Bài một học viên tại tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 28-04-2009] Gần đây, một đề tài nổi bật trên mạng lưới là về một người đàn ôngcố tìm kẻ đã giết mẹ và chị của ông ta trong 24 năm; gia đình ông ta đã bị nát tan và ông ta trở thành vô gia cư.” Đó là một câu chuyện thật của một người mà đã gánh đủ thứ khổ nạn để tìm kẻ đã giết mẹ và chị ông ta. Sau khi đi gần khắp hai mươi thành phố, ông ta cuối cùng đưa ra chứng cớ được ghi chép lại cho cảnh sát. Kết quả, tìm được kẻ giết người. Cho dù đó là một câu chuyện cảm động, nó cũng phơi bày sự tham nhũng của hệ thống công lý tại Trung Quốc.

Càng có nhiều người hơn mà cố tìm công lý cho những người thân yêu của họ nhưng không kết quả sau nhiều năm. Càng có nhiều người hơn đã trở thành nạn nhân của chính họ vì họ xúc phạm các viên chức. Cảnh sát không những không bảo vệ những người đó, mà còn trở thành những tên cướp cạn dưới sự điều khiển của những kẻ lãnh đạo thối nát. Điều đó đã làm cho con đường đi của những người này càng thêm khó khăn. Tôi tin rằng nếu các câu chuyện thật này được công chúng biết đến trên các kênh thông tin Trung Quốc, người ta sẽ rất phẫn nộ.

Thân nhân của Trần Tử Tú vẫn còn bị tra tấn

Ngày 20 tháng tư 2000, Nhật báo Phố Wall đăng một bài viết dài nơi trang đầu tựa đề “Tập luyện Pháp Luân Công là một cái quyền, bà Trần nói, cho đến ngày cuối cùng của đời bà.” Nó liệt kê chi tiết học viên Pháp Luân Công Trần Tử Tú từ thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, đã bị tra tấn cho đến chết bởi chính quyền Trung Quốc như thế nào. Con gái của bà, Trương Học Linh, một người đàn bà với tiếng nói nhỏ nhẹ, cùng với một đứa con trai năm tuổi, đã lùng tìm mọi kênh luật pháp để tìm công lý cho mẹ bà trong năm sau đó. Điều gì đã xảy ra cho cô ta? Cô ta không những không tìm được công lý cho mẹ cô ta, mà chính cô ta đã bị kết tội là “phá hoại sự thi hành luật pháp bằng cách dùng một phương thức bất hợp pháp” và kết án cô ta ba năm trại lao động cưỡng bức bởi Văn phòng công an vùng Duy Phường tại thành phố Duy Phường ngày 24 tháng tư 2001. Bản án này đã được đưa ra mà không có một hành trình hợp pháp nào đi theo sau.

Nhật báo Phố Wall báo cáo lại câu chuyện của bà trong một bài viết tựa đề “Con gái tại Trung Quốc đi trên một con đường lòng vòng để tìm công lý.” Nó đưa ra chi tiết kinh nghiệm của cô tại ‘một nước mà cái tổ chức mạnh nhất, Đảng Cộng sản, là đứng trên cả luật pháp.

Trong chín năm qua, nhiều người trong gia đình Trần Tử Tú đã bị bức hại bởi cảnh sát. Chị của cô và anh rể của cô đã nhiều lần bị bắt và giam tại các trại lao động cưỡng bức. Nhà của họ bị lục soát. Họ bị giam cái đêm trước Thế Vận Hội. Cháu trai của cô, Lí Kiên Cương, bị giam trong một trại lao động cưỡng bức trong ba năm. Thằng bé hiện nay đang ở nhà tù Duy Phường.

Mẹ bị giam, con trai không nhà ở đang chịu khổ nạn

Trần Đằng 20 tuổi. Anh là từ thành phố Duy Phường tại tỉnh Sơn Đông. Vì là kết quả của cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gia đình của ông đã bị tan nát. Mẹ ông, Tôn Tiểu Mai, đã bị giam sáu lần. Bà của ông, Chu Xuân Mai, và bà dì, Tôn Tiểu Bách, bị tra tấn đến chết năm 1999. Chính Trần cũng bị giam hai lần khi ông lên 11 tuổi. Anh bị buộc bỏ trường học ở tuổi 12 và trở nên vô gia cư 11 tuổi. Trong sáu năm qua, anh đã ngủ ngoài đường và lượm đồ ăn trong thùng rác. Anh đã bị cảnh sát theo dõi, và đã phải rời đi từ nơi này đến nơi khác hơn sáu mươi lần. Anh nói, “Mẹ tôi đã bị giam sáu lần. Tôi bị buộc bỏ trường học vào năm 12 tuổi và đi lang thang từ đó. Tôi đã không được nhìn thấy mẹ tôi trong năm năm qua.

Ngày 26 tháng ba 2009, Trần Đằng đến Mỹ ngang qua Thái Lan như một người tỵ nạn. Người học viên Pháp Luân Công trẻ này, đã chịu đựng đau khổ thảm thương như vậy vì đức tin của ông nơi Chân Thiện Nhẫn, cuối cùng đã có quyền công lý cho gia đình ông. Trần Đằng nói rằng ông hy vọng rằng sự tra tấn tàn bạo trên Pháp Luân Công sớm chấm dứt và các trẻ em của các học viên có thể đoàn tụ với cha mẹ chúng và hưởng sự hạnh phúc mà chúng xứng đáng được hưởng.

Thảm kịch lại ập xuống gia đình Chu Thục Phân

Học viên Pháp Luân Công Chu Thục Phân, 68, là người của làng Hưng San, thành phố Gia Trang tại vùng An Khâu của thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông. Cô bị mất tích từ ngày 13 tháng tư 2009. Gia đình của cô không biết tin tức gì của cô. Từ 20 tháng bảy 1999, gia đình của cô đã chịu đựng thảm kịch này đến thảm kịch khác. Trong mười năm qua, cả gia đình cô bị giam, bị buộc trả tiền, bị kết án đi trại lao động cưỡng bức. Nhà của họ bị lục soát. Đứa con gái lớn của cô, Túc Bảo Lan, bị tra tấn đến chết. Chồng của cô, người con gái thứ nhì của cô, Bảo Vân; và người con gái út của cô, Bảo Lệ, đã bị giam trong tù. Chính cô Chu đã bị buộc rời bỏ nhà và đi nơi này nơi khác trong nhiều năm. Cả nhà cô đã chịu đựng đủ loại khổ nạn.

Vào tháng bảy 2006, tối thiểu 121 học viên từ thành phố Duy Phường đã bị tra tấn đến chết bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 2008, 162 học viên từ thành phố Duy Phường đã bị kết án lao động cưỡng bức. Vào cái đêm trước khai mạc Thế Vận Hội 2008, hơn 140 học viên bị bắt. Mỗi học viên mà bị bắt đã để lại phía sau cha mẹ, vợ hoặc chồng, con cái, và bạn bè của họ. Sự đau khổ của họ khiến cho những người thân của họ vô cùng đau đớn, những người này con số vượt trên con số các học viên nhiều lần nhiều lần. Một số đã để lại phía sau cha mẹ già của họ và một số con trẻ nhỏ của họ, và những người khác mất nhà và huê lợi. Tuy nhiên, họ không có quyền khiếu nại với chế độ độc tài cho công lý. Họ chỉ có nước mắt và sự đau khổ. Đảng cộng sản Trung Quốc là trách nhiệm cho thảm kịch nhân loại này. Cảnh sát đã trở thành bù nhìn và tay sai đàn áp. Họ tra tấn những người vô tội vì lợi ích tạm thời của chính họ, phá nát cuộc sống của vô số gia đình. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy giúp thi hành công lý cho những người mà đã bị chết như bà Trần Tử Tú, bà Chu Xuân Mai, bà Tôn Tiểu Bách, và cô Túc Bảo Lan.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/4/28/199801.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/2/107923.html
Đăng ngày: 27-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share