[MINH HUỆ 18-07-2013]
Bối cảnh
Các trại lao động cưỡng bức đã trở thành công cụ chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong suốt 14 năm qua. Người dân Trung Quốc có thể bị gửi đến các trại lao động cưỡng bức mà không thông qua xét xử hay tuyên án chính thức. Nó đơn thuần chỉ là dựa trên các phán quyết của nhà cầm quyền. Điều kiện trong các trại này là rất khắc nghiệt và thường liên quan đến lao động khổ sai, tẩy não và tra tấn.
Liên Hợp quốc và nhiều tổ chức nhân quyền đã công khai lên tiếng chỉ trích hệ thống trại lao động ở Trung Quốc, cái mà chế độ Trung Cộng gọi một cách hoa mỹ là laogang hay “cải tạo thông qua lao động”.
Cho đến nay, website Minh Huệ Net đã công bố các báo cáo về 25.411 trường hợp bị cưỡng bức lao động và 11.597 trường hợp bị bỏ tù kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công chính thức bắt đầu vào năm 1999.
Cần chú ý rằng những con số thống kê này chỉ được tổng hợp dựa trên các báo cáo mà Minh Huệ Net nhận được. Mọi người cũng đều biết rằng còn có rất nhiều, rất nhiều các trường hợp khác chưa được báo cáo do nạn nhân sợ rằng nếu lên tiếng thì họ và gia đình của họ sẽ bị trả thù. Bên cạnh đó, “Phòng hỏa Trường thành”, một chương trình kiểm duyệt Internet của Trung Quốc, rất thành công trong việc phong tỏa các báo cáo khỏi việc rò rỉ.
Khảo sát thống kê
Các thống kê cho thấy số lượng các trại tạm giam tập trung lớn nhất ở vùng Đông Bắc (bao gồm tỉnh Hắc Long Giang, Thẩm Dương và Cát Lâm) cùng các tỉnh Hà Bắc và Sơn Đông, sau đó là các tỉnh Tứ Xuyên và Hồ Bắc.
Nhiều trại lao động đã trở nên khét tiếng vì mức độ tàn bạo mà các học viên ở trong đó đã từng trải qua. Chúng bao gồm: Trại lao động Mã Tam Gia (tỉnh Liêu Ninh), Vương Thôn (tỉnh Sơn Đông), Cao Dương (tỉnh Hà Bắc), Vạn Gia (tỉnh Hắc Long Giang), Hắc Chủy Tử (tỉnh Cát Lâm) và nhiều trại lao động khác.
Số trường hợp được báo cáo nhiều nhất là vào năm 2001, vào năm mà chế độ cộng sản dàn dựng màn kịch tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn. Chiến dịch đàn áp vẫn tiếp tục leo thang cho đến hết năm 2004, và có dấu hiệu đi xuống vào năm 2005.
Khi những nỗ lực phơi bày sự tàn bạo [của chế độ Trung Công] trở nên phổ biến hơn, và đặc biệt là sau khi cuốn sách Thu hoạch Đẫm máu được xuất bản vào năm 2006, số lượng các trại lao động đã giảm xuống.
Hệ thống trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc bắt đầu vào những năm 1950 khi chế độ cộng sản phát động chiến dịch đàn áp trên diện rộng với giới trí thức và bất cứ ai có quan điểm khác biệt với tư tưởng của Đảng.
Hệ thống trại lao động đã được ĐCSTQ tái sử dụng nhiều lần trong vô số các chiến dịch đàn áp chính trị sau này của nó. Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã một lần nữa đem lại cho hệ thống trại lao động cưỡng bức này cơ hội được hoạt động hết công suất.
Pháp Luân Công dạy Chân, Thiện và Nhẫn. Nó dạy một người không đánh lại khi bị đánh, đặt lợi ích của người khác lên trước lợi ích cá nhân, và không bao giờ dùng đến bạo lực, thù hận hay giận dữ. Do đó chế độ thấy dễ làm hại các học viên hơn so với các nhóm “đấu tranh” trước đó (Quan điểm chủ đạo của học thuyết Macxit là để duy trì quyền lực tuyệt đối, nhà nước luôn luôn phải “đấu tranh” chống lại một nhóm nào đó trong xã hội; kiểu như “kẻ thù của thập kỷ”). Do bị xem là đối tượng dễ làm tổn thương, các học viên thậm chí đã bị ngược đãi tàn nhẫn và khốc liệt hơn so với các nhóm trước đó. Tội lỗi duy nhất của những học viên này là niềm tin của họ vào Pháp Luân Công và nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, cũng như những nỗ lực của họ trong việc phơi bày cuộc bức hại tàn bạo này. Một vài người thậm chí đã bị gửi đến trại lao động bốn, năm lần.
Lao động nặng nhọc là phần chính của trại lao động. Công việc ở đó thường xuyên căng thẳng và phải tiếp xúc với các nguyên vật liệu độc hại cũng như vô số rủi ro trong lao động. Bảo hộ an toàn nếu có cũng rất hiếm hoi.
Những học viên từ chối lao động hay không có khả năng hoàn thành khối lượng công việc nặng nhọc thường bị tra tấn, tẩy não, hay nói cách khác là bị ngược đãi và lạm dụng. Khoản lợi nhuận bất chính béo bở từ các thủ đoạn lao động khổ sai được chia chác với các cơ quan thực thi pháp luật khác.
Vào tháng 01 năm nay, chế độ Trung Quốc đã ra thông báo sẽ cải tổ hoặc đóng cửa hệ thống trại lao động cưỡng bức. Kể từ đó, nhiều trại lao động đã bắt đầu phóng thích các học viên Pháp Luân Công. Ví dụ, nhiều học viên bị giam giữ trong trại lao động Tân An đã được thả tự do vào ngày 05 tháng 07 năm 2013. Trại lao động Nữ Bắc Kinh cũng bắt đầu thả các học viên vào tháng 05 năm 2013, và cho đến nay hầu như không còn học viên nào bị giam giữ tại đó. Trại lao động Tây Đại Doanh Tử ở thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh gần đây cũng đã phóng thích hơn 10 học viên.
Kết luận
Các trường hợp được nêu ra trong báo cáo này chỉ giới hạn với những trường hợp đã vượt qua được sự phong tỏa thông tin. Trên thực tế, chế độ cộng sản xem những chi tiết của cuộc bức hại như bí mật quốc gia và thực hiện mọi nỗ lực có thể để che đậy chúng. Minh Huệ Net là đơn vị chuyên thu thập những thông tin như thế, đưa nó ra công chúng và nâng cao nhận thức [của người dân] về nó. Những báo cáo toàn diện và đáng tin cậy của Minh Huệ Net là nguồn tư liệu quý giá cho các cơ quan chính phủ, cũng như các tổ chức và cá nhân.
Thông tin đóng cửa hệ thống trại lao động không nhất thiết đồng nghĩa với việc chế độ cộng sản sẽ chấm dứt sự tàn bạo của nó với những công dân vô tội. Nói đúng hơn, nó được xem như một chiến thuật để giảm bớt sự căng thẳng trong nước và những chỉ trích quốc tế về việc lạm dụng các trại lao động. Trong khi số lượng tù nhân trong các trại lao động gần đây đã giảm xuống, bằng chứng lại cho thấy chế độ đã gửi nhiều học viên hơn vào tù và các trung tâm tẩy não.
Nói cách khác, cuộc đàn áp vẫn tiếp tục mặc dù các thủ đoạn được sử dụng có lẽ đã thay đổi.
Sự ủng hộ và những nỗ lực liên tục là cần thiết để phơi bày chi tiết hơn về cuộc bức hại, bao gồm hệ thống trại lao động. Khi nhiều người hơn nữa nhận thức được về mức độ sâu và rộng của cuộc bức hại, chế độ cộng sản chắc chắn sẽ tiến gần hơn đến việc phải đối mặt với công lý vì tất cả những gì nó đã làm.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/18/十四年来遭中共劳教法轮功学员案例统计图表-276846.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/21/141159.html
Đăng ngày 28-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.