáo huấn’ (tẩy não). Sau nhiều năm thực thi và khai triển các kỹ thuật tra tấn dựa trên kinh nghiệm đàn áp và thanh lọc tận cùng của ĐCSTQ qua vô số phong trào chính trị của nó, các chính quyền tại Nhà tù nữ Bắc Kinh đã hoàn tất hệ thống theo dõi và tẩy não để bức hại các học viên Pháp Luân Công, và tìm những cách để tăng cường các kỹ thuật đó. Qua sự theo dõi sát và tẩy não, các tù nhân, dưới sự chỉ dẫn của các chính quyền, dùng những kỹ thuật số đông tấn công, chiến tranh tâm lý, và thay phiên nhau để làm mòn mỏi, đe dọa và tra tấn các học viên. Để tiêu hủy sức khỏe vật chất và tinh thần của các học viên, họ biến các thủ đoạn bức hại đó thành có lề lối và triệt để.

Trong khi nhà tù ĐCSTQ tước đoạt sự tự do của các tù nhân bình thường, thì các sự tra tấn mà liên hệ đến theo dõi sát và tẩy não là được tổ chức để hoàn toàn tước đoạt những quyền căn bản và an ninh của các tù nhân mà con người đáng được có. Họ kỳ thật dấu nhẹm các sự tra tấn về thể chất và tinh thần.

Dưới nhãn hiệu tuyên dương cao quí của ĐCSTQ là ‘cấm các lính canh tù thực hiện những hành động xấu nghịch với nhân quyền căn bản’, nó tuyên bố ‘thi hành luật văn minh’, các ‘thi hành luật kiểu mẫu’, và cái ‘hành chính nhà tù cởi mở’, các lính canh không trực tiếp đánh đập, tra tấn và làm nhục các học viên nhiều như chúng đã làm trong quá khứ. Nhưng, mỗi vụ theo dõi sát hoặc tẩy não được thi hành dưới sự chỉ dẫn của lính canh. Hệ thống theo dõi sát và tẩy não là, trên thực chất, để cho các tù nhân thực hiện sự bức hại mà các lính canh không phải chính thức làm. Trong khi các lính canh chính thức ‘bị cấm làm’ những điều tội lỗi đó, nếu không chúng sẽ để lại chứng cớ của sự bức hại, nên chúng ra dấu cho các tù nhân mà được tin cậy, mà hiểu các sự chỉ dẫn của họ và thậm chí vẽ ra nhưng kiểu cách mới để bức hại các học viên. Nhất là, các chết của học viên Đổng Thúy Phương là kết quả của sự theo dõi và tẩy não thực hiện bởi một số tù nhân mà được xúi dục bởi các lính canh. Sau khi Đổng Thúy Phương bị chết, không có lính canh tù nào đi vào hiện trường để tránh trở thành một người bị tình nghi. Thay vì vậy họ chỉ là đứng bên ngoài phòng và ra lệnh cho những người khác dời cái xác đi. Trong khi các chính quyền Nhà tù Nữ Bắc Kinh dùng các cách để theo dõi và tẩy não, họ không dám làm chúng một cách công khai vì hệ thống này vi phạm trầm trọng hiến pháp và đạp lên các quyền công dân, như là quyền được an ninh cá nhân, quyền được nộp đơn kiện, và quyền tự do ngôn luận. Để tránh bị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án, các chính quyền Nhà tù Nữ Bắc Kinh dùng chữ ‘an ninh’ thay cho theo dõi sát để làm nhẹ đị sự tàn bạo của chữ sau này. Bằng cách đổi tên, họ tưởng lầm là họ có thể tuyên bố là họ tôn trọng nhân quyền. Hơn nữa, dùng tù nhân để canh chừng tù nhân, hệ thống theo dõi sát và tẩy não này đã vi phạm ‘luật nhà tù’. Kỳ thật, nhà tù phải cung cấp lính canh để canh chừng trực tiếp các tù nhân và việc sử dụng tù nhân để kiểm sóat các tù nhân khác là bị cấm. Biết rõ luật lệ nhà tù, các chính quyền nhà tù phải công nhận rằng ‘công việc chuyển hóa Đổng Thúy Phương là thực hiện bởi các lính canh của chúng tôi’, mặc dù họ hết sức cố gắng để lánh trách nhiệm.

2007-6-29-bjjail2--ss.jpg 2007-6-29-bjjail3--ss.jpg 2007-6-29-bjjail4--ss.jpg

Ba bức hình của Nhà tù Nữ Bắc Kinh

Sau này các nhà tù vùng số 1, 10, 4 và 8 của Nhà tù Nữ Bắc Kinh tất cả đều sử dụng rộng rãi hệ thống theo dõi sát và tẩy não này để đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Được sắp loại là ‘công khai’ và ‘bí mật’, sự theo dõi sát là được thi hành bởi các tù nhân bình thường mà ‘thân cậnhơn với chính phủ’, nhưng họ không nhất quyết là có thể làm ‘công tác một cách tốt đẹp’. Họ phải là những tù nhân mà các lính canh tin cậy, các người mà có thể “gìn giữ các bí mật nhà tù” và có thể thông tin đến các tù nhân khác và hiểu biết các dấu hiệu mật của lính canh về điều mà họ phải làm. Mặt khác, tẩy não là phần nhiều thực hiện do các ‘cộng tác viên’ mà đã trở thành những đồng lõa của lính canh, cho dù đôi lúc cũng được thực hiện bởi các tù nhân bình thường. Đôi lúc, các chính quyền cũng chỉ dẫn các học viên mới ‘chuyển hóa’ để tẩy não các học viên khác hầu trắc nghiệm xem họ có thật sự ‘chuyển hóa’ không và buộc họ phạm tội lỗi.

Khi một học viên bị bỏ vào tù, người đó sẽ bị bức hại bởi sự theo dõi sát trong khi họ bị buộc chia sẻ phòng giam với một hoặc bốn tù nhân khác mà đã được chỉ thị bức hại họ. Bổn phận của theo dõi viên được chỉ định là trông chừng mỗi hành động của người học viên và kiểm soát họ, bao gồm giữ các học viên không cho tuyệt thực, tập công, liên lạc với nhau bằng mắt và ra dấu tay, hoặc truyền nhau bí mật các tin tức hoặc trao truyền các kinh văn Pháp Luân Công. Đối với các học viên mà nêu cao đức tin của họ, công tác được nới rộng đến sự giữ chừng họ không cho chống lại các vi phạm vật chất, liên lạc với những người mà viếng thăm nhà tù hoặc phỏng vấc các tù nhân, báo cáo các vi phạm đến các chính quyền, nộp đơn kiện, hoặc làm sáng tỏ sự thật. Họ cũng cấm không cho các học viên này ngủ. Khi các học viên la lớn lên để phản đối, tuyệt thực, chia sẻ kinh nghiệm, tụ hợp cùng nhau, hoặc làm sáng tỏ sự thật, các người canh chừng phải mau mắn bịt miệng họ, trói chặc họ từ trước, sau, trái và phải, và sau đó đánh họ ngã xuống.

Vì phần đông các tù nhân đều muốn được điểm nhiều hơn để được thả ra sớm hơn, họ chụp các cơ hội để được dùng như theo dõi viên. Cách như vậy họ có thêm điểm mà không phải làm việc nặng nhọc và được thả ra tù sớm hơn những người đồng hạn khác. Trong nhà tù vùng nơi mà các học viên bị khủng bố, sự tham gia vào theo dõi sát và tẩy não là cung cấp cơ hội tốt nhất để thêm điểm. Những ai mà tham dự trong việc theo dõi sát và tẩy não là được gặp người thân của họ hằng tháng, ‘thưởng cấp văn phòng’ hằng năm, hoặc ‘thưởng công dân tốt’. Hơn nữa, họ được những lợi lộc ngoại lệ, như là có thể về nhà những ngày lễ hoặc rời nhà tù để đi viếng thăm. Cả ở bên trong các vách tường nhà tù, họ được tự do đặc biệt. Các phần thưởng này làm cho họ cạnh tranh nhau mạnh mẻ. Trong khi một số tù nhân đầu tiên là có cảm tình với các học viên, sau vì quyền lợi cá nhân, họ có chìu hướng trở thành đồng lõa với các lính canh và bức hại các học viên. Khai thác sự thiện và nhẫn của các học viên, các tù nhân này cố hết sức để đạt được mục đích của họ bất kể các kết quả ghê gớm.

Hệ thống theo dõi sát và tẩy não bao gồm không chỉ có thưởng, mà còn có phạt. Nếu có một sự vụ gì, họ sẽ bị phạt, các điểm bị thu hồi, và thời hạn giam gia tăng. Các luật bí mật trong nhà tù nữ làm đão lộn sự đúng và sai. Các ‘lỗi’ của các theo dõi viên và các cộng tác viên không phải là khi họ gây thương tích, tật nguyền, hoặc cả giết chết các học viên, mà là khi họ không hết lòng bảo vệ quyền lợi của nhà tù và của các lính canh. Một số tù nhân bị cấm gia đình thăm viếng vì họ vô tình tiết lộ về bức hại, trong khi các điểm của các tù nhân khác bị thu hồi và sự thu ngắn thời hạn giam của họ bị giữ lại vì họ đề nghị các học viên phải nên được đối đãi với ít bạo tàn hơn. Một số tù nhân mà các chính quyền nhà tù dùng để tẩy não các học viên chỉ là những người đàn bà tay sai. Ví dụ, để vi phạm và đánh đập các học viên Viên Lâm, Cung Thụy Bình, và Nhạc Xương Chí, các nữ tay sai Chu Thục Hiền, Chu Bảo Liên, Ngu Giai, Ngô Nguyệt Bình, Ngũ Đan, và Hoàng Hiếu Hông, nhận được điểm cho sự tàn bạo của họ và giảm thiểu thời hạn tù. Nhất là, các tù nhân mà giết học viên Đổng Thúy Phương, như là Lí Tiểu Bình, Lí Tiểu Muội, và Cận Hồng Vệ, tất cả đều nhận được giảm thiểu thời hạn một cách đáng kể và được phép về nhà những ngày lễ.

Hệ thống theo dõi sát và tẩy não không chỉ tra tấn các học viên Pháp Luân Công, nhưng còn tuyên dương sự dối gạt và tiêu hủy lương tâm, và vì vậy cũng là bức hại chính những người theo dõi và các cộng tác viên. Trong khi nhà tù là nơi mà về lý phải sửa chửa các hành động xấu, hệ thống bức hại nhắm mắt trước tội lỗi bên trong các phòng giam, khai thác sự hận thù và bất tín giữ những người đến tột cùng, buộc những ai mà thường tẩy não các học viên mà trở thành cảm tình với các học viên là phải giữ cách xa với họ, chế nhạo sự tốt bụng và thúc dục và khuyến khích khía cạnh tà ác của con người. Với sự chống lưng của các lính canh và chính quyền, các theo dõi viên và những người mà tẩy não học viên có thể bức hại các học viên tùy thích. Sau khi họ chứng kiến lính canh Trịnh Ngọc Mai đánh đập và làm nhục học viên Chu Tư, khi giám đốc nhà tù điều tra sự kiện họ phủ nhận có nhìn thấy sự đánh đập. Ở một lần khác, Lí Tiểu Bình, Lí Tiểu Muội, và Cận Hồng Vệ cố tình cho sự chứng kiến giả mạo rằng học viên Đổng Thúy Phương bị bệnh huyết quản trước khi cô bị chết, để che đậy sự kiện là Đổng Thúy Phương bị giết chết.

Tại Nhà tù Nữ Bắc Kinh, các theo dõi viên rất khôn khéo và tà ác đã thắng được sự trợ giúp của nhà chức trách của nhà tù trong khi cô Mai, người từ chối đánh các học viên, bị tra vấn bởi các lính canh tù. Cô Lưu đã từ chối bị ‘chuyển hóa’, nhưng một số tù nhân buộc cô lại và tra tấn cô. Để được sự tin cậy của các chính quyền, cô Lưu sau này phải tỏ ra sự quyết tâm của cô về sự ‘chuyển hóa’. Cô trở nên còn tàn ác hơn những người khác, nhưng cô nói riêng với các học viên mà cô đánh, “Tôi bị buộc phải đánh chị. Nếu không lính canh sẽ nói là tôi không thật sự bị chuyển hóa và họ sẽ phạt tôi.” Sự bóp méo lương tri và khuyến khích bản chất thú vật bởi các chính quyền nhà tù đã đưa một số tù nhân đến bức hại các học viên Pháp Luân Công với những phương tiện đáng trách nhất. Tù nhân Lương Huy, bị bắt vì giết người, một lần nọ đã tra tấn tàn ác các học viên kể cả Lôi Hiểu Đình để được giảm thiểu hạn tù của cô ta, và kết quả là cô được ca tụng và tưởng thưởng bởi những viên chức nhà tù.

Nhưng, các kinh nghiệm của cô đã theo cô trong giấc ngủ và cô thường run lên vì sợ. Kỳ thật, tiêu hủy lương tâm của họ là sự bức hại nghiêm trọng nhất của những theo dõi viên vì nó phá hủy linh hồn của họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/6/30/157895.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/13/88555.html
Đăng ngày: 24-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share