Viết bởi một học viên tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-03-2009] Tôi đã chiểu theo yêu cầu của Sư Phụ về làm tốt ba việc, và không kể là tôi đi đâu, tôi luôn đặt vấn đề làm sáng tỏ sự thật và cứu độ chúng sinh lên đầu tiên. Tôi mong muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm của tôi khi tôi làm sáng tỏ sự thật với những người mà tôi đã gặp.

Chọn điều thiện là tốt; chọn điều ác là xấu

Trong công việc của tôi, tôi thường xuyên giữ liên lạc với những nhân viên khác trong công ty tôi. Năm ngoái, họ tuyển thêm một sinh viên đại học mới ra trường, và theo yêu cầu làm việc, chúng tôi giữ liên lạc mật thiết với nhau. Tôi thường nói với cậu ta về sự thật cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, nhưng cậu ta không chấp nhận những gì mà tôi đã nói. Vào lúc đó, tôi đã không đề cập tới việc tôi là một học viên Đại Pháp. Một lần, cậu ta tới phòng ngủ tập thể của chúng tôi để chơi mạt chược. Cậu ta cầm sách Đại Pháp của tôi lên và đọc một vài trang. Và rồi cậu ta không màng tới chơi mạt chược nữa, và chuyển sang chơi máy tính. Khi tôi đến nói chuyện với cậu ta, cậu ta bất ngờ nói: “Anh đọc sách này, tôi muốn báo cáo anh [cho cảnh sát].” Tôi nhìn cậu ta và nghĩ: “Tôi đã sai sót ở điểm nào?” Trái tim tôi đã không trong sạch khi tôi làm sáng tỏ sự thật với cậu ta lúc trước, và tôi đã có một chấp trước về sự tranh đấu.

Tôi bình tĩnh nói: “Cậu có biết Chuyển Pháp Luân nói về điều gì không? Nó khuyên người ta trở nên tốt hơn nhờ tuân theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, từ đó trở thành một người tốt với [chuẩn mực] đạo đức cao thượng làm lợi ích cho gia đình và xã hội.” Cậu ta hỏi: “Những đứa trẻ của anh có tin [điều đó] hay không?” Tôi trả lời: “Đó là quyền tự do tín ngưỡng. Cậu được học hành – cậu sẽ được gì nếu cậu báo cáo tôi? Đó là bản chất thiện của con người. Người nào tốt bụng là người tốt, còn người nào độc ác là người xấu. Tôi hy vọng cậu hiểu ra sự thật và nghĩ cho chính cậu.”

Mặt cậu ta đỏ lên, và cậu ta cảm thấy xấu hổ. Kể từ đó, cậu ta trở nên lịch thiệp hơn khi nói chuyện với tôi. Vài ngày trước, cậu ta nói với tôi rằng chuẩn mực [đạo đức] của các học viên Đại Pháp thật là cao. Cậu ta cũng khen ngợi việc công tác của tôi với người khác khi tôi không có ở đó.

Giải thích về ‘tam thoái’ trên một chuyến xe lửa

Một lần, vợ tôi và tôi đang ở trên một chuyến xe lửa, và một đôi vợ chồng già tầm 70 tuổi, ngồi đối diện với chúng tôi. Họ trông khá trí thức, nên chúng tôi quyết định làm sáng tỏ sự thật với họ. Không lâu sau hai người họ thôi nói chuyện. Tôi bèn phát chính niệm để thanh lọc bản thể và môi trường xung quanh, và nhanh chóng tìm ra một đề tài để bắt chuyện với họ. Tôi nói về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các cuộc vận động [chính trị] của nó, cuộc Cách mạng Văn hóa và nhiều thứ nữa. Tôi đề cập một cách tự nhiên đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và chúng tôi đã trò chuyện khá thoải mái. Khi chúng tôi nói về bản chất tà ác của ĐCSTQ, về tính dối trá và sự hung hăng của nó, người đàn ông nói nhỏ: “Nếu chúng ta nói điều này trong quá khứ, chúng ta có thể đã bị bắt và tống giam.” Tôi cười và nói: “Tình hình bây giờ đã khác rồi, nhân dân đã thức tỉnh. Cựu Trưởng Ban tổ chức thành phố chúng ta đã từng nói hơn 10 năm trước rằng: ‘Sự sụp đổ của ĐCSTQ là không thể tránh được.’ Nếu chức vụ của một người càng cao, họ càng chú tâm sắp xếp ‘kế hoạch dự phòng’ cho chính họ, gửi con cái ra nước ngoài, và gửi một lượng tiền lớn từ tham nhũng vào các tài khoản ở ngoại quốc.”

Sau đó vợ tôi nói với họ về ‘tam thoái’ (thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới) để có một tương lai tốt đẹp. Lúc đầu họ còn khá băn khoăn, nên tôi nói: “Yêu nước không tương đương với yêu Đảng, yêu Đảng không tương đương với yêu nước. Quê hương của chúng ta chỉ là đất nước mà thôi!” Lúc đó họ quyết định thoái và nói trong hạnh phúc: “Cám ơn!” Người đàn ông giơ nắm đấm lên để xác nhận những gì ông vừa nói. Người phụ nữ nhiều tuổi nói với chúng tôi rằng bà đã từng đi qua 12 quốc gia, và đã thấy Pháp Luân Công ở khắp mọi nơi. Họ biết Đại Pháp là tốt. Tôi nhắc họ nên thường xuyên niệm “Chân Thiện Nhẫn hảo” và “Pháp Luân Đại Pháp hảo” để có thể được hạnh phúc và bình an. Nếu họ nói với người khác, họ cũng có thể tích đức nữa. Họ là những kỹ sư kỳ cựu đã về hưu. Chúng tôi thấy mừng cho họ từ tận đáy lòng mình.

Tất cả mọi việc đều là việc tốt

ĐCSTQ đã điên cuồng khủng bố những người tốt trước kỳ Thế Vận Hội, bắt giữ, giam cầm, kết án và giám sát những học viên Pháp Luân Đại Pháp, phá vỡ nghiêm trọng cuộc sống thường ngày của phần đông người dân Trung Quốc.

Vào tháng 6 năm 2008, giám đốc đơn vị tôi nói với tôi hãy đi nơi khác làm việc; ông ta nói rằng người ta đang tạm thời cần tôi ở đó. Nhưng thực ra đó là theo yêu cầu bảo đảm “an toàn cho kỳ Thế Vận Hội” của ĐCSTQ. Tôi nói với người giám đốc rằng: “Ông làm như vậy là sai rồi. Ông cực kỳ lo sợ và bất công với những người tốt.” Ông ta thừa nhận điều đó, và nói một cách khá thiện ý: “Họ thiếu nhân lực có kỹ thuật, xin hãy giúp họ.”

Tôi bèn nhớ lại đoạn Pháp sau của Sư Phụ:

“Trước đây tôi cũng giảng rồi, tà Đảng Cộng sản Trung Quốc nó không làm gì [thì] nó còn bớt chút việc [rắc rối]; nhất là nó mà làm bất kể điều xấu nào nhắm vào đệ tử Đại Pháp thì đều trở thành việc xú bại của chính nó, đồng thời kết cục trở thành trợ giúp đệ tử Đại Pháp [hoàn] thành công việc. [Với] học viên nào nhiều nhân tâm, chư vị hãy nhớ lời tôi nói đó, bây giờ cũng để chư vị minh bạch rằng, từ nay hễ phát sinh sự việc gì, chư vị không được lại quên, lại dùng nhân tâm để xét vấn đề.” (Giảng Pháp tại Pháp Hội New York 2008)

Tôi xem xét lại những ý nghĩ của tôi. Tôi đã lo sợ, và thường nghi ngờ rằng tôi đang bị theo dõi. Sự nghi ngờ của tôi luốn trỗi dậy ở mọi thời khắc và tôi đã không hoàn toàn thanh tỉnh. Khi tôi nhìn thấy được thiếu sót này, tôi cảm thấy xấu hổ và hối tiếc. Nếu sự việc đã như thế này rồi thì tôi sẽ coi việc đi tới thành phố khác là một việc tốt, và là một cơ hội tốt để cứu độ nhiều người hơn.

Trong môi trường làm việc mới, bí thư chi bộ [ĐCSTQ] của đơn vị thường hỏi tôi những câu hỏi nào đó, rõ ràng là cố ý theo dõi tư tưởng của tôi. Sau một thời gian dài, anh ta đã hiểu được sự thật về Đại Pháp, và theo sáng kiến của anh ta, anh ta sẽ ở cùng phòng ở tập thể với tôi. Anh ta thường pha trà cho tôi, và rất kính trọng tôi. Tôi biết sự kính trọng đó không chỉ là đối với cá nhân tôi, mà đó là sự kính trọng với một học viên Đại Pháp. Tôi đã không bị tụt lại đằng sau khi học Pháp, phát chính niệm và giảng chân tượng. Đôi khi tôi không làm tốt, nhưng tôi luôn cố gắng để tiếp tục.

Một thời gian sau, vị bí thư chi bộ ĐCSTQ này nói với bất cứ ai mà anh ta gặp: “Người học viên Pháp Luân Đại Pháp này làm việc rất tốt, rất nổi bật. Nếu mỗi người đều giống như các học viên Pháp Luân Đại Pháp thì thật là dễ dàng để lãnh đạo nhóm làm việc.” Không lâu sau đó, vị bí thư chi bộ này muốn học Pháp Luân Đại Pháp, và đã tham gia tập luyện. Vào ngày thứ hai sau khi học Đại Pháp, giám đốc công ty yêu cầu từng bí thư chi bộ Đảng báo cáo về các học viên Đại Pháp. Người bí thư chi bộ này không nói gì; và khi những người khác đề cập đến Pháp Luân Đại Pháp, anh ta nói Pháp Luân Đại Pháp tốt như thế nào. Vị giám đốc đã không thể làm gì được, và buổi họp báo cáo đã trở thành buổi họp để tuyên dương Pháp Luân Đại Pháp.

Khi chúng ta giữ được chính hành thì mọi việc đều sẽ thay đổi, vì vậy các học viên Pháp Luân Đại Pháp nên xem xét vấn đề bằng chính niệm, và hãy nhớ rằng tất cả mọi việc đều là việc tốt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/3/2/196302.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/3/18/105710.html

Đăng ngày 26-03-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share