Bài của một bạn tu Đại Pháp tại Trung quốc lục địa

[Minh Huệ] Từ khi Sư phụ bắt đầu dạy Pháp luân Đại Pháp năm 1992, nhiều người thật xuất sắc đã xuất hiện giữa thế giới nhân lọai, biểu hiện được sự thánh thiện và trong trắng của Đại Pháp. Tôi xin kể ra đây một trong những câu chuyện của những người đó.

Có một tòa nhà cổ cao được biết dưới cái tên là “U Châu Trong Trấn” nơi trung tâm thành phố cỗ Bắc Ninh, tỉnh Liêu Ninh. Trước khi cuộc khủng bố bắt đầu ngày 20 tháng 7, 1999, người ta có thể nhìn thấy từ nhiều chục người cho đến hằng trăm người tu tập Pháp luân Công nơi sân trường đó mỗi buổi sáng và tối.

Chiều tối ngày 4 tháng 2, 1998, Cô Liễu ở điểm luyện tập công của chúng tôi gọi điện thọai cho tôi nói rằng có một ni cô trẻ từ tỉnh Sơn Đông đến muốn gặp tôi. Tôi không biết cô này, nhưng sau khi gặp mặt nhau tôi được biết rằng, trong khi đi khắp nơi, ni cô này đã ở một đêm nơi nhà một gia đình có tập luyện Pháp Luân Công và gia đình này đã đề nghị cô nên đi gặp tôi.

Để đưa cô ta đến nhà tôi, tôi mời cô ta ngồi nơi yên sau chiếc xe đạp của tôi để cùng đi về nhà. Nhưng cô ta nói, ‘Sư phụ có dạy, ‘Mọi người phải đi bộ. Chỉ qua sự chịu đựng khó nạn người ta mới có thể trã được nghiệp lực của mình.’ (“Nguyên lý cho những đệ tử là Tăng Ni’ từ Tinh tấn yếu chỉ) Sau khi nghe như vậy, tôi liền đẩy xe đạp và cùng đi bộ với cô.

Cô nói với tôi rằng cha mẹ cô đầu tiên không đồng ý cho cô trở thành ni, nhưng cô quyết chí trở thành ni. Sau đó, cô đắc được Pháp nơi chùa. Nhưng khi cô nhìn thấy các Tăng Ni trong đó không tự tu luyện, mà họ chỉ phe phái và công kích lẫn nhau, cô rời nơi đó và đi đến một ngôi chùa tại tỉnh Sơn Đông. Có hai ni cô ở trong chùa, và họ cũng đều đắc được Pháp sau này. Một tuần lễ sau khi cô đọc được bài kinh văn của Sư phụ về ‘Những nguyên lý cho các đệ tử Tăng Ni’, cô rời khỏi chùa.

Tối hôm đó, chúng tôi cùng chung học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm, ni cô trẻ này cũng tham dự. Tôi hỏi cô điều gì cô thấy là khó nhất trên con đường du hành khất thực. Cô nói trong nước mắt, ‘Điều khó nhất là khi tôi mở miệng xin ăn. Tôi thấy khó mà hỏi người ta nên tôi thường phải nhịn đói’. Tôi nói, ‘Vậy mỗi khi cô hỏi người ta, cô có thể hỏi nhiều hơn một chút rồi để dành một ít cho kỳ sau.’ Nhưng cô nói, ‘Tôi vâng theo lời dạy của Sư phụ, chỉ có thể xin đồ ăn chớ không được xin tiền và đồ vật. Hơn nữa tôi chỉ xin cho một bữa ăn mỗi lần và không bao giờ xin cho lần tới. Những tăng ni đi du hành khất thực có thể thường chịu đói và khát. Nếu không có nước, chúng tôi chỉ là nhịn khát; nếu không có thức ăn, chúng tôi chỉ là nhịn ăn. Chúng tôi cũng có thể tiêu trừ nghiệp lực của chúng tôi bằng cách như vậy.’

Tôi hỏi cô có bị gặp những sự nguy hiễm và khó khăn trên đuờng đi không. Cô nói, ‘Có. Có một lần, bốn người đàn ông trẻ chận tôi lại. Họ nghĩ rằng tôi gạt tiền. Nên họ muốn bắt tôi đi gặp mẹ của một người trong họ, là một người đã bị gạt tiền, và kêu bà ta nhìn mặt tôi. Tôi không sợ. Tôi nghĩ rằng Sư phụ sẽ che chở cho tôi. Tôi không có làm gì xấu, vậy tôi đi theo họ. Bà mẹ đó nói tôi không có gạt tiền của bà. Sau đó họ thả tôi đi.

Cô nói, ‘Một lần khác, khi tôi đang đi trên đường, có bốn người đàn ông có ý không tốt bao vây tôi. Lúc bấy giờ tôi rất lo lắng và nói thầm trong tâm  ‘Sư phụ, xin giúp con rời khỏi nơi này mau mắn.’ Liền tức thời, giữa bốn người họ xuất hiện một lỗ trống. Tôi liền bước nhanh qua lỗ trống đó và rời đi. Bốn người đàn ông đứng đó không một chút động đậy. Sau khi tôi đã đi thật xa, tôi ngó ngoái đầu lại để nhìn xem. Bốn người đó vẫn còn đứng đó không động đậy. Tôi cảm thấy càng lúc càng dễ thở. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng Sư phụ ở bên cạnh tôi và che chở cho tôi ở mỗi giây phút.’

Người ni cô trẻ tiếp tục kể kinh nghiệm của cô cho chúng tôi nghe.

Khi tôi đang đi trên con đường của Thành phố Cẩm Tây, tĩnh Liêu Ninh, thì đã tám giờ tối. Tôi vẫn chưa tìm được một nơi để ăn hoặc ngủ qua đêm. Khi tôi gỏ cửa một ngôi nhà, một người con gái trẻ hơn tôi ra mở cửa. Tôi hỏi, ‘Cô có tu luyện Pháp Luân Công không?’ Cô ta nói với một giọng ác cãm, ‘Hãy đi đi! Đồ gạt người!’ Tôi rất thất vọng. Đã gần 9 giờ tối. Sau đó tôi gỏ cửa một ngôi nhà khác. Lần này, một người đàn bà tốt bụng ra mở cửa. Tôi hỏi bà ta, ‘Thưa dì, dì có tập luyện Pháp Luân Công không?’(1) Bà ta trã lời với một nụ cười, ‘Có, tôi tập luyện Pháp Luân Công, xin mời vào.’ Bà đỗ nước nóng cho tôi rữa tay và xúc miệng. Và sau đó, bà mang ra một bữa cơm nóng hổi cho tôi ăn.

Hôm qua tôi đi đến một cái núi tại Huyện Nghĩa, tĩnh Liêu Ninh và ở qua đêm nơi đó trong nhà một dì tu luyện Pháp Luân Công. Tôi hỏi họ tôi nên đi đâu từ nơi núi này. Người chồng của bà dì đó trã lời một cách vô ý, ‘Hãy đi đến U Châu Trọng Trấn nơi phía Bắc của thành phố và cô sẽ gặp một người đàn bà.’ Bà dì hỏi ông chồng, ‘Người ấy là ai? Ông có biết bà ta không?’ Ông cậu đó nói, ông không biết. Lúc bấy giờ tôi hiễu rằng đó là Sư phụ ban cho tôi hướng đi qua miệng nói của ông cậu đó. Tôi hỏi ông cậu đó, ‘Tôi đi cách nào đến nơi đó?’ Ông ta nói với tôi, tôi phải lấy con đường nhỏ, chớ có lấy con đường lớn vì có nguy hiễm nơi đó.

Hôm nay tôi đi đến nơi U Châu Trọng Trấn phía Bắc thành phố này. Tôi hỏi một người qua đường nơi đâu có những người tu Pháp Luân Công. Ông ta chỉ một cánh cửa kiếng nói, ‘Cô có thể đi đến ngôi nhà đó hỏi’. Tôi đến nhà và nói tôi muốn gặp một người nào đó. Người đàn bà trong gia đình đó nói, ‘Tôi biết bà ta. Xin cô chờ nơi này. Tôi sẽ gọi bà ta ra.’ Chỉ bằng cách như vậy, tôi đến nhà của bà. Khi tôi hồi tưởng lại những gì tôi đã trãi qua trong cuộc hành trình này, tôi cảm thấy vẫn còn có nhiều người tốt trên đời. Có vài người lái xe ngừng xe lại và mời cho tôi đi giang. Tôi từ chối và cám ơn họ. Có những gia đình muốn tôi ở lại vài đêm. Tôi nhớ lời Sư phụ dạy trong kinh văn ‘Những nguyên lý cho các đệ tử Tăng Ni’ là ‘… nhưng không được ở lâu. Chư vị phải đặt những đòi hỏi nghiêm khắc cho chính mình! Nếu không, chư vị không phải là đệ tử của tôi.’ (Tinh tấn yếu chỉ)

Sau khi nghe qua câu chuyện của ni cô này, một bạn tu hỏi cô ta, ‘Cô đi bộ xa như vậy, địa điểm đến của cô là nơi nào ?’ Cô trã lời, ‘Tôi sẽ đến Trường Xuân. Tôi muốn nhìn thấy thành phố quê hương của Sư phụ. Sau đó, nếu gặp một ngôi chùa, tôi sẽ ở lại nơi nào đó mà có một ngôi chùa.’ Một vài bạn tu mời cô ở lại thêm vài ngày và nghỉ ngơi một chút. Cô nói, ‘Cám ơn. Nhưng tôi sẽ đi Hắc Sơn ngày mai.’

Khi đi ngủ đêm đó, tôi nhìn thấy chân cô ấy đầy những mục nhọt. Cô nói, ‘Xin đừng lo. Sáng mai chúng sẽ hết. Thường xảy ra như vậy.’ Sáng hôm sau quả thật chân cô ấy đều lành lặng như thường. Không còn dấu mục nhọt nữa.

Sáng hôm đó, khi cô ta chuẩn bị rời đi, nhiều bạn tu đến để tiển đưa. Một số muốn cho cô ta tiền nhưng cô từ chối. Tôi biếu cô nhiều thứ trái cây, nhưng cô lấy bỏ ra lại tất cả từ trong túi đựng của cô. Dưới sự mời ép của tôi, cô đồng ý nhận lấy mỗi thứ một trái và cũng gói vào trong túi của cô nhiều quyển sách của Sư phụ và một cái áo lạnh. Sau đó cô rời đi.

Các bạn tu theo cô ra đến ngòai cổng và đưa cô ra đến ngoài đường. Nhưng cô không ngoái đầu lại và cương quyết đi tới trước.

5-3-2004

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/3/6/69250.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/4/2/46668.html.

Dịch ngày 7-4-2004, đăng ngày 9-4-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

(1) Người Trung quốc thường gọi một người đàn bà lớn tuổi bằng ‘dì’ và một người đàn ông lớn tuổi bằng ‘cậu/chú’ làm một danh từ biểu lộ sự tôn kính và thương mến.

Share