[MINH HUỆ 14-11-2013]
Loạt bài 8 phần này khám phá vai trò của hệ thống tư pháp Trung Quốc trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Thực tế cho thấy hệ thống tư pháp đã mất đi sự độc lập, và từ năm 1999, theo sau Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được tạo ra cho mục đích duy nhất là xóa sổ Pháp Luân Công.
Thay vì chỉnh lý những sai phạm chống lại các học viên vô tội, hệ thống tư pháp lại tích cực thi hành nhiều chính sách đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cố gắng bỏ tù các học viên vì những tội danh không liên quan.
Mục lục
Phần 1: Tổng quan
Phần 2: Ai là kẻ giật dây? Phòng 610
Phần 3: Nhiều Thẩm phán bộc lộ bản chất khi truy tố các học viên tuân thủ pháp luật
Phần 4: Các học viên bị buộc tội sai và không được xét xử công bằng
Phần 5: Bản án căn cứ theo quyết định của các quan chức tham nhũng
Phần 6: Nhiều luật sư bị ngược đãi vì đại diện cho thân chủ của họ
Phần 7: Nhiều gia đình bị trừng phạt vì thuê luật sư
Phần 8: Nhiều người ủng hộ bị bắt vì đứng lên đòi công lý
Phần 5: Bản án căn cứ theo quyết định của các quan chức tham nhũng
Các phiên xét xử học viên Pháp Luân Công đều chỉ là thủ tục và phán quyết thường được định ra từ trước. Các thẩm phán tăng hoặc giảm án tùy ý. Họ hứa hẹn sẽ rút ngắn bản án nếu các học viên đồng ý từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công và gia hạn thêm nếu họ vẫn giữ vững đức tin của mình.
Các thẩm phán đe dọa bỏ tù học viên nếu họ cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công
Bà Chu Vinh Trân, 67 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công đến từ thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Sau khi bị bắt giữ vào năm 2011, bà sớm bị cao huyết áp và đã bị đưa vào bệnh viện nhà tù tỉnh Vân Nam.
Tòa án địa phương đã tổ chức một phiên xét xử bí mật đối với bà Chu Vinh Trân ngay tại bệnh viện vào ngày 23 tháng 12 năm đó. Thẩm phán đe dọa: “Nếu bà từ bỏ việc tu luyện Pháp Luân Công, tôi sẽ chỉ phán quyết bản án quản chế và bà có thể về nhà ngay lập tức. Nhưng nếu bà vẫn tiếp tục tu luyện, tôi sẽ xử bà ba năm tù.”
Mặc dù còn có người cha già ngoài 80 tuổi cùng hai đứa cháu nhỏ, nhưng đối diện với sự đe dọa vô lý như vậy, bà Chu cũng không bao giờ có thể từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công. Không ngạc nhiên gì, bà đã bị kết án ba năm tù.
Một học viên đến từ thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã xác nhận cho trường hợp của bà Chu Vinh Trân vì ông cũng đã bị đe dọa phải chịu một bản án nặng.
Các học viên bị trừng phạt nặng hơn do tự làm chứng cho bản thân tại phiên tòa
Vài trường hợp dưới đây cho thấy hệ thống pháp luật đã tùy tiện gia tăng bản án định trước cho các học viên như thế nào chỉ vì họ tự làm chứng cho bản thân và nói với mọi người sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại phiên tòa.
1) Học viên Trương Kim Sinh đến từ huyện Thanh Nguyên, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh đã nhận ra án phạt của mình tăng từ 8 lên 13 năm tù vào tháng 10 năm 2004.
2) Học viên Tống Vệ Quyên đến từ thành phố Nam Thông tỉnh Giang Tô đã bị thêm 5 năm tù vào phán quyết 5 năm rưỡi tù ban đầu vào tháng 11 năm 2002.
3) Học viên Từ Mai Hương (tên khác là Từ Anh) đến từ thành phố Tĩnh Giang, Thái Châu, tỉnh Sơn Đông đã thấy bản án của mình bị kéo dài từ 5 thành 7 năm tù.
4) Triệu Kiến Thiết và hai anh em Trương Tôn Học, Trương Tôn Lượng đều là các học viên đến từ thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, đã bị xét xử tại tòa án quận Huyền Võ tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô vào tháng 06 năm 2003. Họ đã lần lượt bị kết án 9, 7 và 8 năm tù, nhiều hơn một năm so với bản án được định ra từ trước của họ.
5) Học viên Trương Triệu Hoa, một nhân viên đến từ chi nhánh Hải Lạp Nhĩ của cục đường sắt Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang ban đầu đã bị kết án 5 năm tù vào ngày 08 tháng 03 năm 2002. Tuy nhiên, tại phiên xét xử thứ hai, ông đã bị tăng thêm hai năm tù sau khi nói với mọi người về việc ông bị ép từ bỏ Pháp Luân Công như thế nào và sự quyết định tiếp tục tu luyện của ông ra sao.
6) Học viên Tần Diễm Thu đến từ thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô đã bị kết án nặng vì tự làm chứng cho bản thân. Thẩm phán Lưu Lương Khải thuộc tòa án thành phố Thái Thương thậm chí còn đuổi chồng và con trai cô ra khỏi phòng xử án trong quá trình xét xử.
Các tranh luận mạnh mẽ nhận phải những bản án nặng
Ngày 10 tháng 11 năm 2009, một tòa án thuộc quận Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang đã xét xử các học viên Vương Tân Xuân, Lưu Học Cương và Trọng Lệ. Các luật sư của ba học viên đã đưa ra các lập luận bào chữa đầy thuyết phục nhưng thẩm phán vẫn đưa ra những bản án nặng.
Công tố viên Hàn Kiến Lực không có câu trả lời khi được hỏi rằng tại sao cảnh sát đã không tìm thấy bất cứ đồ “cấm” nào mà học viên Vương Tân Xuân “thú nhận” sở hữu.
Hồ sơ thẩm vấn cũng có nhiều điểm đáng ngờ. Một ví dụ điển hình là bằng cách nào đó mà viên cảnh sát Tôn Vỹ Quốc đã có mặt và tiến hành thẩm vấn tại hai địa điểm khác nhau (Đồn cảnh sát Tây Sơn và Trung tâm giam giữ Kê Tây) cùng lúc. Chẳng lẽ anh ta có thuật phân thân?
Những câu hỏi mà công tố viên dành cho các luật sư đã lột trần một lớp dối trá khác. Các nhân viên Phòng 610 địa phương và Đội An ninh Nội địa đã không thể lắng nghe lâu hơn và rời đi giữa phiên tòa.
Vào cuối phiên tòa, Hàn Kiến Lực đã gợi ý cho thẩm phán Mã Lệ Bình: “Tôi nghĩ ông nên kết án họ tối thiểu 7 năm tù.”
Thẩm phán Mã đã thực sự kết án các học viên Vương Tân Xuân 9 năm tù, Lưu Học Cương và Trọng Lệ mỗi người 8 năm tù.
Ngoài ba học viên nói trên, tòa án cùng cấp cũng đã kết án nhiều hơn 10 năm tù đối với các học viên khác trong quá khứ. Học viên Phòng Hỷ Tài đến từ quận Hằng Sơn đã chịu15 năm tù và Lý Chấn Anh đến từ mỏ than Nhị Đạo Hà Tử đã lĩnh 12 năm tù.
Thẩm phán kết án học viên Thượng Đức Hưng ba năm tù vì việc thuê luật sư
Sau khi học viên Thượng Đức Hưng đến từ thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông bị bắt tại nhà vào ngày 03 tháng 05 năm 2010, gia đình đã thuê hai luật sư để bào chữa cho anh.
Tòa án đã thông báo cho luật sư Hàn vào ngày 21 tháng 08 năm 2010 rằng thân chủ của ông sẽ bị kết án vào ngày 25 mà không thông qua phiên xét xử nào.
Tuy nhiên, thẩm phán Vu Vịnh đã tới trung tâm giam giữ Đại Sơn để đọc phán quyết vào ngày 24. Ông ta nói với Thượng Đức Hưng: “Tôi đã cảnh cáo không được thuê luật sư nhưng anh không nghe. Tôi đã định tha bổng anh nhưng giờ tôi sẽ kết án anh 3 năm tù.”
Các học viên thấy mức án ban đầu gia tăng khi họ kháng cáo cho trường hợp của mình
Thông thường khi ai đó kháng cáo, trường hợp tệ nhất là tòa án cấp cao hơn sẽ giữ nguyên bản án của họ. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây cho thấy các học viên đã bị kết án nặng hơn như là kết quả của việc kháng cáo.
1) Bác sĩ đã nghỉ hưu Lưu Triệu Cầm bị tòa án Thanh Vân Phổ thuộc thành phố Nam Xương kết án 3 năm tù vào năm 2004. Sau khi bà kháng cáo cho trường hợp của mình, thẩm phán Đồ Xuân Kiến thuộc tòa án cấp cao hơn đã thêm 2 năm tù vào bản án của bà.
Cảnh sát trưởng thúc ép các tòa án buộc tội học viên
Tại phiên xét xử của tòa án thành phố Ứng Thành thuộc tỉnh Hồ Bắc vào ngày 26 tháng 09 năm 2006 đối với học viên Nhiêu Húc Dân, luật sư đã phải bào chữa cho anh là có tội dưới áp lực từ Phòng 610. Vị luật sư biết rằng Nhiêu Húc Dân vô tội nhưng đã không dám bào chữa cho anh là vô tội.
Khi trường hợp này được đưa lên tòa án trung thẩm thành phố Hiếu Cảm, tòa án này đã bác bỏ trường hợp này vài lần với lý do là không đủ bằng chứng.
Tuy nhiên, trưởng Phòng Công an thành phố Ứng Thành tên là Ân Thật đã từ chối thả Nhiêu Húc Dân. Ân Thật đã vận động Cục Công an tỉnh Hồ Bắc và đe dọa sẽ từ chức nếu Nhiêu Húc Dân không bị kết án.
Dưới sự đe dọa của Ân Thật, ba thẩm phán tại tòa án cấp cao hơn – những người bác bỏ trường hợp của Nhiêu Húc Dân, tất cả đã bị kỷ luật và không thể tham dự xét xử trường hợp của anh.
Cảnh sát đã chuyển các học viên tới trại lao động sau khi tòa án tha bổng họ
Vào ngày 10 tháng 05 năm 2000, tòa án huyện Hy Thủy thuộc tỉnh Hồ Bắc đã mở phiên tòa xét xử các học viên Dương Vân Hoa, Lâm Vĩnh Giai và Dương Thục Dung.
Các luật sư đã đưa ra một lập luận mạnh mẽ đến nỗi thẩm phán đã đồng ý rằng không ai trong số các học viên phạm luật. Tuy nhiên, ông đã phải tham khảo ý kiến cấp trên trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.
Vài tháng sau, bản án đã kết luận rằng cả ba học viên nên được thả.
Tuy nhiên, thay vào đó phòng cảnh sát đã làm ngơ và chuyển ba học viên tới các trại lao động.
Phòng 610 ép thẩm phán tuyên án nặng đối với các học viên
Tòa án Trầm Bắc Tân Khu thuộc tỉnh Liêu Ninh đã xét xử các học viên Hề Thường Hải, Vương Tố Mai, Tôn Ngọc Thư, Hoắc Đức Phúc hai lần vào ngày 01 và ngày 09 tháng 12 năm 2008. Sau đó, Vương Tố Mai đã bị kết án 10 năm tù, Hề Thường Hải 11 năm tù, Tôn Ngọc Thư 8 năm tù và Hoắc Đức Phúc 6 năm tù.
Theo những người làm trong hệ thống tư pháp địa phương, trưởng Phòng 610 mới là Tôn Vĩnh Cương đã đứng sau những bản án nặng này. Học viên Vương Tố Mai từng trực tiếp yêu cầu ông ta thả hết các học viên và ông ta đã cảm thấy bị xúc phạm: “Tôi sẽ kết án bà 10 năm tù.” Quả thật thẩm phán đã phải theo lệnh của ông ta.
Các bản án thậm chí được quyết định trước khi diễn ra xét xử
Trong khi đang trò chuyện với nhau tại một ngôi nhà thuộc thị trấn Tiểu Hán, thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 21 tháng 10 năm 1999, một nhóm gồm 21 học viên đã bị báo cáo và bị cảnh sát bắt ngay sau đó.
Vì các học viên đến từ các tỉnh khác nhau, trường hợp này đã được gán cho cái tên “Vụ án về tổ chức Pháp Luân Công liên tỉnh tại Tứ Xuyên” và nhận được sự quan tâm sát sao của các lãnh đạo cấp cao, bao gồm La Cán – cựu trưởng Phòng 610 ở cấp trung ương.
Ba học viên Trang Khanh (đến từ thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông), Trần Thác Vũ (đến từ thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu) và Dư Ngọc Phương (đến từ thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên) đã bị xét xử tại tòa án thành phố Quảng Hán vào ngày 05 tháng 07 năm 2000.
Tình cờ ai đó đã nhìn thấy hai tài liệu mật liên quan đến ba học viên.
Tài liệu thứ nhất là một đơn từ tòa án thành phố Quảng Hán thỉnh cầu tòa án trung thẩm thành phố Đức Dương và tòa án cấp cao tỉnh Tứ Xuyên phê duyệt việc kết tội ba học viên và các bản án được đề xuất cho họ (Trang Khanh 5 năm tù; Trần Thác Vũ 3 năm tù và Dư Ngọc Phương 3 năm tù).
Tài liệu thứ hai là phản hồi từ hai tòa án cấp cao hơn, đều phê chuẩn các phán quyết của tòa án cấp dưới với một vài sửa đổi. Tòa án cấp cao hơn đã giữ nguyên mức án của Dư Ngọc Phương nhưng giảm mức án của Trang Khanh xuống còn 4 năm tù và tăng mức án của Trần Thác Vũ lên 3 năm rưỡi tù.
Dù phiên tòa đến tận ngày 05 tháng 07 năm 2000 mới diễn ra, nhưng phản hồi từ các tòa án cấp cao hơn đã có từ ngày 29 tháng 06 năm 2000.
Tòa án cấp cao hơn đã bác bỏ đơn khiếu nại của bị đơn thậm chí trước khi cô xuất trình thủ tục giấy tờ
Vào ngày 27 tháng 03 năm 2006, tòa án quận Diêm Đô thuộc thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô đã kết án học viên Mâu Bình đến từ thành phố Phụ Ninh ba năm rưỡi tù.
Cô Mâu Bình đã đệ đơn kháng án tới tòa án trung thẩm thành phố Diêm Thành vào ngày 06 tháng 04 năm 2006 và ngay lập tức nhận được trả lời. Phán quyết nhận được từ trung tâm giam giữ Phụ Ninh gửi tới cô cho thấy tòa án cấp cao hơn đã bác bỏ đơn kháng án của cô vào ngày 28 tháng 03 năm 2006.
Không thông qua cơ quan hợp pháp, trong vòng 10 ngày cảnh sát “kết án” các học viên tới trại lao động cưỡng bức và nhà tù
Tòa án quận Chấn Hưng tại thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh đã mở một phiên xét xử hai học viên Thiệu Trường Phân và Thiệu Trường Hoa vào ngày 24 tháng 12 năm 2010, hai luật sư tới từ Bắc Kinh đã biện hộ cho họ vô tội.
Suốt gần hai tiếng bào chữa, các luật sư đã chỉ ra một vấn đề quan trọng: cảnh sát địa phương đã hai lần tăng mức phạt của thân chủ họ trong chưa đến 10 ngày mà không có bất cứ thẩm quyền pháp lý nào.
Các học viên có 15 ngày giam giữ hành chính khi bị bắt. Tuy nhiên, sáu ngày sau, cảnh sát đã thay đổi hình phạt của họ thành một năm rưỡi lao động cưỡng bức và chuyển họ đến trung tâm giam giữ Đan Đông. Chỉ hai ngày sau đó, bản án của họ đã tăng mức độ thành án tù.
Khi hỏi rằng liệu cảnh sát có quyền kết án người khác vào trại lao động hoặc nhà tù hay không, công tố viên đã không dám đưa ra một câu trả lời chắc chắn và thay vào đó là giữ im lặng.
Vợ bị buộc tội sai nhưng chồng không có nơi để kháng án
Học viên Lý Diễm Bình đến từ làng Hậu Tuyền Phường, huyện Lai Nguyên, tỉnh Hà Bắc. Vào chiều ngày 13 tháng 10 năm 2006, hai cảnh sát viên là Bạch Thụ Điền và Trương Phương đến từ đồn cảnh sát huyện Lai Nguyên đã bắt cô tại nhà và đưa cô đến trung tâm giam giữ huyện Lai Nguyên.
Khi tòa án quận Lai Nguyên xét xử Lý Diễm Bình vào ngày 25 tháng 01 năm 2007, thẩm phán chỉ đồng ý trình bày bằng chứng chống lại cô và hoàn toàn cấm cô tự làm chứng hoặc gọi nhân chứng.
Chồng của Lý Diễm Bình là Trương Diễm Lượng đã đệ đơn khiếu nại tới Viện kiểm sát quận Lai Nguyên và tòa án quận Lai Nguyên nhưng cả hai đơn vị trên đã từ chối nghe về trường hợp này.
Trương Diễm Lượng liền tới Ủy ban Kỷ luật Viện kiểm sát nhưng đã được chỉ đến đồn cảnh sát, nơi mà hướng dẫn anh đến thỉnh nguyện tại Văn phòng kháng cáo chính quyền quận, tại đó anh lại bị chỉ về tòa án quận.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/14/中共法庭现形记之十-根据迫害需要任意判刑-282651.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/18/144484.html
Đăng ngày 16-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.