Bài một đồng tu Trung quốc

[Minh Huệ] Tôi 86 tuổi và sức khỏe rất kém trong một thời gian dài. Có thời tôi nằm nhà thương nhiều hơn là ở sở làm. Tôi từng tập nhiều loại khí công nhưng không có cái nào có hiệu quả. Vào đầu tháng sáu 1994 một đồng tu lâu năm khuyến khích tôi tham gia một khóa học Pháp Luân Công. Tôi đi tham gia, hy vọng rằng bệnh tôi sẽ được trị lành và muốn thử một cái gì khác.

Cãm giác đầu tiên của tôi về Pháp Luân Công là cái học phí rất rẻ của khóa học. Tôi chỉ trã 50 đồng Yuan cho tất cả 10 buổi học. Tôi nghe nói là học phí chỉ vừa mới tăng từ 40 đồng lên 50 đồng vì Hội Khí Công Trung quốc đã than phiền rằng các khóa học Pháp Luân Công quá rẻ. Chỉ để so sánh, một khóa học Khí công kéo dài một tuần lễ mà người hàng xóm của tôi đã tham gia giá là 300 đồng, mỗi tối một buổi giảng.

Cãm giác thứ nhì của tôi là cung cách phi thường của Sư phụ và giáng vẻ trẻ trung của ông. Tôi nhìn ông xem như chừng 20 tuổi. Tôi tự hỏi, một vị thầy khí công trẻ như vậy làm sao có thể có khả năng trị hết bệnh! Tôi đến chỉ để được trị bệnh, và vì thiếu chân thành, tôi chỉ nghĩ về cái bệnh của tôi trong khi tham gia buổi giảng. Cuối cùng sau khi rời giảng đường tôi không nhớ rõ một điều gì cả. Tôi cả còn nghĩ đến ở lại sau buổi giảng để xin Sư phụ trị bệnh cho tôi.

Thình lình ngay sau buổi giảng, một người đàn bà bồng một đứa bé trong tay đi lên khán đài và xin hỏi Sư phụ trị bệnh cho con bà ta. Sư phụ nói, ‘Tôi không trị bệnh. Bà phải nghe lời giảng của tôi nơi này.’ Tôi gần mất hết nhuệ huyết sau khi nghe rằng Sư phụ sẽ không trị bệnh cho một ai. Sau này tôi đọc Chuyển Pháp Luân có ghi rằng,

Có người trong thân rất khó chịu và không rời khỏi chiếc ghế của họ, chờ tôi bước xuống khán đài để trị bệnh cho họ.” (Chuyển Pháp Luân)

Lời nói này trực tiếp nói về tôi. Sau một vài khóa học và kinh nghiệm, tôi hoàn toàn thay đỗi tư cách không tập trung chú ý và lo lắng của tôi. Tôi bắt đầu chú ý nghe giảng bài.

Tôi muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm mà tôi còn ghi khắc trong tâm.

Một lần trong khóa giảng, Sư phụ kêu tất cả chúng tôi giơ hai bàn tay ra để nhận Pháp Luân. Hai bàn tay của chúng tôi được giơ thẳng ra trước với lòng bàn tay hướng về trên. Người bạn tôi và tôi đứng cạnh bên nhau không cãm giác đụợc gì. Thình lình một đứa bé gái đứng vào giữa hai tôi và nói một cách mừng vui, ‘Nhìn, nhìn này, Cháu có cái Pháp Luân!’ Nó kêu tôi nhìn vào lòng bàn tay của nó. Tôi nhìn thấy một vật tròn tròn đang xoay chuyển trong lòng bàn tay. Tôi thật ham mộ cô bé ấy.

Một buổi chiều ngay khi buổi giảng sắp kết thúc, thời tiết bổng thình lình thay đỗi. Có tiếng gió hú, bão táp dữ dội, sấm sét và mưa đá ầm ỉ rơi xuống. Cả bầu trời như muốn xập xuống với tiếng sấm sét đập lên tòa nhà. Điện lực bị cúp và cả phòng giảng đều tối om. Chúng tôi có thể nhìn thấy rỏ những lằn chớp sáng lóe. Chúng tôi nhìn thấy nét nghiêm túc trên gương diện của Sư phụ, và ông bảo chúng tôi là đừng có động đậy. Sư phụ bắt đầu làm đại thủ ấn. Dần dần sấm sét hạ xuống, và tất cả đèn đều bật cháy lại sau khi điện được tái hồi. Chúng tôi nhìn thấy Sư phụ đang vặn một cái gì trong các ngón tay phải của ông. Sau khi ông vặn một vài lần nữa, Sư phụ để nó trong một cái ly trà ở trên bàn. Sau này khi tôi học Chuyển Pháp Luân, có ghi rằng,

Dù chư vị thấy một con (vật) mà đã tu luyện gần ngàn năm, chỉ một ngón tay nhỏ cũng đã đũ bóp nát nó” (Chuyển Pháp Luân)

Chỉ khi đó tôi mới hiễu là cái mà Sư phụ vặn và bóp nát ngày hôm đó là một con quỉ.

Để tham gia khóa học chúng tôi cần một thẻ ghi danh khóa học. Sau khóa học chúng tôi sẽ được cấp cho một bằng cấp với hình ảnh. Tôi đánh mất một trong các tấm hình của tôi mang theo để nộp. Dù cảm thấy buồn vì chuyện đó, tôi vẫn cố nhanh chân đến phòng giảng để tìm một chỗ ngồi hầu không bị mất một chút gì về bài giảng. Sau đó tôi nghe Sư phụ hỏi từ nơi khán đài, ‘Ai đánh mất một tấm hình !’ Tôi mừng quá. Có người đã lượm được tấm hình của tôi. Tôi đứng dậy và nói, ‘Chính là tôi.’ Sư phụ nhìn tôi và tấm hình và nói, ‘Đó là của anh.’ Tôi cố bước lên phía trước để đi lấy tấm hình nhưng Sư phụ nói, ‘Không cần anh đi lên đây, tôi sẽ nhờ người mang đến cho anh.’ Cả phòng học đều đầy chật người và tôi sẽ không thể nào đi lên được đến trên. Tôi tự nghĩ, ‘Chúng ta thật có một vị thầy tuyệt diệu!’

Sư phụ không bao giờ làm mất thời giờ của học viên. Ông khai giảng lớp học đúng giờ mà không dùng bửa. Khi phòng học không thể chứa hết các học viên (khoảng 2, 000 người), chúng tôi xê đến bên khán đài. Vì tôi vẫn luôn nghĩ về các căn bệnh của tôi, tôi không lắng tâm chú ý nghe giảng bài. Sau này tôi cảm thấy rằng những gì Sư phụ dạy là những cái gì tôi chưa từng nghe qua, như là chúng ta phải cố gắng tiến lên để làm một người tốt, để làm một người còn tốt hơn một người tốt, không bao giờ đánh trả khi bị chưởi hoặc bị đánh, nghĩ tới người khác, đặt quyền lợi của người khác trước của mình, khi có sự xung đột với người khác thì tìm tự bên trong, v.v. Tôi thấy rằng những điều đó rất tươi mát.

Tôi càng lắng nghe, tôi càng lưu ý vào các bài giảng. Vì nhà tôi ở gần đó, tôi thường đến sớm mà không ăn cơm để có được một chỗ ngồi. Tôi sẽ được ngồi vào hàng đầu, rất cận khán đài. Tôi khám phá ra rằng Sư phụ không bao giờ dùng giáo án cho các bài giảng. Ông chỉ rút ra một mảnh giấy nhỏ từ nơi túi áo sơ-mi của ông và đặt nó lên trên mặt bàn giảng. Trong lúc thuyết giảng Sư phụ chỉ liết mắt sơ qua mặt giấy và nói, ‘Bây giờ hãy nói sang đề tài tiếp theo…’ và tiếp tục với mức độ bình thường của bài giảng.

Đó là vào giữa tháng sáu, thời tiết ban ngày tại Trịnh Châu là vào khoảng 37 độ C (vào khoảng 100 độ F). Dù có một quạt điện trên bệ giảng, Sư phụ đẩy nó qua một bên và ra dấu cho một người nào đó mang nó đi. Sau đó nó được lấy đi và không ai dùng máy quạt trong lúc Sư phụ giảng.

Sư phụ luôn khai giảng rất đúng giờ và không bao giờ kết thúc quá giờ. Một lần tôi để dành một cái ghế cho một người bạn nhưng chị này không thấy đến khi khóa học sắp bắt đầu. Tôi sợ rằng chị ta không tìm được một chỗ ngồi và muốn đi ra trước cửa để đợi chị ta. Tôi hỏi người thanh niên thường đi theo Sư phụ, ‘Sư phụ đã đến chư?’ Anh ta nói, ‘Sư phụ vừa trở về từ chùa Thiếu Lâm. Ông chưa dùng bửa’. Tôi nghĩ rằng tôi vẫn còn có thì giờ để ra đi tìm người bạn của tôi nơi cửa ra vô. Khi tôi ra đến cửa thì thấy Sư phụ đi vào. Sau này tôi mới được biết rằng Sư phụ đã chưa dùng bửa khi ông bắt đầu buổi giảng.

Sau khi Sư phụ giảng xong mười bửa, chúng tôi tất cả đều xin được chụp một bức hình với Sư phụ. Sư phụ đồng ý và mọi người từ các vùng khác nhau đã đứng chung nhau để chụp một bức hình với Sư phụ. Có vào khoảng 100 người từ Trịnh Châu. Sau khi chụp hình xong, Sư phụ nói với chúng tôi, ‘Tất cả chư vị (từ vùng Trịnh Châu) xin hãy ở lại chờ nơi đây.’ Sau khi các tấm hình đã chụp xong với các vùng khác, ông vẫy chúng tôi đi vào một cái phòng bên trong vận động trường. Sư phụ nói với chúng tôi, ‘Mời chư vị ngồi xuống.’ Sư phụ ngồi xuống thềm đất trước và chúng tôi tất cả đều theo sau ngồi chung quanh Sư phụ. Nhiều người cố chen chân để được đến gần hơn. Tôi ngồi hơi xa một chút nên không nghe được rõ những gì Sư phụ nói. Tất cả những gì tôi còn nhớ là Sư phụ yêu cầu chúng tôi tu luyện tinh tấn, thành lập một nơi tập công chung và tìm nhiều người làm điều phối viên địa phương. Sư phụ chỉ vào một vài người ngồi gần ông và nói, ‘Anh, anh, và anh nữa.’ Một người nói, ‘Xin hãy kể luôn tôi nữa. Tôi đã có làm việc cho nghiệp đoàn và bây giờ đã về hưu. Tôi rảnh rang’ Sư phụ nói, ‘Rất tốt.’ Bạn tôi đứng sau lưng Sư phụ và hỏi Sư phụ, ‘Sư phụ, khi nào ông sẽ trở lại?’ Sư phụ nói, ‘Tôi không thể trở lại nữa.’ Một vài đồng tu hỏi một vài câu hỏi, được Sư phụ giải thích và trã lời. Tôi không nghe rõ lời Sư phụ nói. Ngày nay tôi hối hận vô cùng cái bản chất kém ngộ của tôi.

Ông Shi của hội Khí công Trịnh Châu nói với chúng tôi rằng lúc đầu ông không định đi tham gia khóa giảng. Một người bạn đồng nghiệp của ông hỏi vì sao ông không định đi. Ông trã lời, ‘Tôi đã nghe quá nhiều về khí công rồi và tất cả nghe như giống nhau.’ Người bạn đồng nghiệp của ông nói, ‘Lần này khác hẳn. Ông nên đi đi.’ Ông Shi đi và cuối cùng tham gia tất cả các buổi giảng cho đến cuối cùng. Ông rất kiên trì tập luyện. Ông bẩm sinh có một cái bớt to đen trên má dưới con mắt trái. Khi tôi gặp lại ông không bao lâu sau đó, cái bớt đen đã biến mất. Gương mặt của ông sạch trơn. Ông xem còn trẻ hơn trước.

4-5-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/5/5/73895.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/5/21/48281.html.

Dịch và đăng ngày 26-6-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share