Bài viết của các phóng viên Minh Huệ từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-01-2014] Tiếp theo Phần 1: https://vn.minghui.org/news/47936-xu-huong-va-thong-ke-cac-truong-hop-buc-hai-nam-2013.html

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp Trung Quốc trong năm 2013. Các phương thức bức hại bao gồm khám nhà bất hợp pháp, bắt cóc tống tiền, cầm tù, giam hãm trong các trại lao động cưỡng bức, tra tấn, bịa đặt tội danh, tra hỏi bức cung và kết án tù mà không có bằng chứng phạm tội. Khi hệ thống trại lao động cưỡng bức tai tiếng bị đóng cửa trên danh nghĩa thì Phòng 610 vẫn sử dụng các trung tâm giam giữ và tẩy não bất hợp pháp để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Đây là báo cáo tổng quan về cuộc đàn áp trong năm 2013 dựa trên dữ liệu lấy từ trang web Minghui.org vào ngày 03 tháng 01 năm 2014

Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, những thông tin sau đã được báo cáo:

  • 108 học viên Pháp Luân Công được xác nhận trong năm 2013 rằng đã qua đời do bức hại, trong đó có 74 người mất trong năm 2013 và 34 người mất trước năm 2013.
  • Ít nhất 4.942 học viên đã bị công an bắt cóc
  • Ít nhất 16 học viên đã bị giam cầm bất hợp pháp trong các trại lao động cưỡng bức
  • Ít nhất 737 học viên đã bị bắt giữ để Phòng 610 tẩy não
  • Ít nhất 796 học viên đã bị xét xử và kết án tù bất hợp pháp

Nói cách khác, trong năm 2013 thì trung bình:

  • Mỗi tháng có 6 học viên qua đời do bức hại
  • Cứ hai ngày thì có 27 học viên bị bắt giữ
  • Mỗi ngày có 2 học viên bị đưa đến các trung tâm tẩy não
  • Cứ 6 ngày thì có 12 học viên bị kết án hoặc xét xử

Con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều so với những gì được xác nhận do khó khăn của việc đưa thông tin ra ngoài Trung Quốc. Dữ liệu thuộc bài viết này chỉ là một phần nhỏ của những gì đã xảy ra trong năm 2013.

Mục I. 108 trường hợp tử vong mới do cuộc bức hại

1. 74 học viên Pháp Luân Công đã qua đời do bị bức hại trong năm 2013

Hình 1. Phân bố độ tuổi của các học viên Pháp Luân Công qua đời do bị bức hại trong năm 2013.

(Nguồn: Minghui.org)

Hình 2. Phân bố giới tính của các học viên Pháp Luân Công qua đời do bị bức hại trong năm 2013.

(Nguồn: Minghui.org)

Trong 74 học viên đã qua đời tại 21 tỉnh hoặc các thành phố tự trị trong năm 2013 thì có 8 người ở tỉnh Sơn Đông, 7 người ở Liêu Ninh, 5 người ở Cát Lâm, 5 người ở Hắc Long Giang, 6 người ở Tứ Xuyên, 5 người ở Hà Bắc, 5 người ở Bắc Kinh, 4 người ở Hà Nam, 4 người ở Quảng Đông, 4 người ở Vân Nam, 3 người ở Hồ Nam, 3 người ở An Huy, 3 người ở Giang Tô, 3 người ở Nội Mông, 2 người ở Hồ Bắc, 2 người ở Thượng Hải, 1 người ở Sơn Tây, 1 người ở Cam Túc, 1 người ở Giang Tây, 1 người ở Thanh Hải và 1 người ở Quý Châu.

Hình 3. Ảnh của một số học viên Pháp Luân Công đã qua đời do cuộc đàn áp trong năm 2013 (Nguồn: Minghui.org). Bao gồm (lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới): Đơn Mộc Chi (Giang Tây), Đặng Hoài Dĩnh (Bắc Kinh), Lưu Vinh Hương (Hắc Long Giang), Tương Chiếu Phương (Hà Nam), Tăng Hải Kỳ (Hồ Nam), Ngô Thụ Diễm (Liêu Ninh), Lôi Kim Hương (Tứ Xuyên), Vương Minh Vân (Sơn Đông), Lưu Tân Lan (Hồ Bắc), Đỗ Văn Phúc (Hắc Long Giang), Lưu Chiêm Dư (Nội Mông), Ngô Thụy Tường (Hà Bắc), Trương Phúc Anh (Quảng Đông), Tiễn Pháp Quân (Sơn Đông), Quách Ba Cầm (Hồ Nam), Tương Thúy Bình (An Huy), Lưu Thục Hoa (Sơn Đông), Dương Trung Cảnh (Chiết Giang), Diêm Tông Phương (Tứ Xuyên), Trần Liên Phương (Quảng Đông), Lý Tân Bằng (Bắc Kinh), Tào Tĩnh Vũ (Hồ Bắc), Triệu Bân (Thượng Hải).

2. Thông tin mới ghi nhận: 34 học viên đã qua đời trước năm 2013 do cuộc bức hại

Thông tin mới ghi nhận đối với các trường hợp của 34 học viên đã qua đời trước năm 2013 do cuộc đàn áp bao gồm 15 học viên nam và 19 học viên nữ liên quan đến 18 tỉnh hoặc các thành phố tự trị.

Hình 4. Một số học viên mới ghi nhận là đã qua đời trước năm 2013 do cuộc đàn áp (Nguồn: Minghui.org). Bao gồm (lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới): Hoàng Viên Nhiên (Quảng Tây), Sử Phượng Chi (Sơn Đông), Tống Mỹ Lan (Quý Châu), Vương Minh Lễ (Sơn Đông), Trần Bách Hợp (Hà Bắc), Ngụy Triều Hải (Tứ Xuyên), Vương Ngũ Huy (Hồ Nam), Trương Tây Hồng (Liêu Ninh).

3. Nguyên nhân tử vong

Trong số 74 học viên qua đời vào năm 2013, 13 trường hợp là do tổn thương bởi việc giám sát trường kỳ, sách nhiễu, de dọa, tịch thu tài sản bất hợp pháp; 32 trường hợp là do bị tra tấn đến chết trong nhà tù; 14 trường hợp qua đời trong các trại lao động cưỡng bức; 6 trường hợp bị tra tấn đến chết trong các trung tâm tẩy não và 9 trường hợp qua đời bởi sự bức cung của cảnh sát hoặc các trung tâm giam giữ (Hình 5).

Hình 5. Nguyên nhân tử vong của các học viên đã mất do cuộc đàn áp trong năm 2013 (Nguồn: Minghui.org)

Mục II. 4.942 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc trong năm 2013

1. Phân bố số lượng của 4.942 học viên bị bắt cóc hàng tháng

Việc bắt cóc các học viên diễn ra hàng ngày ở Trung Quốc và được tiến hành bởi công an, nhân viên chính phủ hoặc các mật vụ. Trong năm 2013, ít nhất 4.942 học viên đã bị bắt cóc (Hình 6). Phân bố số lượng hàng tháng được thể hiện trong Hình 6.

Hình 6. Phân bố số lượng các học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát của ĐCSTQ, nhân viên chính phủ hoặc các mật vụ bắt cóc (Nguồn: Minghui.org)

2. Phân bố theo vùng của các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc

Các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc trong năm 2013 ở tất cả các tỉnh, khu vực hoặc thành phố tự trị ngoại trừ Tây Tạng (Hình 7).

Hình 7. Phân phối theo khu vực của các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc trong năm 2013 (Nguồn: Minghui.org)

Trong số các học viên bị bắt cóc trong năm 2013 thì 633 người ở tỉnh Liêu Ninh; 588 người ở Sơn Đông, 418 người ở Cát Lâm; 417 người ở Hắc Long Giang; 403 người ở Hà Bắc; 359 người ở Tứ Xuyên và 243 người ở Hồ Bắc. Từ dữ liệu trên, chúng ta có thể thấy cứ hai ngày lại có 27 học viên bị bắt cóc tại Trung Quốc.

3. Phân bố cấp thành phố (các thành phố chính, không bao gồm các thành phố tự trị) của các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc

Bắt giữ các học viên Pháp Luân Công chia theo thành phố – 2013
(Không bao gồm “thành phố trực thuộc” như Bắc Kinh)

Hình 8. Phân bố cấp thành phố (các thành phố chính, không bao gồm các thành phố tự trị) của các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc (Nguồn: Minghui.org)

Hình 8 đã chỉ ra số lượng các học viên bị bắt cóc. Nhiều nhất đến từ Thẩm Dương, xếp sau là Trường Xuân, Thành Đô, Đại Liên, Cát Lâm, Duy Phường, Cáp Nhĩ Tân, Võ Hán, Từ Châu, Côn Minh, Thạch Gia Trang, Tề Tề Cáp Nhĩ, Đường Sơn, Lâm Nghi, Thanh Đảo, Cẩm Châu, Triều Dương. Trong 20 thành phố có số lượng các học viên bị bắt cóc cao nhất thì 9 thành phố ở Đông Bắc Trung Quốc, 4 ở phía Đông Trung Quốc, 4 ở phía Bắc Trung Quốc, 1 ở trung tâm Trung Quốc, và 2 ở phía Tây Nam Trung Quốc.

Mục III. Tổng quan về các học viên bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức hoặc bị kết án tù

Hình 9 đã cho thấy số lượng các học viên Pháp Luân Công bị đưa đến trại lao động cưỡng bức hoặc bị kết án tù thông qua những phiên xét xử trái phép trong năm 2013. Ít nhất 16 người đã bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức. Ít nhất 796 người đã bị kết án tù.

Hình 9. Số lượng học viên Pháp Luân Công bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức hoặc bị kết án tù (Nguồn: Minghui.org)

1. 16 học viên Pháp Luân Công bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức

Có tổng số 16 học viên đã bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức trong năm 2013. Trong số đó có 6 người ở Bắc Kinh, 3 người ở Sơn Đông, 3 người ở Quảng Đông, 2 người ở Hồ Bắc, 1 người ở Hắc Long Giang và 1 người ở Cát Lâm.

2. 796 học viên bị kết án tù

796 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù trong năm 2013 đến từ 28 tỉnh hoặc các thành phố tự trị trừ Tây Tạng, Thanh Hải, Quảng Tây (Hình 10). Ít nhất 19 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án 10 năm tù hoặc lâu hơn.

Hình 10. Phân phối theo khu vực các học viên Pháp Luân Công bị kết án tù trong năm 2013 (Nguồn: Minghui.org)

Hình 10 cho thấy tỉnh Liêu Ninh có số lượng các học viên bị kết án tù trong năm 2013 cao nhất (129 người), xếp sau là Tứ Xuyên, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Sơn Đông, Hà Bắc, Quảng Đông, Hà Nam, Giang Tô, Hồ Nam, Sơn Tây, Thượng Hải, Cam Túc, Vân Nam và Chiết Giang.

Hình 11 cho thấy phân bố về thời hạn giam giữ của 484 trường hợp bị kết án tù bất hợp pháp: 333 trường hợp (69%) bị kết án 4 năm tù hoặc thấp hơn; 110 trường hợp (23%) là từ 5 đến 7 năm tù; 41 trường hợp (8%) bị kết án tới 8 năm tù hoặc lâu hơn.

Hình 11. Thời hạn giam giữ của 484 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù bất hợp pháp trong năm 2013 (Nguồn: Minghui.org)

Mục IV. Tổng quan về các học viên Pháp Luân Công phải chịu các phiên tẩy não của Phòng 610

1. 737 học viên Pháp Luân Công phải chịu sự tẩy não trong năm 2013

Ít nhất 737 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc đến các trung tâm tẩy não, nơi họ bị ép phải từ bỏ niềm tin của mình. Trong số họ, có 20 người đã bị bắt đi vào tháng 01, 5 người vào tháng 02, 27 người vào tháng 03, 49 người vào tháng 04, 78 người vào tháng 05, 56 người vào tháng 06, 95 người vào tháng 07, 96 người vào tháng 08, 73 người vào tháng 09, 128 người vào tháng 10, 77 người vào tháng 11 và 33 người vào tháng 12 (Hình 12).

Hình 12. Tổng quan về các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc để tẩy não trong năm 2013 (Nguồn: Minghui.org)

2. 157 phiên tẩy não tại 27 tỉnh trong năm 2013

Các Phòng 610 tại 27 tỉnh đã tổ chức tổng cộng 157 phiên tẩy não, thường kéo dài trong nhiều ngày. Trong tổng số 157 phiên tẩy não được biết, có 24 phiên diễn ra ở tỉnh Sơn Đông, 17 ở Hồ Bắc, 13 ở Hắc Long Giang, 12 ở Cát Lâm, 10 ở Hà Bắc, 9 ở Tứ Xuyên, 9 ở Hồ Nam, 8 ở Giang Tô, 8 ở Bắc Kinh, 6 ở Quảng Đông, 6 ở Hà Nam, 5 ở Trọng Khánh, 4 ở Liêu Ninh, 5 ở Nội Mông, 5 ở Thiểm Tây, 3 ở Tân Cương, 2 ở Quảng Tây, 2 ở Thượng Hải, 2 ở Cam Túc, 1 ở An Huy, 1 ở Quý Châu, 1 ở Hải Nam, 1 ở Giang Tây, 1 ở Sơn Tây, 1 ở Vân Nam và 1 ở Chiết Giang (Hình 13).

Hình 13. Phân bố về khu vực của các phiên tẩy não do Phòng 610 tổ chức trong năm 2013 để ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của họ (Nguồn: Minghui.org)

Dựa trên dữ liệu được cung cấp, có thể thấy cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra nghiêm trọng nhất tại những tỉnh sau: Liêu Ninh, Sơn Đông, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc và Tứ Xuyên, xếp sau là Hà Nam, Giang Tô, Hồ Nam, Hồ Bắc và Quảng Đông.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/9/2013年-迫害与恶报(上)-285456.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/17/144447.html

Đăng ngày 23-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share