[MINH HUỆ 19-08-2013] Một số trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc Đại lục đang trong quá trình hoặc vừa mới bị giải thể. Ví dụ như trại lao động cưỡng bức Tân An ở Bắc Kinh, trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh và trại lao động cưỡng bức Tây Đại Doanh Tử ở thành phố Triều Dương tỉnh Liêu Ninh đã thả những người bị giam giữ, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như đã thừa nhận rằng việc bãi bỏ hệ thống trại lao động cưỡng bức và hành vi giam giữ không thông qua xét xử cuối cùng cũng xảy ra. Tuy nhiên, nhiều học viên Pháp Luân Công không bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức đã bị bắt bất hợp pháp tới các trung tâm tẩy não và nhà tù. Các trung tâm tẩy não giới hạn quyền tự do cá nhân và đàn áp người dân theo một cách bí mật hơn dưới vỏ bọc gọi là “giáo dục pháp luật”.

Trong 14 năm, các trại lao động cưỡng bức đã được chế độ Trung Cộng dùng như một cơ quan chính để giam giữ và đàn áp các học viên Pháp Luân Công, cũng như những nhóm người khác mà họ phải chịu tra tấn tàn bạo và lao động khổ sai. Sau đây là một phân tích ngắn về các hoạt động của các trại lao động cưỡng bức này.

Thay vì trại lao động cưỡng bức, ĐCSTQ đưa các học viên Pháp Luân Công đến các trung tâm tẩy não và nhà tù

Trong nửa đầu năm 2013, lượng người bị kết án tù hoặc vào các trung tâm tẩy não cao hơn 45 lần so với số người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Việc giải thể các trại lao động cưỡng bức đã không làm giảm đi sự đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công. Gần đây, số lượng học viên bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não hoặc nhà tù đã gia tăng hơn nhiều so với số lượng bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Biểu đồ dưới đây dựa trên “Bản thống kê tình trạng đàn áp trong nửa đầu năm 2013” của trang web Minh Huệ.

Trong nửa đầu năm 2013, có 445 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt vào tù, 186 người bị đưa đến các trung tâm tẩy não, như vậy tổng số là 631, cao hơn 45 lần so với số lượng bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức.

Lấy tỉnh Quảng Đông làm ví dụ, số lượng người đã bị xét xử và bắt giam trái phép giữa tháng 01 và tháng 07 năm 2013 đã cao hơn rất nhiều so với số lượng bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức.

Trong suốt khoảng thời gian này, chỉ có hai học viên đã bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức, nhưng chín người đã bị đưa đến các trung tâm tẩy não và mười người khác bị bỏ tù, bao gồm một công dân 80 tuổi. Thời hạn giam giữ dài nhất là tám năm. Tòa án đã xét xử một cách vội vàng thái quá đối với 22 người mà không có bất kỳ bằng chứng xác đáng nào.

Ở Thạch Gia Trang, số học viên bị bỏ tù, đưa đến các trung tâm tẩy não hoặc các trại lao động cưỡng bức gia tăng một cách đều đặn từ năm 2008 đến năm 2012.

Dựa trên sự phân tích các dữ liệu nhận được trên khắp Trung Quốc cho thấy ĐCSTQ đã thay đổi phương thức đàn áp các học viên Pháp Luân Công nhưng cuộc đàn áp về bản chất là không thay đổi.

Tự do cá nhân trong các trung tâm tẩy não bị hạn chế hơn so với các trại lao động cưỡng bức

Các trung tâm tẩy não hoạt động dưới cái nhãn là “giáo dục pháp luật” hay “lớp học tập”; thực tế có một số đã được thành lập từ các trại lao động cưỡng bức.

Phòng 610 là một tổ chức bất hợp pháp được thành lập vào ngày 10 tháng 06 năm 1999 bởi chế độ Giang Trạch Dân nhằm mục đích duy nhất là đàn áp Pháp Luân Công. Các nhân viên Phòng 610 trên khắp Trung Quốc đã thiết lập các trung tâm tẩy não dưới vỏ bọc “giáo dục pháp luật” để giam giữ các học viên địa phương cũng như những người được thả từ các trại lao động cưỡng bức và nhà tù nhằm bắt họ từ bỏ niềm tin của mình.

Trong nửa đầu năm 2013, Phòng 610 ở 19 tỉnh, khu vực hay thành phố đã quản lý các trung tâm tẩy não để đàn áp các học viên với tổng số 82 trung tâm như vậy ở nhiều cấp khác nhau. Các học viên bị đưa đến những trung tâm này phải chịu bức hại và bị bắt đóng “học phí”.

(Nguồn: “Bản thống kê tình trạng đàn áp trong nửa đầu năm 2013” của trang web Minh Huệ)

Các học viên bị đưa tới trung tâm tẩy não không thông qua thủ tục nào

Luật Hình sự của ĐCSTQ quy định tại Điều 3 như sau: Một hành vi bị pháp luật coi là bất hợp pháp thì nó phải bị điều tra và định tội dựa theo quy định của pháp luật; khi một hành vi không có điều luật nào quy định là phạm pháp thì sẽ không bị điều tra và định tội giống như một hành vi bất hợp pháp (viết tắt của: các hành vi bị luật pháp cho là phạm pháp). Theo Điều 9 của luật “Xử phạt hành chính” tại Trung Quốc: Xử phạt hành chính giới hạn tự do cá nhân chỉ có thể được thiết lập thông qua luật pháp. Chúng tôi hoàn toàn lên án hệ thống trại lao động cưỡng bức thông qua tham khảo các văn bản pháp luật và thủ tục cần thiết. Các trung tâm tẩy não phạm tội ác nhiều hơn về khía cạnh bắt giam người dân mà không có bất cứ thủ tục hợp pháp cũng như sự phê chuẩn từ một cơ quan an ninh công khai nào.

Các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại các trung tâm tẩy não giống như ở các trại lao động cưỡng bức

Hầu hết nhân viên của trung tâm tẩy não là các cảnh sát mặc thường phục. Những trung tâm này thường được bố trí giống như nhà khách với tivi và máy điều hòa. Tuy nhiên họ sử dụng các biện pháp tra tấn giống nhau để bắt các học viên chuyển hóa, bao gồm cấm ngủ, bức hại thân thể, đánh đập, ngược đãi, đe dọa, v.v. Mặc dù không mang theo dùi cui hoặc còng tay, nhưng họ có thể tra tấn theo nhiều phương pháp khác nhau như làm nghẹt thở bằng nước, rượu hoặc không cho phép sử dụng nhà vệ sinh.

ĐCSTQ giải thể các trại lao động cưỡng bức nhưng vẫn còn các phiên xét xử giả tạo đối với các học viên Pháp Luân Công

Cuộc đàn áp kéo dài 14 năm đối với các học viên Pháp Luân Công là không có cơ sở pháp lý. Các học viên thường bị đưa ra xét xử với những cáo buộc sai trái và bằng chứng giả tạo. Theo luật, công dân có quyền tự do ngôn luận để làm tài liệu nói rõ sự thật, nhưng trong nhiều năm qua họ đã bị ĐCSTQ bắt giữ chỉ đơn giản vì hành động này. Hiện nay, ngày càng có nhiều luật sư đang bước ra để bảo vệ các học viên Pháp Luân Công.

Học viên Khâu Lập Anh đến từ Thạch Gia Trang đã bị giam giữ hai năm và sáu tháng trong tù, bị buộc tội “tiết lộ bí mật nhà nước”, chỉ đơn giản vì cô đã phân phát các tài liệu mà đã được lưu hành rộng rãi trên Internet. Học viên Cổ Chí Giang cũng đến từ Thạch Gia Trang đang phải đối mặt với tòa án vì việc tham gia hỗ trợ nhiều học viên Pháp Luân Công. Có rất nhiều các trường hợp tương tự trên khắp Trung Quốc. Cảnh sát và các phòng an ninh nội địa tiến hành giám sát, theo dõi hoạt động của các học viên, sau đó ngụy tạo các cáo buộc để chống lại những người mà họ muốn bắt giữ, đưa ra bằng chứng giả và kết án tù bất hợp pháp đối với học viên.

Việc giải thể các trại lao động cưỡng bức chỉ là hình thức bề ngoài, nhiều hình thức bức hại vẫn còn phổ biến bao gồm sách nhiễu và giám sát. ĐCSTQ đã tạo ra một bầu không khí sợ hãi ở Trung Quốc. Nhiều học viên là đối tượng bị sách nhiễu, đe dọa và giám sát tại nhà, gây ra áp lực tâm lý và thiệt hại lớn.

Một vài học viên trước đó đã chịu đủ thứ bệnh nhưng đều được chữa khỏi thông qua việc tu luyện Pháp Luân Công. Dưới sự đàn áp và bầu không khí khủng bố, họ đã bị tái phát bệnh và qua đời.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/9/劳教所解散-中共仍在犯罪(图)-277906.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/17/142065.html

Đăng ngày 15-11-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share