Viết bởi một học viên tại tỉnh Hắc Long Giang.

[MINH HUỆ 23-02-2009] Sư Phụ đã từng nói với chúng ta nhiều lần rằng mỗi học viên nên nhìn vào trong bất kể khi có vấn đề hay xung đột nào mà người đó gặp phải. Nhìn vào trong là chiếc chìa khóa – Chúng ta có thể vượt qua bất cứ khó khăn nào chừng nào mà chúng ta quyết tâm trở về với bản ngã thật sự của chúng ta.

Tôi là một học viên lâu năm. Tôi tập luyện đã được hơn 10 năm. Nhìn lại, tôi hối tiếc vì đã không nhìn vào trong mỗi thời khắc mỗi khi xung đột xảy ra. Tôi có xu hướng hướng ngoại [mà tìm] và luôn tìm kiếm thiếu sót của người khác. Giống như một chiếc đèn pin, như một đồng tu mô tả: “Nó luôn luôn chiếu vào chỗ khác mà không phải chính nó, và nó luôn luôn chiếu đúng mục tiêu.” Làm sao mà tôi luôn luôn đúng mỗi khi tôi nhìn vào người khác? Tôi thình lình hiểu ra rằng: Đây là những chấp trước của chính tôi đang phản chiếu trở lại tôi! Tôi đúng là mục tiêu bởi vì những chấp trước này là của tôi! Tôi kinh ngạc và nhận ra rằng tôi đã luôn bị ám ảnh lo lắng về việc người khác bị mất đi hoàn cảnh thuận lợi bởi cựu thế lực, mà không nhận ra rằng tôi mới là người cần phải tỉnh thức. Từ lúc đó, bất kể có thứ gì tốt hay xấu, ngay khi tôi thấy có vấn đề với tâm tính của tôi, tôi gia tăng chính niệm để phát hiện những vật chất xấu và những chấp trước ẩn sâu trong tôi. Chỉ bằng cách đó tôi mới có thể loại trừ chúng và đề cao lên.

Bài trừ can nhiễu từ gia đình và tu luyện cá nhân cho tốt bằng cách tham gia nhóm học Pháp

Trong một quãng thời gian, tôi phải bỏ nhà [ra đi] và trở nên vô gia cư nhằm tránh bị bức hại. Sau khi trở về nhà, gia đình tôi giám sát tôi rất gắt gao. Tôi đã phải âm thầm học Pháp và tập công. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng các học viên Đại Pháp phải tham gia nhóm học Pháp, do vậy tôi thường tới nhà một bạn đồng tu sau khi làm xong việc nhà. Khi gia đình tôi hỏi tôi định đi đâu, tôi nói rằng tôi [muốn] đi dạo. Một đêm tôi về nhà rất muộn, và chồng tôi hỏi tôi đã ở đâu. Tôi nói chuyện với anh ấy một cách cởi mở và đường hoàng rằng tôi vừa mới tới địa điểm học Pháp chung. Anh ấy nói: “Không ai nên đi về muộn. Đừng làm phiền người khác thêm nữa.” Tôi nói: “Em nên đi đâu bây giờ? Em có nên để họ tới nhà mình không?” Anh ấy nói: “Được” mà không nghĩ nhiều về nó. Vì vậy, tôi nói ngay: “Em sẽ để họ đến nhà mình từ sáng mai.”

Tôi đã luôn hy vọng thiết lập một nhóm học Pháp tại nhà tôi, nhưng trên thực tế nó {ngôi nhà} khá nhỏ và đầy đồ đạc. Trong khi tôi đang nghĩ làm sao để giải quyết, tôi bất ngờ có cơ hội để mướn một căn hộ trong một thời gian dài. Đây là cách mà nhóm học Pháp đã được thiết lập. Đây đúng là điều mà Sư Phụ từng giảng:

“Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ; chư vị chỉ cần nguyện vọng [tu luyện] là đủ rồi. Mà chân chính làm việc ấy là sư phụ cấp cho [chư vị], chư vị hoàn toàn không làm được.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ nhất).

Chẳng phải đây là sức mạnh vĩ đại của Pháp và sự từ bi của Sư Phụ hay sao? Tôi hiểu ra rằng chừng nào những ý nghĩ của chúng ta phù hợp với Pháp, mọi thứ có thể được giải quyết.

Tôi cũng đã đối mặt với những khảo nghiệm tâm tính trong quá trình học Pháp. Có một vài học viên đọc nhanh mà không có lỗi nào, trong khi những người còn lại đọc rất chậm với nhiều lỗi và không thèm nghe khi người khác sửa giúp họ. Tôi khá khó chịu và xuống tinh thần. Tình trạng này kéo dài khá lâu. Tại sao điều này lại xảy ra? Tôi nhìn vào trong và thấy rằng đó là chấp trước của cá nhân tôi. Tôi bình tĩnh lại và phát chính niệm trợ giúp các học viên đang đọc. Thật vậy, các học viên đã không mắc lỗi nào [khi đọc] nữa. Tôi tiếp tục nhận ra rằng tu luyện Đại Pháp thực sự là nghiêm túc, và chúng ta phải chú tâm đọc từng chữ mà không mắc lỗi nào. Các học viên đều biết đằng sau mỗi chữ là vô số Phật, Đạo, Thần. Theo hiểu biết của tôi, các dấu chấm và phẩy cũng là một phần của Pháp. Không dễ để biểu thị dấu phẩy và dấu chấm khi chúng ta đang trên đà đọc Pháp. Nhưng nếu chúng ta không biểu đạt được dấu chấm hỏi, chấm dừng (chỉ có ở tiếng Trung), và dấu chấm than trong giọng đọc của chúng ta, thì tại sao Sư Phụ lại đặt chúng trong sách ngay từ đầu? Do đó, theo hiểu biết nông cạn của tôi, chúng ta nên đọc sách thật chính xác như những gì Sư Phụ đã viết.

Tôi cũng nhận thấy rằng mỗi khi nhóm chúng tôi đọc tới mục “Tu khẩu”, nó luôn là đến phiên tôi đọc, bất kể là bao nhiêu học viên có mặt ở đó. Tôi không để ý lắm tới điều đó cho tới khi tôi nhận ra rằng đó là Sư Phụ đang nhắc nhở tôi phải tu khẩu. Từ đó tôi trở nên nghiêm khắc hơn với bản thân và cố gắng không nói những gì không nên nói. Nhưng nó vẫn tiếp tục đến phiên tôi đọc đoạn văn đó. Tôi tiếp tục nhìn vào trong và cuối cùng tìm ra nguyên nhân: Tôi đã nói đùa quá nhiều. Từ khi tập luyện, tôi vẫn không nhận ra rằng đó là một chấp trước mà nên được loại bỏ. Tôi đã không nhận ra tu luyện là nghiêm túc và tôi nên hành xử với một tiêu chuẩn cao và không nên nói năng tùy tiện. Ngay khi tôi nhận ra điều đó, ít khi đến lượt tôi đọc lại đoạn đó nữa.

Theo như tôi hiểu, bất kể đoạn văn mà chúng ta đang đọc là đoạn nào, nó có tác dụng chỉ đạo cho sự tu luyện của chúng ta. Đó hoặc là nhằm vào tâm tính chúng ta hoặc là hy vọng chúng ta có một hiểu biết thâm sâu hơn về vấn đề. Tôi thăng tiến dần dần bằng cách học Pháp theo cách này. Với sự hướng dẫn của Pháp, sự giúp đỡ của các bạn đồng tu, và sự điểm hóa của Sư Phụ, tâm tính của tôi đã đề cao lên và đột phá hết khó khăn này đến khó khăn khác. Trước đây, tôi đã không thể học Pháp ở nhà hay ở nhà ai đó. Thật khó khăn cho tôi để thậm chí hình dung ra việc cứu độ chúng sinh ở những vùng quê. Nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi rõ rệt. Đây là sức mạnh vĩ đại của Đại Pháp. Tôi hiểu rằng Sư Phụ đã thấy tấm lòng của tôi, [Người đã] giúp tôi phá bỏ những chướng ngại, và an bài mọi thứ cho tôi.

Nhìn lại, tôi hiểu ra rằng, bất kể khi bạn thăng tiến hay không thì đó chính là điều mà ai cũng không thể can thiệp. Bởi vì việc chúng ta đang làm là chân chính nhất, và mỗi người trong chúng ta nên mở rộng vòng tay giúp đỡ người khác. Chìa khóa là ở chỗ liệu bạn có muốn tiến bước hay không. Những gì mà can nhiễu chỉ là những chấp trước của chúng ta, thậm chí bạn có dùng lý do này lý do khác nhằm che đậy nó. Nếu bạn muốn loại bỏ những ý nghĩ xấu, thì bạn cần có quyết tâm thật lớn và nói với chính mình: “Không ai được phép cản trở tôi; tôi chỉ muốn cứu độ chúng sinh.” Và hãy nhìn xem kết quả là gì! Điều này giống như những gì Sư Phụ từng giảng:

“Thực ra đúng là như vậy. Nếu không ngại gì thì khi về nhà chư vị hãy thử đi. Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng. Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!” (Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ chín)


Bản tiếng Hán tại: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/2/2/194698.html

Bản tiếng Anh tại: https://en.minghui.org/html/articles/2009/2/23/105048.html

Đăng ngày 28-02-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share