[MINH HUỆ 12-10-2007] Trong luật pháp chính thức của Trung Quốc, chỉ có năm loại hình phạt: giam, bắt chính thức, tù có hạn định, tù chung thân, và tử hình. Nhưng trên thực tế của hệ thống Cộng Sản Trung Quốc, có một hình phạt khác, đáng sợ hơn nữa: cải huấn bằng lao động cưỡng bức. Cải huấn bằng lao động cưỡng bức là khác với tù có hạn định, vì nó càng vô lý, hoàn toàn quyết định bởi nhân viên hành chính. Trong tù, hạn tù của một người có thể được giảm, nhưng không được gia tăng mà không có án tòa. Trái lại, trong một trại lao động cưỡng bức, các lính canh hoặc cả các viên chức khác bên ngoài trại lao động có thể gia tăng thời hạn giam của các người tù ở khắp nơi từ năm ngày đến một năm.

Nhiều học viên Pháp Luân Công mà đã hoàn tất thời hạn giam của họ trong một trại lao động cưỡng bức đã bị gửi đi các ‘trung tâm tẩy não’. Vì họ không cúi đầu trước áp lực, họ thường bị gửi đi một trại lao động cưỡng bức khác. Một số học viên Pháp Luân Công bị tống thẳng vào tù.

Theo lời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các trại tù lao động cưỡng bức là dùng để giải quyết ‘các vấn đề nội bộ trong nhân dân’. Nhưng sự đối đãi với các tù nhân trong các trại lao động còn tồi tệ hơn là đối với các tội phạm bị bắt, mà được xem như là ‘kẻ thù của nhân dân’. Trong trại lao động, người ta chỉ có ‘cái quyền’ là vâng lời và làm lao động nặng. Nếu một người không đủ ăn, họ có thể yêu cầu gia đình giúp đỡ. Nếu gia đình họ không giúp đỡ, vậy trại lao động cũng sẽ không làm gì cả. Thể theo họ, họ không có trách nhiệm phải cung cấp thức ăn.

Để tránh đi tù thì tương đối dễ hơn – người ta chỉ cần biết và nghe theo luật pháp. Nhưng tránh các trại lao động là không dễ dàng như vậy. Quá trình để gửi một người đi một trại lao động là đơn giản và hoàn toàn quyết định bởi nhân viên hành chính. Không có giám thị hoặc bộ máy kiểm soát. Nơi một sở làm, nếu người ta không đồng ý với các chính sách của ĐCSTQ, thì người ta có thể bị gửi đi một trại lao động. Khi các trại lao động cần nô lệ để lao động, con số người được gửi đến các trại lao động cũng có thể được gia tăng.

Mỗi khi có một sự việc quan trọng sắp xảy ra tại Trung Quốc, các trung tâm tù, các trại lao động, và nhà tù trở thành rất đông đúc. Điều này đặc biệt đúng đối với các trại lao động. Chính phủ dùng các trại lao động như một công cụ để tạo ra sự sợ hãi. Trung Quốc sẽ đăng cai Thế Vận Hội 2008, và vì đó, tất cả các trại lao động đều đã đầy ắp. Nơi “dẫn đầu” trong công tác nhanh nhẹn này là thành phố Đại Liên của tỉnh Liêu Ninh, thành phố Phủ Thuận của tỉnh Liễn Ninh, và Bắc Kinh. Các tù nhân trong trại lao động đã và đang được chuyển đi từ ba nơi này đến Trại Lao động Mã Tam Gia tại tỉnh Liêu Ninh.

Chỉ tại thành phố Ngõa Phòng Điếm (tỉnh Liêu Ninh), giữa tháng sáu và tháng tám 2007, hơn 30 học viên Pháp Luân Công bị bắt bất hợp pháp và nhà của họ bị cướp. Phần đông trong họ bị kêu án từ 1.5 đến 2 năm trong một trại lao động. Dù ĐCSTQ kêu gào Thế Vận Hội ‘Nhân đạo’ ‘Xanh’, sự thật là Thế Vận Hội Bắc Kinh đã nhuộm đầy máu và bị ám ảnh bởi sự kinh hoàng.

Cải huấn bằng lao động cưỡng bức” là một công cụ đặc biệt mà ĐCSTQ dùng để khủng bố dân chúng của nó. Nó đã được dùng một cách bất nhân để tra tấn người dân Trung Quốc và bóp méo lương tâm của họ. Dưới hệ thống lao động cưỡng bức, người Trung Quốc đã bị làm cho sợ hãi và im lặng. Cái hình phạt bất hợp pháp này là một vướng mắc khác trong bộ máy độc tài ĐCSTQ đã ngăn cản người dân Trung Quốc có bất cứ tự do nào.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/10/12/164331.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/11/5/91111.html
Đăng ngày: 23-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share